Tag

1001 cách xử phạt với hành vi xả rác

Nhìn ra thế giới 10/02/2017 11:15
aa
TTTĐ - Nhiều quốc gia trên thế giới đang tăng cường xử phạt các hành vi sai trái của người dân ở nơi công cộng như xả rác bừa bãi, khạc nhổ hay tiểu bậy. Phạt nặng đi kèm lao động công ích

1001 cách xử phạt với hành vi xả rác

Phạt nặng đi kèm lao động công ích

Singapore được xem là một trong số những quốc gia quyết liệt áp dụng những hình phạt nghiêm khắc đối với những người xả rác bừa bãi. Theo luật pháp nước này, mức phạt tối đa đối với những người phạm tội xả rác là 2.000 SGD (khoảng 32 triệu đồng) cho lần vi phạm đầu tiên. Những người tái phạm có thể bị phạt 4.000 SGD và mức phạt 10.000 SGD dành cho những người vi phạm lần ba, lần bốn…


1001 cách xử phạt với hành vi xả rác
Người xả rác bừa bãi ở Singapore có thể phải đi lao động công ích. Ảnh: Straits Times

Không những phải nộp phạt, những người vi phạm còn bị tòa án yêu cầu quét dọn khu vực công cộng trong 12 giờ. Các phương tiện truyền thông được mời đến để ghi lại và hình ảnh đó sẽ được đăng tải rộng rãi vào ngày hôm sau. Các nhà chức trách muốn người vi phạm phải cảm thấy xấu hổ trước công chúng, từ đó không xả rác bừa bãi nữa. Năm 2016, đã có hơn 31.000 vé phạt được phát ra và 1.700 người phải đi quét dọn nơi công cộng.

Bên cạnh đó, Singapore còn huy động đội ngũ tình nguyện viên để ngăn chặn những người định xả rác. Năm vừa qua, các tình nguyện viên đã thuyết phục hơn 800 trường hợp có ý định xả rác phải vứt rác đúng nơi quy định. Không những thế, nếu bắt gặp hành vi xả rác bừa bãi, người nào tố giác với chính quyền sẽ được chia tiền phạt. Tác dụng tích cực của những động thái này chính là đường phố Singapore vô cùng sạch sẽ, ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao.


Tại Nhật Bản, luật pháp thậm chí còn quy định người xả rác có thể bị phạt tù. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản vốn nổi tiếng sạch sẽ khi đến các nơi công cộng như sân vận động hay bãi biển, mọi người đều chủ động nhặt rác trước khi ra về, cho dù đó không phải là rác của mình. Chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản, Chủ tịch Ủy ban Nghị viện Chính phủ về Môi trường, bà Lee Bee Wah cho biết, bà đã chứng kiến cảnh người đi đường vây quanh một người đàn ông xả rác bừa bãi và khuyên anh ta hãy nhặt rác lên. Theo bà Wah, người dân cần ý thức được không nên xả rác và việc giữ gìn sạch sẽ là trách nhiệm của tất cả mọi người.

1001 cách xử phạt với hành vi xả rác

Hồng Kông (Trung Quốc) tìm ra người xả rác từ AND trên rác thải rồi treo ảnh chân dung khắp đường phố để làm gương. Ảnh: Business Insider.

Nhiều nước khác cũng áp dụng mức phạt nặng đối với các hành vi xả rác. Theo tờ The Korea Times, luật pháp Hàn Quốc phạt người xả rác từ 30.000-50.000 won (gần 600.000-1 triệu đồng) hoặc cao hơn tùy theo mức độ. Theo luật lệ ở Makassar, South Sulawesi (Indonesia), người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 150.000 đến 5 triệu rupee hoặc bị phạt tù từ 7 ngày đến 6 tháng. Tại Hồng Kông (Trung Quốc), xả rác nơi công cộng là một hành vi phạm tội và người phạm tội phải chịu phạt tiền đến 600 đô la Hồng Kông. Bên cạnh đó, họ còn sử dụng biện pháp truy tìm ADN từ mẩu rác của người vứt để phân tích, từ đó phác thảo chân dung rồi dán khắp phố để thông báo về người đã xả rác bừa bãi.

Nộp 14 triệu đồng nếu tiểu bậy

Cùng với hành vi xả rác bừa bãi, hành vi tiểu bậy đều bị các thành phố trên thế giới coi là “thảm họa đô thị”, bởi các nhà chức trách phải mất hàng triệu USD để làm sạch và sửa chữa thiệt hại cho cơ sở hạ tầng, đó là chưa kể đến mùi hôi thối. Đây là vấn đề gây đau đầu cho giới chức trách từ nhiều năm nay.

Để chống lại tình trạng này, chính quyền thành phố Hamburg (Đức) và Chester (Anh) đã thử nghiệm một loại sơn có khả năng làm nước tiểu bắn ngược trở lại kẻ tiểu bậy, phủ lên những bức tường ở khu vực công cộng có biển cấm “tiểu bậy”. Tuy nhiên đây chỉ được coi là một giải pháp tình thế.

Du khách đến Paris (Pháp) từng kêu ca rất nhiều về việc bị “ngạt thở” vì mùi amoniac dưới ga tàu điện ngầm. Bất chấp việc chính quyền Paris thành lập cả đội tuần tra xử phạt gồm gần 2.000 người song tình trạng này vẫn chưa kết thúc. Đầu tháng này, Paris đã cho lắp đặt những nhà vệ sinh trông gần giống những bồn hoa, trong đó chứa rơm, mùn cưa hoặc gỗ để “nước tiểu” sẽ được biến thành phân bón có lợi cho cây trồng.

Tại Bỉ, việc làm sạch các tuyến phố, những khu vực bị biến thành nơi “giải quyết nỗi buồn” đã “ngốn” của chính quyền thủ đô Brussels không ít tiền bạc và sức lực. Các nhân viên hành pháp ở Brussels buộc phải mặc thường phục, xuống đường đi tuần nhằm ngăn chặn hoặc bắt giữ những người vi phạm vì có hành vi tiểu bậy nơi công cộng.

Ngoài ra, đa số các thành phố trên thế giới như New Delhi (Ấn Độ), Manila (Philippines), một số nơi tại các quốc gia Mỹ, Anh, Bỉ và Tiểu các vương quốc Ả rập (UAE) đều áp dụng các mức độ nộp phạt khác nhau, có nơi lên tới 14 triệu đồng/lần. Tại thủ đô Manila của Philippines, những quý ông tiểu bậy nếu không nộp phạt có thể phải lao động công ích 8 tiếng đồng hồ. Chỉ có một số ít thành phố như Trùng Khánh (Trung Quốc), San Francisco (Mỹ), Gold Coast (Australia) mới đây đã thay đổi chiến thuật. Thay vì ngăn cản, thành phố cung cấp cho họ nơi tiểu tiện công khai phù hợp hơn. Một loạt các “trạm tiểu tiện công khai” được lắp đặt ở nơi đông người qua lại nhằm giúp người dân “xả nỗi buồn” khi cần.


Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân là quan trọng nhất

Từ ngày 1/2, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực trên toàn quốc, tăng mức phạt đối với các hành vi xả rác bừa bãi, tiểu tiện bừa bãi lên gấp 10 lần so với trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế tại nhiều địa phương, người dân thiếu ý thức vẫn vứt rác ra đường phố mà không bị xử phạt. Bên cạnh việc thiếu cơ sở để xử phạt thì việc thiếu lực lượng đi giám sát, phát hiện hành vi cũng là một nguyên nhân. Dù là công an hay chính quyền địa phương, thanh tra môi trường hay bất kỳ lực lượng chức năng nào cũng không thể “dàn quân” đủ để xử phạt những hành vi xả rác nơi công cộng trái quy định.

Nhiều ý kiến cho rằng để loại bỏ thói quen xả rác, tiểu bậy... không chỉ dừng ở việc xử phạt mà còn phải có nhiều biện pháp triển khai đồng bộ. Cùng với đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân là hết sức cần thiết. Trước mắt, ngoài việc tăng cường kiểm tra và xử lý thường xuyên, đảm bảo tính công bằng, minh bạch khi xử phạt, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, chủ đầu tư các chung cư, trung tâm thương mại… cần tăng cường tuyên truyền sâu rộng các quy định liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để các tầng lớp nhân dân biết và thực hiện. Các nhà trường cũng cần tăng cường giáo dục cho học sinh về hành vi văn hóa và văn minh tại nơi công cộng.





Tin liên quan

Đọc thêm

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn Nhìn ra thế giới

Phụ nữ Nhật Bản mong muốn được “giữ họ” sau kết hôn

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới quy định vợ chồng phải sử dụng cùng họ. Nhưng sau nhiều thập kỷ áp dụng luật này, mong muốn thay đổi đang gia tăng.
Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima Nhìn ra thế giới

Nhật Bản thúc đẩy du lịch để tái thiết tỉnh Fukushima

TTTĐ - Nhằm thúc đẩy phát triển và kích cầu du lịch mạnh mẽ, cơ quan Tái thiết tổ chức sự kiện giới thiệu đến người dân Việt Nam “Sức hấp dẫn của ẩm thực” và “Sức hấp dẫn của du lịch” tỉnh Fukushima và các tỉnh lân cận thuộc vùng Tohoku của Nhật Bản. Đây là một trong chuỗi hoạt động hướng tới tái thiết tỉnh Fukushima sau thảm họa động đất sóng thần vùng Đông Bắc Nhật Bản năm 2011.
Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam Nhìn ra thế giới

Hỗ trợ các dự án nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và Việt Nam

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa thông báo Chương trình Tài trợ hợp tác quốc tế (International Collaboration Grants) với tổng giá trị tài trợ 1 triệu bảng Anh.
Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Xem thêm