Tag

Bài 63: Nhiều sáng kiến của Hà Nội được đánh giá cao

Phóng sự 31/07/2017 10:10
aa
TTTĐ.VN - Tại buổi làm việc với UBND thành phố Hà Nội, Đoàn đại biểu của TP Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã đánh giá cao những sáng kiến và kinh nghiệm của Hà Nội trong việc cải cách hành chính (CCHC). Đồng thời, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cũng yêu cầu các cơ quan chức năng của TP Hồ Chí Minh khẩn trương nghiên cứu và áp dụng các mô hình, sáng kiến của Hà Nội vào CCHC.

Bài 63: Nhiều sáng kiến của Hà Nội được đánh giá cao

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 62: Đưa sáng kiến vào thực tế một cách hiệu quả

Tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu của TP Hồ Chí Minh do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn diễn ra mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chia sẻ về những cách làm của Hà Nội trong việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xây dựng chính phủ điện tử đã được thành phố Hà Nội thực hiện bài bản trong thời gian qua.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội, xác định việc sắp xếp lại bộ máy hành chính là việc khó nên khi triển khai, Hà Nội đã chọn Văn phòng UBND TP, nơi trước đây được coi là “điểm nóng”, bị nhiều phàn nàn về thủ tục hành chính, làm điểm đột phá. Khi triển khai, lãnh đạo TP đã trực tiếp đối thoại với cán bộ, công chức những người có chức vụ và cho cơ chế với Trưởng phó phòng trong diện cắt giảm cắt giảm. Theo đó, giữ nguyên lương khối cán bộ Trưởng, phó phòng, ban trong 24 tháng nhưng không tham gia điều hành công tác. Trong thời gian đó, nếu cán bộ trong diện cắt giảm có nhu cầu ở địa bàn sẽ đề bạt. Thực tế, trong số cán bộ trên khi sắp xếp vẫn được đề bạt, do vậy, đã tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao.


Bài 63: Nhiều sáng kiến của Hà Nội được đánh giá cao
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu lại buổi làm việc với Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân.

Cách làm này sau đó đã được thành phố nhân rộng ra các sở ngành, quận huyện. Chỉ sau một năm, Hà Nội cơ bản đã hoàn thành việc tinh gọn, xắp xếp lại bộ máy gắn với đề án cơ cấu việc làm cụ thể đến từng đơn vị; đã tinh giản được 262 Trưởng, phó ban và tương đương…

Để xây dựng Chính phủ điện tử, từ cuối năm 2015, thành phố đã mạnh dạn bỏ toàn bộ hệ thống phần mềm, máy chủ cũ để xây dựng hệ thống mới theo hướng thuê dịch vụ các tập đoàn viễn thông, kết nối chung từ TP tới phường xã. Cùng với hệ thống dữ liệu dân cư (DLDC) hoàn chỉnh, kết nối từ TP đến phường xã, Hà Nội đã triển khai hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, giảm nhiều thủ tục, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp...

Kết quả rõ nhất có thể nhìn thấy,khi ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh đầu cấp qua mạng là đã chấm dứt tình trạng, phụ huynh xếp hàng thâu đêm nộp hồ sơ xin học cho con, giảm nhiều khâu đi lại phiền phức về thủ tục hành chính trong việc hỏa táng người chết…

Theo Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung, trong xây dựng Chính phủ điện tử, kinh nghiệm rút ra, là cần thực hiện có lộ trình khoa học, bài bản, khi triển khai, thực hiện thí điểm từ phường, xã đến quận rồi mới nhân rộng… Sau một năm, khung chính quyền điện tử của thành phố đã cơ bản hình thành là nền tảng cơ bản cho việc thúc đẩy CCHC tạo thuận lợi nhất cho người dân.

“Hơn nữa, số thủ tục hành chính ở một quận tại Hà Nội rất lớn, nếu xây dựng trung tâm hành chính công tập trung sẽ không phù hợp, vì vậy Hà Nối sẽ lắp thiết bị đầu cuối đến tận nhà người dân để triển khai các thủ tục hành chính qua mạng, phục vụ người dân, doanh nghiệp tận nơi, không phải đi lại”, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chia sẻ.

Trong lĩnh vực thu hút đầu tư, thành phố luôn ưu tiên CCHC, thực hiện giải phóng mặt bằng giao đất “sạch’ cho nhà đầu tư. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc lãnh đạo TP trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe các doanh nghiệp (kể cả ngoài giờ làm việc) để cùng giải quyết. Cùng với đó, TP Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành giải quyết các đề xuất của doanh nghiệp trong ngày. Các dự án kêu gọi đầu tư được công khai, nhờ đó đã tạo niềm tin, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào thành phố.

Đánh giá cao và cám ơn những kinh nghiệm mà lãnh đạo TP Hà Nội và các sở ngành, quận, huyện đã chia sẻ tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh rà soát, xây dựng đề án sắp xếp bộ máy; Quy trình đánh giá hàng tháng với công chức viên chức, khen thưởng kịp thời. Nêu vấn đề về bài học của Hà Nội khi mạnh dạn bỏ hệ thống phần mềm không đồng bộ để xây dựng hệ thống liên thông chung, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh rà soát, trả lời lãnh đạo thành phố trong một tháng về cách làm của TP Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này.

Từ các bài học quý giá của Hà Nội, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các sở ngành nghiên cứu, sớm trình quy trình thực hiện các dự án đầu tư; chuyên đề kinh nghiệm của Hà Nội trong giải phóng mặt bằng; bài học từ việc thống nhất hệ thống điều hành tàu điện ngầm..., đồng thời, mong muốn Hà Nội tiếp tục chia sẻ các kinh nghiệm, mô hình với TP HCM trong thời gian tới.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm