Tag

Bài 69: Uớc mơ “phủ sóng” sáo trúc Việt Nam ra khắp thế giới

Nhịp sống trẻ 22/08/2017 10:48
aa
TTTĐ.VN - Đam mê sáo trúc, Nguyễn Văn Mão đã từng bước trở thành doanh nhân trẻ tiêu biểu với chuỗi 25 cửa hàng chuyên kinh doanh nhạc cụ. Chàng trai sinh năm 1987 này còn ấp ủ dự định “phủ sóng” sáo trúc Việt Nam ra khắp thế giới.

Bài 69: Uớc mơ “phủ sóng” sáo trúc Việt Nam ra khắp thế giới

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 68: “Nữ hoàng khởi nghiệp” và câu chuyện truyền cảm hứng


Sáo trúc Mão Mèo

Với những người yêu và mê sáo trúc, nhắc đến Nguyễn Văn Mão chẳng mấy ai không biết. Anh là một gương mặt khá chăm chỉ dạy và thổi sáo miễn phí trên youtube với biệt danh Mão “Mèo”.

Biết và thích thổi sáo từ khi lên 8 tuổi, đến cả khi là sinh viên đại học Nguyễn Văn Mão vẫn giữ thói quen thổi sáo. Ngày còn ở Trường Đại học Sư phạm Vinh – Nghệ An, chỉ mình anh đam mê với sáo. Ngày đó, anh chỉ được tiếp xúc và mua những cây sáo bán ngoài chợ với giá 10.000 – 15.000đ/cây.


Bài 69: Uớc mơ “phủ sóng” sáo trúc Việt Nam ra khắp thế giới
Kinh doanh bằng niềm đam mê, Nguyễn Văn Mão luôn đặt chất lượng và giá trị sản phẩm lên hàng đầu

2 năm sau, Mão thi đỗ vào Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Ra Thủ đô học, anh có điều kiện được tiếp xúc nhiều hơn với sáo trúc, bởi phong trào chơi sáo của các bạn sinh viên trẻ trong các trường đại học lúc này khá phát triển. Sẵn có niềm đam mê, Mão tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ (CLB) Sáo trúc của Trường Đại học Kiến trúc. Khi kỹ thuật và kiến thức về sáo khá lên, Mão đi giao lưu ở rất nhiều CLB sáo trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Rồi Mão nhận thấy, có nhiều CLB sáo trúc trên địa bàn Hà Nội với số lượng rất đông. Thế nhưng họ đều hoạt động độc lập, chưa có sự giao lưu, gắn kết. Bởi vậy, Mão đã nảy ra ý tưởng phải gắn kết các CLB sáo trúc với nhau, để tạo thành một cộng đồng, một phong trào các bạn trẻ chơi sáo. Mão đã đi đến KTX các trường đại học trên địa bàn Hà Nội để giao lưu trong các chương trình văn nghệ hay hội trại của trường.

Cũng trong những tháng năm sinh viên, Mão thường xuyên đưa lên mạng Youtube các clip thổi sáo, clip dạy cách thổi sáo cho những người lần đầu tiếp xúc với cây sáo trúc nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam yêu thích sáo trúc nhiều hơn, dạy thổi sáo cho những bạn muốn học,… Dần dần nhiều bạn trẻ khi xem clip của Mão, đã rất thích học thổi sáo và hỏi Mão mua sáo tốt ở đâu. Nắm bắt tâm lý ấy, Mão đã đăng tải bán một vài cây sáo trúc trên mạng. Nhưng số người gọi điện đến hỏi mua sáo quá nhiều khiến Mão nảy ý tưởng kinh doanh từ chính những cây sáo do mình làm ra.

Đến năm 2012, khi đang là sinh viên năm 4, mỗi ngày Mão bán được 4 - 5 cây sáo, đã mang lại thu nhập lên tới 20 - 25 triệu/tháng.

Lúc Mão nhận bằng tốt nghiệp, cũng là lúc thương hiệu “Sáo trúc Mão Mèo” ra đời. Để cây sáo mình làm ra không bị “lẫn” với những loại hàng phổ thông khác, Mão đi đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Năm 2013, tích lũy được số vốn nhất định và cũng muốn tạo điều kiện thuận lợi cho những người yêu sáo tìm mua, Mão mở cửa hàng bán sáo trúc đầu tiên tại Hà Nội. Để quảng bá rộng rãi thương hiệu của mình cũng như kết nối niềm đam mê sáo trúc trên khắp mọi miền, Mão lập trang web về sáo trúc. Từ chỗ là chủ nhiệm CLB sáo trúc Hà Nội, rồi đến chủ nhiệm CLB sáo trúc miền Bắc và nay là chủ nhiệm CLB sáo trúc Việt Nam với số lượng thành viên cố định lên đến 40.000 - 50.000 người.

Chú trọng sản xuất truyền thống

Những ngày mới bước vào kinh doanh Mão cũng gặp nhiều khó khăn. Thời điểm ấy, không ít người bảo anh khùng, một cây sáo có chục ngàn bạc, cơm chẳng đủ ăn nói gì đến buôn bán kinh doanh. Riêng Mão, lại chẳng cho là thế. Mão phát hiện, từ miền quê Tân Kỳ (Nghệ An) nơi anh sinh ra, đến khắp các phố phường Hà Nội cũng có thể tìm thấy sáo trúc được bày bán. Nhưng đó là “sáo chợ”, thường cho ra các âm tiết rè và không chuẩn. Bởi thế, một cây sáo chuẩn âm tiết, đúng kỹ thuật với nguyên liệu bền, tốt sẽ vượt qua được những thứ hàng chợ đó.

Theo Mão, để làm ra một ống sáo tốt, trước hết người làm sáo phải biết thổi sáo và biết cách xử lý ống sáo. Từ công đoạn chọn phôi ban đầu đến khi hoàn thành mất một ngày. Tất cả đều thực hiện thủ công, ít sử dụng máy móc. Công đoạn tìm chọn và xử lí nguyên liệu cũng lắm công phu. Hàng tháng trời Mão phải tự tìm đến nhiều địa phương nổi tiếng có nguồn nguyên liệu tự nhiên rồi chọn lọc tìm nguồn sáo tốt và tìm hiểu cách xử lý mối mọt cho riêng mình.

Hiện nay, kỹ thuật làm sáo đã phát triển hơn rất nhiều, nếu áp dụng triệt để công nghệ, mỗi ngày có thể cho ra hàng trăm cây sáo. Biết rõ lợi nhuận, nhưng phương pháp thủ công vẫn được Mão gìn giữ. Anh chia sẻ, rằng anh hoàn toàn sử dụng đôi tai để cảm âm tiếng sáo, cùng kỹ thuật được rèn luyện theo thời gian.

“Cây sáo tốt quan trọng là nguyên liệu phải tốt. Khi nhập thô về tôi gần như phải bỏ đi một nửa. Tất cả đều được máy đo chuyên dụng kiểm tra, sau đó mới gọt đẽo thủ công” –Mão chia sẻ.

Trước khi xuất xưởng, nếu kiểm tra thấy lỗi hoặc cho ra âm thanh thiếu hoàn hảo, ngay lập tức Mão cho đốt bỏ. Bởi vậy, tính trung bình mỗi ngày cơ sở sáo của Mão có thể sản xuất 500 cây, qua các bước kiểm tra khắt khe sẽ chỉ cho xuất xưởng 300 cây.

Cầu toàn, cẩn thận và khó tính như vậy nên tháng 11 năm 2016, thương hiệu sáo trúc của Nguyễn Văn Mão đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Hội Liên hiệp khoa học công nghệ Việt Nam vinh danh là thương hiệu dẫn đầu Việt Nam năm 2016.

Hiện tổng nhân viên sản xuất và kinh doanh do Mão quản lý là 126 người, trong đó có 20 thợ chính được đào tạo bài bản và có chuyên môn về nhạc lý. Mỗi tháng cơ sở sản xuất sáo trúc của Mão xuất bán khoảng 8.000 cây, giá trung bình là 330.0000 đồng/cây, doanh thu trung bình 6 tháng đầu năm 2017 là 2,7 tỷ đồng /tháng. Với những hiệu quả trong kinh doanh và những đóng góp về việc gìn giữ, phát triển nghệ thuật dân tộc, ngày 7/1 vừa qua Mão đã vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đại Quang mời gặp mặt để động viên, khích lệ.

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

"Chiến sĩ nhỏ" tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ Bản tin công tác Đội

"Chiến sĩ nhỏ" tham quan Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

TTTĐ - Sáng 26/4, đoàn đại biểu Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024 do Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang làm Trưởng đoàn đã tới thăm khu Di tích Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Tham gia đoàn có 200 thiếu nhi và 64 đại biểu phụ trách.
Gặp mặt tri ân nhân chứng lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Gặp mặt tri ân nhân chứng lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ

TTTĐ - Sáng nay (26/4) Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên quận Ba Đình tổ chức buổi gặp mặt tri ân nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn quận Ba Đình.
"Gen Z đi làm": Hành trang chinh phục tương lai Tuổi trẻ học và làm theo Bác

"Gen Z đi làm": Hành trang chinh phục tương lai

TTTĐ - Với mong muốn hỗ trợ sinh viên trang bị những kỹ năng thiết yếu để thích nghi với môi trường làm việc thực tế, hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp và các tình huống thường gặp khi mới bắt đầu sự nghiệp, trường Đại học Phenikaa tổ chức cuộc thi Phenikaa Genz Challenge - Gen Z đi làm.
Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên”  tiêu biểu toàn quốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuyên dương 200 “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” tiêu biểu toàn quốc

TTTĐ - Tối 25/4, tại tỉnh Điện Biên, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình Tuyên dương “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sớm trong học sinh Nhịp sống trẻ

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sớm trong học sinh

TTTĐ - Ngày 24/4, Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội thảo Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông. Chương trình được tổ chức tại trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm) và trực tuyến trên nền tảng zoom.
Phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII Camera 360 trẻ

Phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII

TTTĐ - Ngày 25/4, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VII năm 2024.
“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” theo bước chân những người anh hùng Bản tin công tác Đội

“Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” theo bước chân những người anh hùng

TTTĐ - Nằm trong chuỗi các hoạt động của Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, sáng 25/4, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức hành trình về nguồn, dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ thuộc Chiến trường Điện Biên Phủ và tham gia trải nghiệm tại các địa chỉ đỏ.
“Học chất” cùng sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Camera 360 trẻ

“Học chất” cùng sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội

TTTĐ - Đoàn Thanh niên Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức JCI Thăng Long vừa tổ chức tọa đàm “Học chất”. Với nhiều hoạt động thú vị cùng những chia sẻ quý báu từ vị diễn giả cực “chất” đã mang đến một sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh, sinh viên để nâng cao kỹ năng, phát triển bản thân trong tương lai.
Gần nửa tỷ đồng hỗ trợ thiếu nhi và Nhân dân tỉnh Điện Biên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Gần nửa tỷ đồng hỗ trợ thiếu nhi và Nhân dân tỉnh Điện Biên

TTTĐ - Chiều 24/4, trong khuôn khổ Hành trình về nguồn “Ký ức Điện Biên” năm 2024, đoàn công tác của tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa hỗ trợ thanh thiếu nhi và Nhân dân tỉnh Điện Biên.
Thanh niên Co-opBank phối hợp thắp sáng miền quê nghèo ở Yên Bái Camera 360 trẻ

Thanh niên Co-opBank phối hợp thắp sáng miền quê nghèo ở Yên Bái

TTTĐ - Liên Chi đoàn (gồm: Chi đoàn Vụ Kiểm toán nội bộ; Chi đoàn Vụ Tổ chức cán bộ; Chi đoàn Cục Quản trị; Chi đoàn Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN); Chi đoàn Văn phòng NHNN; Đoàn cơ sở Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng; Đoàn cơ sở Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC); Đoàn cơ sở Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và Chi đoàn NHNN chi nhánh tỉnh Yên Bái) vừa tiến hành chương trình tình nguyện đầy ý nghĩa tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Xem thêm