Tag

Cần có quy định riêng về xe chở trẻ em đến trường

Đô thị 11/04/2024 19:01
aa
TTTĐ - Ngày 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý và Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố chủ trì Hội nghị.
“Binh đoàn” xe chở cát “đại náo” các cung đường về đêm
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị
Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Phạm Thị Thanh Mai chủ trì Hội nghị

Xe gầm cao vào đô thị phải lắp camera xóa "điểm mù", tránh gây tai nạn

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về một số nội dung: Chính sách phát triển hoạt động đường bộ; việc đặt tên, đổi tên, số hiệu đường bộ; quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ; thực hiện chính sách pháp luật của thanh tra đường bộ; các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; quy định về đấu giá biển số xe; hình thành quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ cần nghiên cứu để giao chủ thể quản lý quỹ...

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), giảng viên cao cấp Trường Đại học Xây dựng Vũ Hoài Nam bày tỏ ủng hộ Dự thảo Luật đã quy định bảo đảm an toàn giao thông trường học để bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên theo ông Vũ Hoài Nam, cần có quy định riêng với xe chở trẻ em đến trường chứ không chỉ là các điều kiện chung với người lái xe khách. Hiện nay, có nhiều xe 16 chỗ chở khách, ngoài giờ thì nhận chở thêm học sinh, không đủ điều kiện nên khi xảy ra tai nạn khó để cứu học sinh vì các xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

PGS.TS Vũ Hoài Nam Trường Đại học Xây dựng phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Vũ Hoài Nam, Trường Đại học Xây dựng phát biểu tại Hội nghị

Bên cạnh đó, xe gầm cao, rơ-moóc gầm cao đi vào đô thị gây tai nạn giao thông rất nhiều, đặc biệt là tại các "điểm mù" khiến người tham gia giao thông ngã chui vào gầm xe tải. Do đó, Dự thảo Luật nên quy định điều kiện để xe gầm cao được đi vào đô thị phải bảo đảm như: phải trang bị hệ thống camera xóa "điểm mù", phải có hệ thống chắn mới được phép lưu thông.

Đối với phân loại phương tiện giao thông đường bộ, Trưởng ban tư vấn, phản biện và giám định xã hội (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội) Lê Thanh Hiếu cho rằng, quy định trong Luật đã khá chi tiết nhưng chưa đề cập một số loại mà trẻ em, người chưa thành niên đang sử dụng để tham gia giao thông như xe điện 2 bánh tự cân bằng, xe trượt scooter, vali điện tự di chuyển… tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Bên cạnh đó, bà Lê Thanh Hiếu cho rằng, Dự thảo Luật cũng chưa đề cập đến phương tiện đa chức năng như xe cơ giới, xe thô sơ.

Định kỳ khám sức khỏe đối với người lái xe ô tô là cần thiết

Về nội dung quy định nội dung giao Bộ trưởng Bộ Y tế khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu lại, việc định kỳ khám sức khỏe đối với người lái xe ô tô là cần thiết, vì người lái xe phải đảm bảo sức khỏe mới có thể vận hành được phương tiện khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, cần khoanh vùng nhóm đối tượng, để tránh gây lãng phí thời gian, kinh phí của người hành nghề lái xe, nên tập trung vào các nhóm đối tượng: Lái xe là người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), lái xe ô tô vận tải, người lái xe có tiền sử bệnh nền, nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác.

Góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Đức Nghĩa cho rằng, tỷ lệ đất dành cho giao thông theo Dự thảo Luật là từ 16-26%. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch mạng lưới đường giao thông chưa có nội dung quy định từng cấp hạng đường, trong khi đó cấp hạng đường (bãi đỗ xe) chưa có quy định, vì vậy cần quy định rõ để khi triển khai quy hoạch bảo đảm các điều kiện.

Luật sư Nguyễn Văn Hà, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bày tỏ, quỹ đất dành cho giao thông nếu tiếp cận ở góc độ Luật TTATGTĐB thì phù hợp nhưng nếu nhìn ở các luật khác sẽ không phù hợp vì ở mỗi tỉnh có quy hoạch sử dụng đất khác nhau. "Hệ thống giao thông đồng bộ nhưng điều kiện kinh tế cho từng địa phương sẽ có đặc trưng khác nhau. Vì thế khi đưa 18%, 20% hay 26% quỹ đất dành cho hoạt động giao thông có thể chỉ phù hợp với một số tỉnh", luật sư Hà nói.

Theo Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, hàng ngày hàng giờ có nhiều vi phạm phá vỡ kết cấu hạ tầng giao thông như xe quá khổ quá tải, xe bánh xích nhưng Luật Đường bộ chỉ quy định ngắn gọn về nhiệm vụ của thanh tra đường bộ (thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) mà không quy định rõ thanh, kiểm tra xử lý nội dung gì.

Nội dung này đã được chuyển sang Dự thảo Luật TTATGTĐB nhưng lại quy định chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông được thực hiện tuần tra, xử lý. Nghĩa là khi có vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông (như xe bánh xích phá hoại mặt đường) thì bất kỳ cơ quan, người dân nào cũng phải báo lại cho cơ quan công an. Còn thanh tra đường bộ được giao tài sản nhưng lại không có thẩm quyền ngăn chặn hành vi phá hoại. Điều này khiến việc ngăn chặn không được kịp thời, chủ động.

Ngoài ra, tại Hội nghị các đại biểu cũng góp ý với một số nội dung cụ thể như hành vi bị nghiêm cấm trong Dự thảo Luật TTATGTĐB: cấm “điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ” thì cần định nghĩa hoặc kiểm tra hoặc dẫn chiếu “vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ”. Cần làm rõ thế nào là vật thể siêu nhẹ, diều hoặc flycam có thuộc nhóm này không...

Kết luận Hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã tiếp thu toàn bộ ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước để chuyển đến cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra nghiên cứu, tiếp thu; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến góp ý để hoàn thiện 2 dự thảo Luật Đường bộ và dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có chất lượng cao nhất, trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7 sắp tới.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm soát, "phạt nguội" với người điều khiển xe máy vi phạm Đô thị

Tăng cường kiểm soát, "phạt nguội" với người điều khiển xe máy vi phạm

TTTĐ - Hiện nay vi phạm an toàn giao thông của xe máy xảy ra rất nhiều. Do đó, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát, có hình thức xử phạt nguội đối với phương tiện này để từ đó cải thiện hành vi của người điều khiển nhằm kéo giảm tai nạn giao thông.
Tổ chức phân luồng, chống ùn tắc tại các khu vực bến xe Đô thị

Tổ chức phân luồng, chống ùn tắc tại các khu vực bến xe

TTTĐ - Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ phối hợp các lực lượng liên quan tổ chức phân luồng, chống ùn tắc tại các khu vực bến xe. Đồng thời, lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa.
Khởi công loạt công trình giao thông quan trọng Nhịp sống phương Nam

Khởi công loạt công trình giao thông quan trọng

TTTĐ – Ngày 22/4, UBND thị xã Bến Cát đã khánh thành hàng loạt công trình giao thông trọng điểm nhằm chào mừng Bến Cát trở thành thành phố thứ 5 trực thuộc tỉnh Bình Dương, hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão Đô thị

Nguy cơ mất an toàn do cây xanh gãy đổ trong mùa mưa bão

TTTĐ - Vào mùa mưa bão, nguy cơ cây xanh bị gãy, đổ xảy ra trên đường phố, làm ảnh hướng đến an toàn giao thông, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng con người là rất lớn. Nhằm đảm bảo an toàn cho người dân thành phố Hà Nội đã tích cực triển khai nhiều biện pháp giảm nguy cơ gãy, đổ từ cây xanh đô thị.
Doanh nghiệp "vào cuộc" cùng tiết kiệm điện mùa nắng nóng Đô thị

Doanh nghiệp "vào cuộc" cùng tiết kiệm điện mùa nắng nóng

TTTĐ - Để góp phần ứng phó với tình hình tiêu thụ điện tăng cao mùa hè năm 2024, nhiều khách hàng là doanh nghiệp sử dụng điện khẳng định đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để chia sẻ khó khăn, đồng hành với ngành Điện.
Tạo đột phá trong cải tạo chung cư cũ Đô thị

Tạo đột phá trong cải tạo chung cư cũ

TTTĐ - Cải tạo chung cư cũ là một trong số những việc cấp thiết, cấp bách mà thành phố Hà Nội lựa chọn để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Vì thế, thời gian qua, nhiều nút thắt trong cải tạo chung cư cũ đã được tháo gỡ. Thế nhưng, việc cải tạo vẫn còn chậm, thành phố đang tiếp tục đưa ra những giải pháp đột phá với quyết tâm cao nhất.
Tháo gỡ các vướng mắc để đưa thu phí trông giữ xe không tiền mặt vào đời sống Xã hội

Tháo gỡ các vướng mắc để đưa thu phí trông giữ xe không tiền mặt vào đời sống

Tinh chỉnh hệ thống, nâng cao hiệu quả của các POS thanh toán ... đặc biệt là kiến nghị cho phép thí điểm sử dụng tài khoản giao thông là một số giải pháp nhằm giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
EVNHANOI gác cho nguồn điện thông suốt dịp lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

EVNHANOI gác cho nguồn điện thông suốt dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã lập và chuẩn bị các phương án đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ các hoạt động văn hoá thể thao và lễ hội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2024.
Khánh thành các công trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng Đô thị

Khánh thành các công trình kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

TTTĐ - Chiều 19/4, huyện Đông Anh trang trọng tổ chức Lễ cắt băng khánh thành các công trình: Cải tạo, chỉnh trang tuyến đường và ngôi trường tiểu học mang tên đồng chí Đào Duy Tùng. Đây là 2 trong số các công trình thiết thực của huyện Đông Anh chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Ninh Thuận công bố quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050 Đô thị

Ninh Thuận công bố quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050

TTTĐ - Chiều 19/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi họp báo công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư.
Xem thêm