Tag

Câu chuyện về những nữ công nhân gác chắn đường ngang

Phóng sự 19/05/2017 23:50
aa
TTTĐ.VN - Gác chắn đường ngang, công việc tưởng như đơn giản nhưng ẩn chứa sau đó là biết bao vất vả, hiểm nguy, đặc biệt là với phụ nữ. Mỗi một chuyến tàu qua, những người công nhân gác chắn lại gánh trên vai trách nhiệm lớn lao.

Câu chuyện về những nữ công nhân gác chắn đường ngang

Tại những đường chắn ngang, nơi có các chuyến tàu đi qua luôn có bóng dáng những công nhân mặc áo xanh, tay cầm cờ đừng gác. Công việc của họ là kéo barrie chắn không cho người dân băng qua đường ray khi tàu sắp đến. Trông qua có vẻ nhàn hạ nhưng sự thực nhiều khi không như thế. Họ luôn phải đối mặt với biết bao khó khăn, nguy hiểm... Thế nhưng, bằng lòng yêu nghề, mong muốn đảm bảo an toàn cho mọi người, có những người công nhân đã gắn bó với công việc này hàng chục năm trời. Chúng tôi đã có buổi gặp gỡ với những nữ công nhân gác chắn thuộc đội chắn đường ngang Giáp Bát (Cty Cổ phần đường sắt Hà Hải) để lắng nghe những câu chuyện nghề, chuyện đời của họ.

Câu chuyện về những nữ công nhân gác chắn đường ngang

Nữ công nhân gác chắn gồng mình đẩy barie ở đoạn đường ngang không có barie tự động

Những bữa cơm không trọn vẹn

6 giờ sáng, trong căn chòi rộng chưa đầy 10 mét vuông, sau khi hoàn tất thủ tục nhận ban, chị Đinh Thị Hòa (trạm Đại Từ) bắt đầu ca làm việc trong ngày. Gắn bó với nghề gác chắn đã 18 năm, với chị, 4 bức tường, chiếc điện thoại và cuốn sổ nhật ký ghi chép lịch trình tàu chạy chính là “người bạn” thân thiết. Dù nắng như thiêu như đốt hay lạnh cắt da cắt thịt, chị Hòa và đồng nghiệp đều phải trực đủ 12 tiếng, không được phép chợp mắt nghỉ bất cứ lúc nào.

“Mỗi ngày, trạm của tôi có hàng chục chuyến tàu qua lại. Nếu chỉ một sơ xuất nhỏ thôi là cũng có thể xảy ra tai nạn. Tắc trách để đi tù là một chuyện, để gây ra điều đáng tiếc thì mình sẽ ân hận cả đời”, chị Hòa chia sẻ.

Theo quy định của nghề nghiệp này, khi đã lên ban, công nhân gác chắn không được rời nhiệm sở. Công việc chính của họ là nghe điện thoại trực ban, ghi chép cẩn thận giờ tàu đến và căn giờ kéo giàn chắn để bảo đảm đoàn tàu vượt qua mà không gặp chướng ngại nào. Vì thế nên dù chòi gác cách nhà không xa nhưng mâm cơm của gia đình chị ít khi được đông đủ. Chính chồng chị cũng là đồng nghiệp nên rất hiếm khi hai vợ chồng được ngồi ăn cơm cùng nhau.

Những đắng cay ngậm ngùi

Đối với những nhân viên gác chắn tàu, nỗi vất vả của nghề không phải là điều khiến họ e ngại mà lại chính là ý thức chấp hành luật lệ giao thông, thái độ và cách cư xử của người đi đường.

Theo cô Nguyễn Thị Liên (51 tuổi, trạm chắn Giải Phóng - Trường Chinh), nhiều khi đang đóng chắn, một số người bất chấp nguy hiểm vẫn cố lách xe qua. Nếu không qua được họ sẵn sàng mắng chửi nhân viên gác chắn ngay lập tức.

“Lần đầu tiên nghe chửi cũng ức lắm. Mình bảo vệ tính mạng, an toàn cho họ mà còn phải nghe những lời lẽ thiếu văn hóa như thế. Nhưng nghe mãi rồi cũng quen. Bây giờ ngày nào không nghe người ta chửi là lại thấy nhớ ấy chứ”, cô Liên lắc đầu cười.

Bị mắng nhiếc, chửi bới, lăng mạ là điều mà các nhân viên gác chắn dễ gặp phải nhưng đến mức bị hành hung, ngay cả khi đang mang thai 6 tháng thì có lẽ chị Nguyễn Thị Hồng H là người đầu tiên. Dù đã hơn một tháng trôi qua, đến giờ khi nhớ lại chuyện xảy ra ngày hôm đó, chị H vẫn thoáng buồn.

Sự việc diễn ra vào khoảng 8h20 ngày 11/4 mới đây tại đường ngang Định Công, khi có tín hiệu chuông đèn đường bộ, chị H giơ cờ thông báo cho người và các phương tiện dừng lại để ưu tiên cho tàu hỏa sắp tới. Tuy nhiên, có một người đàn ông điều khiển xe Toyota Innova 7 chỗ vẫn cố tình điều khiển xe băng qua, nằm giữa đường ray. Nếu dằng co sẽ rất nguy hiểm vì tàu cũng sắp tới nơi. Không còn cách nào khác, chị đành phải mở barrie để người đàn ông lái xe qua nhanh. Không may là chiếc xe ô tô đó đã va chạm với một xe máy. Lái xe cho rằng chính vì chị chần chừ không nhấc barrie từ sớm nên mới gây ra vụ va quệt. Rồi hắn đã buông lời chửi bới, lăng mạ hai nữ nhân viên rồi đánh chị H sưng một bên mặt.

Bị chửi, bị đe dọa rồi bị đánh là thế nhưng cô Liên hay chị H đều chưa từng có ý định bỏ nghề. Khi được hỏi có tính đến chuyện chuyển nghề không, cô Liên chia sẻ: “Nghề nào cũng có thuận lợi và khó khăn. Mình đã chọn nghề và nghề cũng chọn lại mình thì cứ coi như là cái duyên gắn bó với nhau thôi”.

Câu chuyện về những nữ công nhân gác chắn đường ngang

Trực đêm là một trong những nỗi vất vả của nghề gác chắn đường ngang, đặc biệt là với phụ nữ

Những đêm dài

Trở thành một công nhân gác chắn, mỗi người phải làm quen với việc trực 10 ca đêm mỗi tháng, mỗi ca bắt đầu từ 18h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Nữ công nhân trực đêm nay ở trạm Phan Đình Giót là chị Hoàng Thị Miến.

Vừa tiếp người khách lạ, vừa nấu cơm tối, chị Miến bắt đầu câu chuyện: “Làm ca đêm chủ yếu phải đón tàu hàng, giờ giấc sai lệch nhiều chứ không chính xác như tàu khách. Lơ là một tí là có thể xảy ra rủi ro ngay”.

Gắn bó với nghề đã hơn 10 năm, biết bao lần làm đêm, với chị Miến cũng như nhiều nữ công nhân khác, ngại nhất là gặp phải những người say rượu hay những thanh niên ngổ ngáo.

“Có khi thì người ta đập phá, rồi chọc ghẹo. Mình là phụ nữ nên cũng sợ lắm”, chị nhớ lại.

Là một trong những công nhân có hoàn cảnh khó khăn nhất trong đội chắn đường ngang Giáp Bát, chị Miến có con trai mắc chứng tự kỷ từ khi 2 tuổi, con gái lớn thì đang tuổi ăn học. Để trang trải cuộc sống và chăm sóc con, ngoài công việc gác chắn hiện tại, vợ chồng chị còn mở một sạp rau gần nhà. Ngày nào người kia lên ban thì người còn lại chăm con, buôn bán.

Kể về đứa con trai tội nghiệp, giọng chị rưng rưng: “Ngày biết con bị bệnh, tôi đã rất sốc. Ngày ấy bệnh này chưa phổ biến như bây giờ. Gia đình cũng đưa con đi chữa chạy chỗ này chỗ kia nhưng cũng không có tác dụng. Lâu dần thì cũng nguôi ngoai”.

Gần 23h, chuông điện thoại reo lần thứ ba trong ca. Đầu dây báo đây là chuyến tàu chở khách. Uống nốt chén trà đã nguội, để tôi ngồi lại trạm, chị Miến khoác chiếc áo dạ quang, đội mũ, cầm đèn tín hiệu, chạy ra ngoài kéo barie chắn ngang con đường.

Trong đêm vắng, tay cầm đèn, chị Miến đứng làm hiệu để các phương tiện dừng lại. Chiếc đèn hiệu của chị lấp ló như ngôi sao nhỏ, lung linh trong đêm tối...

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm