Tag

Hà Nội phải có chính sách chủ động tìm kiếm, phát hiện nhân tài

Bình luận 28/11/2023 11:26
aa
TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp trong việc thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội.
Cụ thể hơn về phân định nhiệm vụ từng cấp chính quyền Hà Nội Mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tăng tự chủ cho Hà Nội

Chính sách cụ thể hơn về thu hút, trọng dụng nhân tài

Theo Hòa thượng Thích Thanh Quyết (đoàn Quảng Ninh), trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ một số cơ chế, chính sách đặc thù, thiết thực, áp dụng được ngay để xây dựng Thủ đô trở thành một trung tâm giáo dục chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.

Đặc biệt là phải quan tâm tới việc quy định về thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển Thủ đô và cả nước.

Theo đại biểu Thích Thanh Quyết, dự thảo luật mới chỉ đề cập sơ lược, cơ chế tuyển dụng, thu hút nhân tài vẫn còn chung chung, không định hình được tiêu chí áp dụng trong thực tiễn.

Dự thảo luật cũng chưa quy định rõ về cách thức tổ chức sử dụng nhân tài sau khi được tuyển dụng; chưa thể hiện rõ chế độ thù lao; chính sách đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm sau khi được vào làm việc các cơ quan của Nhà nước.

Hà Nội phải có chính sách chủ động tìm kiếm, phát hiện nhân tài
Đại biểu, Hòa thượng Thích Thanh Quyết (đoàn Quảng Ninh)

Do đó, đại biểu Thích Thanh Quyết đề nghị bổ sung các quy định cụ thể về chính sách thu hút trọng dụng nhân tài. Theo đó cần có quỹ phát triển nhân tài, tạo cơ chế thông thoáng, vượt trội để họ cống hiến cho Thủ đô và đất nước tốt hơn.

Còn theo đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp), Thủ đô cần chính sách đặc thù giống như TP HCM để có cơ chế tốt nhằm thu hút được nhân tài phục vụ cho thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, trong quy định tại khoản 2 Điều 7 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những nội dung ghi rất chung chung là Hà Nội phát triển nguồn nhân lực nói chung, mà chưa giải thích được rõ ràng căn cứ pháp lý cho những đối tượng thuộc diện chưa có quy định.

Theo ông Hòa, thời gian qua có một số nơi, đặc biệt như TP HCM, Đà Nẵng, sinh viên đào tạo xong không trở về nước mà ở nước ngoài luôn, thậm chí về cũng không phục vụ cho cơ quan quản lý Nhà nước mà lại làm cho doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó ngân sách của thành phố bỏ tiền ra cho nhóm đối tượng này ăn học.

Chủ động tìm kiếm, phát hiện nhân tài

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ), việc Luật Thủ đô năm 2012 chỉ có một câu tại khoản 2 Điều 13 nêu về chính sách trọng dụng nhân tài mà không có nội hàm nào đi kèm thì dự thảo luật lần này sửa đổi đã có hẳn một điều là Điều 17 quy định về nội dung này, cho thấy một sự tiến bộ rất rõ và khẳng định tầm quan trọng của vấn đề này.

Hà Nội phải có chính sách chủ động tìm kiếm, phát hiện nhân tài
Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ)

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng, quy định còn chưa rõ, chưa đầy đủ và cần phải hoàn thiện để việc triển khai được khả thi và hiệu quả hơn. Theo số liệu tra cứu, giai đoạn 2013 - 2022 Hà Nội chỉ thu hút được 55 nhân tài là thủ khoa các trường đại học.

Ông Hùng cho rằng, không thể chỉ đưa ra một số ưu đãi và chờ người tài tự đến với mình mà phải chủ động tìm kiếm, phát hiện, từ đó lôi kéo để thu hút họ.

Đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Chính phủ nhiều quốc gia, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, cơ sở nghiên cứu, vườn ươm công nghệ đã chủ động tìm kiếm, phát hiện nhân tài từ rất sớm khi họ còn đang là học sinh, sinh viên, sẵn sàng hỗ trợ kinh phí học tập, trả lương, ký cam kết tuyển dụng từ trước khi ra trường.

Vì vậy, ông Hùng cho rằng, nếu chỉ thu hút, trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách để tìm kiếm và phát hiện nhân tài.

Đại biểu đoàn Cần Thơ đề nghị nên bổ sung cơ chế, chính sách về phát hiện sớm nhân tài, từ đó có lộ trình hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng vào những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm cần thiết cả trong khu vực công và các khu vực quan trọng khác.

Đồng thời, đại biểu Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị bổ sung cơ chế, chính sách về xây dựng môi trường làm việc công bằng, chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại, tạo mọi điều kiện để người tài phát triển, cống hiến, thực hiện bằng được phương châm 4 không: "Kông được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng".

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị xem xét bổ sung chính sách hỗ trợ nhà ở như mua, thuê, thuê mua, điều kiện làm việc tại nhà, các chế độ hỗ trợ khác cho gia đình, vợ, con người có tài để giúp họ yên tâm cống hiến, làm việc.

"Trung Quốc cũng đã có một chính sách rất riêng về nhà ở cho người tài và đây là một trong những yếu tố để giúp cho nước này trong vòng 5 năm qua đã thu hút được khoảng 900 nhân tài từ khắp nơi trên thế giới về làm việc trong khu vực công", ông Hùng nêu ví dụ.

Đọc thêm

Huy động mọi nguồn lực, khai thác thế mạnh sẵn có của Thủ đô Bình luận

Huy động mọi nguồn lực, khai thác thế mạnh sẵn có của Thủ đô

TTTĐ - Theo đánh giá của đại biểu Quốc hội, việc sửa Luật Thủ đô nhằm tạo cơ chế đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của Hà Nội.
Đề xuất giao Hà Nội chủ động quyết định biên chế cán bộ Bình luận

Đề xuất giao Hà Nội chủ động quyết định biên chế cán bộ

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề xuất nên giao cho HĐND TP Hà Nội được chủ động quyết định biên chế cán bộ căn cứ vào khung danh mục vị trí việc làm và đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ...
Đại biểu Quốc hội quan tâm đến thu hút nhân tài cho Thủ đô Bình luận

Đại biểu Quốc hội quan tâm đến thu hút nhân tài cho Thủ đô

TTTĐ - Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến các quy định về đối tượng thu hút, chế độ đãi ngộ nhân tài...
Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô Bình luận

Cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất cho Thủ đô

TTTĐ - Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho rằng, cần thể chế thuận lợi, phân cấp mạnh mẽ nhất để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm...
Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng Bình luận

Việc đẩy mạnh phân quyền cho Hà Nội là bước đột phá quan trọng

TTTĐ - Các ý kiến cho rằng, việc đẩy mạnh phân quyền cho chính quyền TP Hà Nội trong quy định một số nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, biên chế... là bước đột phá quan trọng.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Bình luận

Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài

TTTĐ - Nhiều ý kiến cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần thể hiện tinh thần của các chính sách, định hướng đề ra đồng thời tạo được cơ sở pháp lý rõ ràng để thu hút nhân tài...
Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng Bình luận

Cơ sở để Hà Nội trở thành động lực dẫn dắt cho cả vùng

TTTĐ - Nhiều ý kiến đều cho rằng, việc sửa Luật Thủ đô sẽ giúp Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” Bình luận

Xây dựng Luật Thủ đô để “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có tầm quan trọng đặc biệt vì Hà Nội là một đô thị đặc biệt, là Thủ đô của cả nước.
Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội Bình luận

Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội

TTTĐ - Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phân quyền toàn diện cho Hà Nội nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực...
Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) Bình luận

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Chiều 10/11, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm