Tag

Nhà cổ 123 năm ở Tây Ninh được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật

Du lịch 26/02/2017 02:34
aa
TTTĐ.VN - Ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây 123 năm tại số 39, đường Phan Chu Trinh, khu phố 2, phường 1, thành phố Tây Ninh, vừa được UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.

Nhà cổ 123 năm ở Tây Ninh được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật

Ngôi nhà cổ quý hiếm này được giao cho UBND thành phố Tây Ninh phối hợp với gia đình bà Trần Ngọc Sương (80 tuổi, là cháu đời thứ tư của Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Kiên, người xây dựng ngôi nhà cổ) có trách nhiệm quản lý, giữ gìn theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Ngôi nhà cổ được Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Kiên (1854-1914) xây dựng vào ngày 17/1/1894 (trên bản gỗ còn ghi lại); có kiến trúc 2 tầng (tầng dưới dùng để ở, sinh hoạt, tiếp khách, tầng trên thờ cúng ông bà), mỗi tầng rộng khoảng 240m2 (ngang 12m, dài 20m).

Nhà cổ 123 năm ở Tây Ninh được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật

Nhà làm bằng gỗ quý và được con cháu qua nhiều đời giữ gìn cẩn thận, nên hơn một thế kỷ qua, ngoài một phần mái ngói âm dương bị mục nát, được thay thế bằng tôn, phần còn lại ngôi nhà vẫn nguyên bản. Dù ngày nay, nhà đã có thêm nhiều món vật dụng của thời hiện đại như tivi, quạt máy, bình nước suối… thì vẫn còn lưu dấu lối bố trí nội thất xưa với bộ bàn ghế và tủ thờ ở gian chính giữa, bộ ván gõ ở gian bên phải.

Sự độc đáo, hiếm có ở ngôi là tất cả cột, kèo, vách cửa cho đến lan can đều được chạm trổ thủ công công phu. Nền nhà chính được lót bằng gạch tàu hình lục giác, mái được lát bằng ngói âm dương. Ở chính diện ngôi nhà, dãy gỗ trên dàn cửa ra vào gian chính dù đã bị bạc màu theo năm tháng nhưng vẫn cứng cáp, khít từng khung gỗ ghép vào nhau. Ngay phía trên cửa là những bức phù điêu, cây cỏ, hoa lá được chạm khắc thủ công một cách kỳ công và tinh xảo. Ngoài 4 cánh cửa ở gian chính căn nhà là 8 cánh cửa phụ chia đều 2 bên khiến ngôi nhà khi mở toang các cánh cửa thì không gian rộng rãi vô cùng. Gian đầu tiên được bố trí là phòng khách. Nổi bật nhất trong ngôi nhà là hai hàng câu đối bằng chữ Hán được chạm trổ tinh vi. Chính giữa gian này là bàn thờ Đốc phủ sứ Nguyễn Tâm Kiên được bố trí uy nghiêm.

Bà Trần Ngọc Sương cho biết, Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Kiên là ông cố của bà. Ông là người gốc miền Trung được triều đình Huế cử vào Nam giữ chức Đốc phủ sứ. Ông đã xây dựng nên ngôi nhà này cho nhiều thế hệ nương tựa đến tận ngày nay. Bà Sương và con trai bà là Nguyễn Anh Kiệt (34 tuổi) - người kế nghiệp đời thứ 5 phụ trách trông coi ngôi nhà.

Tin liên quan

Đọc thêm

Hoa hậu Du lịch quảng bá vẻ đẹp Việt Nam với thế giới Thời trang - Làm đẹp

Hoa hậu Du lịch quảng bá vẻ đẹp Việt Nam với thế giới

TTTĐ - Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 thông tin về cuộc thi năm nay. Diễn ra từ nay đến 20/7, ngoài vẻ đẹp, trí tuệ, người đẹp đăng quang phải đam mê du lịch, tích cực góp phần quảng bá sâu rộng văn hóa, lịch sử, vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Những bộ phim đặc sắc và giải thể thao kịch tính chào hè Điện ảnh - Âm nhạc

Những bộ phim đặc sắc và giải thể thao kịch tính chào hè

TTTĐ - Cuộc đua kịch tính trên khắp các đấu trường thể thao, phim ảnh đặc sắc chào mùa hè sôi động lên sóng phục vụ khán giả.
Chương trình trọng điểm với nội dung trang trọng, ý nghĩa sâu sắc Văn hóa

Chương trình trọng điểm với nội dung trang trọng, ý nghĩa sâu sắc

TTTĐ - Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
“Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại Văn hóa

“Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

TTTĐ - Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”. Sự kiện diễn ra nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024).
Học sinh trường Ams giao lưu cùng Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO) Điện ảnh - Âm nhạc

Học sinh trường Ams giao lưu cùng Dàn nhạc giao hưởng Mặt trời (SSO)

TTTĐ - Buổi giao lưu với Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời là cơ hội để học sinh nhà trường được gặp gỡ những nghệ sĩ quốc tế để thưởng thức những giá trị âm nhạc cổ điển.
Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới Văn hóa

Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

TTTĐ - Triển lãm ảnh "Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới" diễn ra tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm từ ngày 26/4 đến hết 31/5.
Việt Nam khai thác hiệu quả giá trị danh hiệu UNESCO Văn hóa

Việt Nam khai thác hiệu quả giá trị danh hiệu UNESCO

TTTĐ - Việt Nam đang khai thác hiệu quả di sản được UNESCO ghi danh trong phát triển kinh tế - xã hội. Năm 2024, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện và vận động cho 4 hồ sơ đề cử để UNESCO ghi danh là di sản thế giới.
Hoa hậu Kim Nguyên quyến rũ với hình ảnh Nữ thần Ai Cập Thời trang - Làm đẹp

Hoa hậu Kim Nguyên quyến rũ với hình ảnh Nữ thần Ai Cập

TTTĐ - Hoa hậu Châu Á Việt Nam Kim Nguyên hóa thân vào hình ảnh Nữ thần Ai Cập đầy quyến rũ trong BST "Lạc giữa hoang mạc" của NTK Dexnol - Tuấn Huỳnh khiến người hâm mộ sắc đẹp không thể rời mắt.
"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến Văn hóa

"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến

TTTĐ - Cuốn nhật ký “Con đường văn sĩ” không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và rộng hơn là thế hệ nhà văn tiền chiến.
Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù Văn hóa

Phát huy giá trị văn hoá qua lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù

TTTĐ - Nhằm tưởng nhớ công lao của nhị vị Bồ Tát là hai vị công chúa Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, con gái vua Lý Thái Tông đã có công mua ruộng và dạy nghề giúp dân, hằng năm vào các ngày từ 14 đến 16 tháng ba Âm lịch, Nhân dân 9 xã 10 làng thuộc Tổng Nam Phù xưa, huyện Thanh Trì ngày nay lại tưng bừng tổ chức lễ hội để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ con cháu, khơi dậy niềm tự hào và biết ơn gia đình, dòng họ và quê hương của toàn thể Nhân dân trong Tổng Nam Phù.
Xem thêm