Tag

Nỗi lo tái lấn chiếm vỉa hè

Bạn đọc 11/04/2017 09:59
aa
TTTĐ.VN - Sau chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo thành phố, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng…, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán… cơ đã được giải quyết. Tuy nhiên, trên một vài tuyến phố, nhiều người dân vẫn cố tình không chấp hành chủ trương, gây bức xúc trong dư luận…

Nỗi lo tái lấn chiếm vỉa hè

Thực hiện kiểu… đối phó

Sau hơn một tháng ra quân xử lý các vi phạm về lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán, đường phố Hà Nội trở nên thông thoáng và đẹp hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số tuyến phố người dân không hợp tác nên các lực lượng chức năng rất khó làm việc. Khi có đoàn kiểm tra đến thì người dân thực hiện nghiêm chỉnh nhưng khi đoàn rời đi lại bày bán như bình thường.

Nỗi lo tái lấn chiếm vỉa hè
Một số hộ dân vẫn tận dụng vỉa hè, gầm cầu vượt ở phố Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội) làm nơi kinh doanh buôn bán.

Tại khu vực cổng chính của Vườn thú Hà Nội (đường Kim Mã, quận Ba Đình), khoảng từ 9h sáng đến 17h vẫn còn rất nhiều người bán hàng rong, người dân “mượn” vỉa hè làm nơi kinh doanh hàng ăn, quán nước. Thậm chí, một vài người dân kinh doanh hàng ăn còn chiếm luôn khu vực ngồi chờ xe buýt trước cổng vườn thú để bày bán.

Bạn Nguyễn Linh Chi (sinh viên Đại học Giao thông Vận tải) cho hay: “Em thấy ngạc nhiên vì Hà Nội đang quyết liệt ra quân xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, buôn bán nhưng ở khu vực trước cổng Công viên Thủ Lệ hình như không thấy biến chuyển gì. Hàng quán không chỉ lấn chiếm vỉa hè mà còn chiếm luôn khu vực ngồi chờ xe buýt”.

Tại phố Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội - khu vực chân cầu vượt đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai), các hộ dân tận dụng hết phần vỉa hè, gầm cầu vượt để làm nơi kinh doanh quán ăn như: Bún, phở, cơm, bánh mì, xôi… Theo một vài người dân sống gần đây cho biết, hầu hết các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè đều rất “chủ động” đối phó với cơ quan chức năng.

Chị Nguyễn Thị Mai (một người dân sống trên đường Lê Thanh Nghị) chia sẻ: “Trên tuyến phố Lê Thanh Nghị, nhiều hộ kinh doanh bày hàng ra tận vỉa hè để thu hút khách đi đường. Họ thậm chí còn cắt cử người “theo dõi” hoạt động của cơ quan chức năng để đối phó”, chị T. bày tỏ.

Thực tế không riêng gì phố Lê Thanh Nghị, khu vực vườn thú Hà Nội mà ở quận Cầu Giấy, khu nhà A21 phường Nghĩa Tân, hầu hết các cửa hàng hoa quả, thực phẩm đều bày tràn lan hết ra mặt đường. Đặc biệt, vào các buổi chiều đồng loạt các cửa hàng đưa nhau ra ngoài đường, biến nơi đây thành chợ cóc.

Cần tiếp tục thực hiện quyết liệt

Giành lại vỉa hè cho người đi bộ là chỉ thị vô cùng đúng đắn, nhận được sự đồng thuận của đông đảo người dân. Tuy nhiên, không ít người cho rằng, cần có những chính sách cụ thể, đặc biệt với đối tượng là người bán hàng rong, những tiểu thương sống nhờ vỉa hè.

Trò chuyện với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, chị Nguyễn Thị Lan, ở Hàng Than (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ: “Thực hiện chính sách bao giờ cũng có hai mặt, gồm những điều tích cực và hạn chế. Tôi thấy chính sách dẹp vỉa hè cần được làm quyết liệt nhưng phải có biện pháp đảm bảo cuộc sống cho những người mưu sinh nhờ vỉa hè”.

Anh Đào Văn Huy, một người dân bán hàng rong trên tuyến phố Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Hàng ngày, tôi đạp xe quanh thành phố bán ngô luộc và khoai luộc cũng kiếm được khoảng 200.000 – 300.000 để trang trải cuộc sống và lo cho mấy đứa con ăn học ở quê. Từ hôm Hà Nội đồng loạt ra quân lập lại trật tự đô thị, tôi cũng chỉ dám lén lút ra bán hoặc tranh thủ lúc lực lượng chức năng về ăn cơm, nhiều hôm phải bán đến 2-3h sáng mới được về nhà trọ nghỉ ngơi. Đợt này chỉ bán được khoảng 100.000 đồng mỗi ngày”.

Theo quan điểm của nhiều người, thành phố nên có những địa điểm cụ thể dành cho người bán hàng rong hoặc có thể bán theo giờ. Ví dụ: Những xe đi bán rong như anh Huy nên cấm bán ở những giờ cao điểm vì ảnh hưởng đến mật độ phương tiện giao thông còn những giờ khác vẫn cho bán bình thường.

Việc giành lại vỉa hè phục vụ người đi bộ chắc chắn sẽ còn rất cam go. Điều quan trọng nhất trong “chiến dịch” này của thành phố là giúp Hà Nội đẹp hơn và nó rất cần được người dân thực hiện một cách tự giác, tự nguyện.

Tin liên quan

Đọc thêm

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong Đường dây nóng

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong

TTTĐ - Một người dân tại phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng khi làm thủ tục sang tên lại bị kéo dài từ năm 2012 đến tận nay vẫn chưa xong.
Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Đường dây nóng

Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi

TTTĐ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đăk Hà đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam với 5 đối tượng trong vụ phá rừng tự nhiên tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh.
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang Đường dây nóng

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang

TTTĐ - UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc cưỡng chế thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – Quốc lộ 5, xã An Đồng, huyện An Dương.
Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản? Đường dây nóng

Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

TTTĐ - Tin tưởng “cò làm bìa đỏ”, gia đình ông Nguyễn Văn Phụng (con của liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng) ở Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, đã bị Hoàng Anh Đức và một số đối tượng lừa bán thửa đất 104m2 trị giá 1,5 tỷ đồng và 300 triệu đồng tiền vay tín chấp.
Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ Đường dây nóng

Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ

TTTĐ - Gần 1 năm ròng rã, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã kiên trì đeo bám, tìm hiểu vụ việc cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền. Với sự vào cuộc quyết liệt và tinh thần cầu thị, đến nay các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có báo cáo chính thức về hàng loạt sai phạm trong việc quản lý đất đai xảy ra tại Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) trong việc cấp đất cho các cá nhân.
Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt Đường dây nóng

Xây dựng sai phép, Công ty San Hô Xanh Côn Đảo bị phạt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Du lịch San Hô Xanh Côn Đảo về hành vi xây dựng sai phép.
Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch Đường dây nóng

Người dân xã Tân Triều hạn chế tắm giặt vì thiếu nước sạch

TTTĐ - Mới vào nắng nóng đầu hè đã xảy ra tình trạng thiếu nước sạch trên diện rộng do nguồn nước sông Đà không đủ cung cấp. Tại khu vực Triều Khúc (xã Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) nguồn nước đến nhỏ giọt, chỉ có vào buổi sáng khiến người dân lo lắng, nhiều gia đình phải hạn chế tắm giặt để tiết kiệm nước sinh hoạt.
Công ty HPP bị "quỵt tiền", chủ đầu tư nói không liên quan? Đường dây nóng

Công ty HPP bị "quỵt tiền", chủ đầu tư nói không liên quan?

TTTĐ - Chủ đầu tư dự án thi công trụ sở UBND phường Chính Gián (TP Đà Nẵng) cho biết không liên quan đến Công ty HPP, THL, do các đơn vị này không trúng thầu.
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo điều tra vụ phá rừng tự nhiên Đăk Pxi Đường dây nóng

Tỉnh Kon Tum chỉ đạo điều tra vụ phá rừng tự nhiên Đăk Pxi

TTTĐ - Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh tình trạng phá rừng tự nhiên quy mô lớn tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (UBND) đã chỉ đạo yêu cầu điều tra, làm rõ đối tượng và hành vi trong vụ phá rừng trái phép.
Thực tế thửa đất mua đúng luật bị giả mạo hồ sơ ủy quyền chiếm đoạt Đường dây nóng

Thực tế thửa đất mua đúng luật bị giả mạo hồ sơ ủy quyền chiếm đoạt

TTTĐ - Sau loạt bài phản ánh vụ mua đất đúng luật bị người khác dùng hồ sơ ủy quyền giả mạo mua bán chiếm đoạt ở tỉnh Long An được bạn đọc quan tâm và Công an huyện Đức Huệ phục hồi điều tra, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô tìm hiểu thêm thực tế thửa đất.
Xem thêm