Tag

“Nóng" tình trạng buôn lậu ở biên giới Tây Nam và "mưu ma chước quỷ" của giới buôn lậu (Kỳ 2)

Phóng sự 25/12/2016 11:02
aa
TTTĐ - “Muốn “đi thuốc” phải chuẩn bị chiếc xe máy làm phương tiện và ít vốn, chi phí “đầu tư” gần 10 triệu đồng. Mỗi lần vận chuyển từ 25 - 49 cây thuốc trót lọt, kiếm được vài trăm ngàn đồng nhưng bị lực lượng công an bắt thì mất vốn lẫn lãi”, Minh thú thật.

“Nóng

>> “Nóng" tình trạng buôn lậu ở biên giới Tây Nam và "mưu ma chước quỷ" của giới buôn lậu (Kỳ 1)


Các nài thuốc lá bị bắt giữ

Các nài thuốc lá bị bắt giữ

Lôi kéo cả gia đình tham gia chuyển hàng lậu

Minh (42 tuổi, ngụ huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), 1 nài thuốc đã giải nghệ kể, những nài thuốc lá lậu tại khu vực Thường Phước (huyện Hồng Ngự) chủ yếu là những thanh niên, sống tại các xã An Hoà và An Long (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp).

Theo lời Minh, từ năm 2014, chỉ có những người dân sống cạnh vùng biên giới như xã Thường Phước 1, xã Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự) là tham gia vận chuyển hàng lậu. Do lợi nhuận cao, nhiều người bỏ công việc đồng áng, hay làm công nhân để tham gia vận chuyển hàng lậu.

“Năm 2014, tôi lôi kéo thêm cả vợ, em họ và bỏ tiền ra thuê người vận chuyển giúp. Nài thuốc có 2 dạng, một dạng chở thuê được chủ bao, dạng còn lại là nài “mồ côi”, đi với số lượng ít từ 25 đến dưới 50 cây, khác với những ông chủ lớn mỗi lần đi từ 100 - 200 cây/chuyến”, Minh nói.

Theo lời Minh, khoảng vào tầm 14h có hàng chục người từ các xã An Hoà, An Long chạy xe máy từ ngã ba An Long (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) hướng về cửa khẩu Thường Phước.


“Nóng

Minh cùng chiếc xe độ, rỗng cốp để chứa hàng lậu

Gần đến cửa khẩu, những người này chạy tắt bằng đường tiểu ngạch sang các kho hàng lậu, nằm cách trường gà Thường Phước (Campuchia) khoảng 200m mua thuốc lá. Đa số đều đi nhỏ lẻ, chỉ từ 25 hoặc dưới 50 cây (dưới mức bị truy tố - PV), chủ yếu là Jet và Hero.

Để qua mặt lực lượng chức năng, thuốc lá được tháo rời từng gói giấu trong cốp xe đã được móc rỗng ruột, rồi lưu thông như những người dân bình thường đang tham gia giao thông để về điểm giao hàng.

Ông Lê Văn T. (47 tuổi, ngụ xã An Long, Tam Nông) kể, trước đây, ông cùng những người trong xóm sang các kho hàng cách trường gà Thường Phước vài trăm mét để mua thuốc Jet hoặc Hero vận chuyển, giao cho các đại lý ngã 3 An Thái Trung (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

“Càng giao ở xa số tiền lãi càng cao. Tuy nhiên, gần đây ít ai giao ở địa điểm nói trên vì phải qua nhiều trạm kiểm soát của lực lượng chống buôn lậu. Từ biên giới Hồng Ngự đến ngã ba An Thái Trung giao cho mối, mỗi cây thuốc lời khoảng 20.000đ.

Nhưng nếu bị bắt 1 chuyến thì phải đi lại gần 10 chuyến mới lấy lại vốn. Có nhiều người bị bắt xong là không còn vốn liếng, để gỡ gạc phải vay tiền đi tiếp. Nếu may mắn còn có thể gỡ, vì có rất nhiều người bị bắt đã mang thêm nợ và bỏ xứ đi nơi khác”, ông T. nói.

Những nài chạy thuê đa phần là không có nghề nghiệp, đôi khi bị dính “phốt” vì lực lượng công an bắt giữ nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự, cũng phải mất hết vốn liếng, nên đành chấp nhận chạy thuê.

“Họ vận chuyển hàng cục (25 cây/cục, mỗi lần đi từ 2 - 4 cục) đi theo đoàn, có người chạy trước cảnh giới. Khi thấy lực lượng chức năng sẽ thông báo cho những người phía sau tìm nơi ẩn nấp.

Nếu bị phát hiện, các nài này sẵn sàng “đua” với lực lượng chống buôn lậu, cùng đường thì lao xe vào lực lượng rồi bỏ phương tiện, hàng hoá trốn thoát bằng mọi cách”, Minh nói.

“Nóng

Các nài thuốc lá bị bắt giữ

Càng cận Tết, hoạt động của các nài gia tăng về số lượng và chuyến đi vì đây là thời điểm mà những chủ hàng buôn thuốc lá lậu “thu hoạch”. Ngày thường, đa số đều đi một lượt, nhưng đến dịp Tết tăng lên 2 đến 3 lượt.

“Khoảng 2h sáng là lên Campuchia lấy thuốc đi giao ngay. Xong lượt đầu là trời cũng gần sáng, tiếp tục đi lấy rồi đem thuốc về nhà nghỉ ngơi đợi đến đầu giờ chiều lại đi giao”, Minh nói.

Còn Trần Văn Q. (20 tuổi, ngụ xã An Long, Tam Nông) trần tình: “Mỗi chuyến đi trong dịp gần tết tôi được trả công 300.000đ/ngày, tiền xăng và ăn uống đều do chủ chi trả hết.

Người chạy thuê phải giao hàng đến nơi một cách nhanh nhất, nếu gặp công an thì tìm mọi cách thoát thân chứ không để bị bắt. Nếu bị bắt, những người chạy thuê không phải bồi thường cho chủ nhưng sẽ không ai mướn nữa”.

Tai nạn, nợ nần chồng chất vì chuyển hàng lậu

Theo các nài, một thời những người dân sống cạnh vùng biên giới có thể kiếm sống được bằng việc vận chuyển hàng lậu. Một chuyến chở hàng lậu khoảng chừng 30 - 50 cây thuốc lá, nài có thể kiếm được 500.000 - 700.000đ.

Tuy nhiên, hệ lụy từ công việc này, nếu bị bắt thì mất vốn, bị xử lý hành chính rất nặng (chưa đến mức truy cứu hình sự), thậm chí nhiều người phải mất mạng khi gây tai nạn giao thông, mang thương tích vĩnh viễn.

Bà Trần Thanh X. (39 tuổi, ngụ huyện Tam Nông) cho biết: “Có thời điểm, vận chuyển thuốc lá lậu thuận lợi mang lại nguồn lợi cho gia đình. Việc làm này là phạm pháp nhưng vì mưu sinh, tôi và chồng phải chấp nhuận rủi ro. Tiền lợi nhuận kiếm về từ công việc này chưa được là bao thì tai họa ập đến.

Một lần vận chuyển giữa khuya, chồng tôi đang điều khiển xe máy thì bị ngã xuống đường do mệt mỏi. Chồng tôi chỉ bị chấn thương nhẹ, còn tôi thì bị gãy chân sức khỏe ngày càng suy giảm. Chiếc xe dùng vận chuyển và số thuốc cũng bị lực lượng công an thu giữ”.

Cách nhà bà X. hơn trăm mét là gia đình ông Nguyễn Văn D. (51 tuổi, ngụ xã An Long, huyện Tam Nông). Trước kia, ông D. hành nghề xe ôm, vợ và 2 người con đi TP. HCM làm công nhân.

Nghe bạn bè rủ rê, vợ và 2 người con trai trở về địa phương tham gia việc buôn lậu. Ông D. đi vay mượn người quen được gần 20 triệu đồng, cộng thêm số tiền dành dụm được mua 3 chiếc xe máy rồi nhờ thợ “độ” lại xe để đi vận chuyển thuốc lá.


“Nóng

Thuốc lá được lực lượng chống buôn lậu An Giang bắt giữ

Công việc thuận lợi được nửa tháng, ông D. liên liếp đón tai hoạ lần lượt ập đến vợ và người con trai lớn. Trong một chuyến vận chuyển, ông D. và vợ bị lực lượng chức năng phát hiện và ra hiệu dừng lại kiểm tra. Không chấp hành, ông D. bỏ chạy và va chạm với 1 xe máy trên đường rồi té ngã. Bản thân ông bị gãy tay trái, vợ bị chấn thương nặng ở đầu và chân...

Chi phí chữa trị tốn rất nhiều tiền, mặc dù khỏi bệnh nhưng sức khỏe của vợ ông không còn như trước, vốn liếng thì mất sạch. Còn con trai ông D., chở 50 cây thuốc đến đoạn ngã ba Ông Bầu (thuộc địa phận huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) giao cho mối thì gây tai nạn.

Cú va chạm khiến nạn nhân bị thương, ông D. phải đi vay mượn tiền bạc để bồi thường chi phí chữa trị. Cũng từ đó, gia đình lâm vào cảnh nợ nần và phải tứ tán đi mưu sinh...

Những trường hợp trên, chỉ là số ít những nài thuốc lâm vào cảnh tiền mất tật mang. Rất nhiều trường hợp, những thanh niên trẻ tuổi tại Hồng Ngự và các huyện, thị lân cận phải thiệt mạng và chạy xe với tốc độ cao và tự gây tai nạn trong khi chở hàng lậu. Nhưng vì nghèo, nhiều người vẫn lao vào con đường buôn lậu...


Bất cập xử lý vận chuyển hàng lậu

Theo 1 lãnh đạo Công an huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), hiện nay mức xử phạt hành chính đối với việc vận chuyển hàng cấm về cơ bản là đủ sức răn đe vì bị xử phạt rất nặng, với số tiền lớn.

Nhưng thực tế những trường hợp bị phạt lại rơi vào những người vận chuyển thuê, hoàn cảnh rất khó khăn. Phần lớn, những người vận chuyển hàng cấm (chưa đến mức truy cứu hình sự) không có tiền đóng phạt (với mức phạt trung bình từ 30 - 40 triệu đồng), vì rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

“Những đầu nậu, chủ hàng lợi dụng vào điều này, thuê những người nghèo khó, không có việc làm với mức thu nhập cao mỗi ngày từ 200.000 - 300.000đ để vận chuyển hàng lậu.

Nếu bị bắt một lần, những người này không vận chuyển tiếp (vì đã bị xử phạt hành chính, nếu vi phạm lần 2 trong thời gian còn hiệu lực sẽ bị khởi tố) mà chuyển sang làm “ăngten”, chạy xe máy đi trước để dò đường xem có lực lượng tuần tra hay không và thông báo cho các nài tấp vào nhà dân ẩn nấu hoặc né tránh đi vòng qua các tuyến lộ nông thôn...”, ông nói.




(Còn nữa)



Tin liên quan

Đọc thêm

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Xem thêm