Tag

9 năm bị ung thư: Vẫn cứ khát khao, vẫn cứ hành động!

Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới 29/07/2017 09:16
aa
TTTĐ.VN - 9 năm trời bị ung thư tụy cấp, di căn sang gan giai đoạn cuối, Nguyễn Lữ Thu Hồng có bút danh Lữ Hồng vẫn học hết lớp 12, vào đại học sư phạm, trở thành cô giáo và làm thơ. Cái gì khiến Lữ Hồng làm nên điều kỳ diệu chiến thắng căn bệnh thế kỷ và thực hiện ước mơ?

9 năm bị ung thư: Vẫn cứ khát khao, vẫn cứ hành động!

Nền y học hiện đại đã có những sáng tạo đỉnh cao, người ta có thể biến một cô gái xấu xí như con vịt thành con thiên nga lộng lẫy, hoặc ghép gan, ghép tim từ người này sang người kia, có thể nhân bản từ tế bào gốc..., song dường như, con người vẫn bất lực trước căn bệnh ung thư. Lữ Hồng là một cô gái trẻ xinh đẹp, tươi tắn. Áo trắng học trò. Hoa phượng cháy mùa hạ. Ríu rít bạn bè. Phấn trắng bảng đen và ước mơ đầu đời con gái ở phía tương lai gần là cánh cổng trường đại học. Vậy mà, đùng một cái như sét đánh ngang tai, choáng váng, bàng hoàng bởi căn bệnh ung thư như từ trên trời rơi xuống.

Nhà thơ Văn Công Hùng kể: “Cô bé Lữ Hồng sinh 1992. Gia đình bố mẹ đều lao động chân tay nuôi ba chị em ăn học ở xã Biển Hồ ngoại thành thành phố Pleiku, đấy ông ạ. Một ngày, đang học lớp 12, năm học ấy là 2008 - 2009, cô bé có tiếng là xinh và ham học chợt đau bụng quằn quại. Thăm khám ở bệnh viện Gia Lai xong bác sĩ khuyên nên vào Sài Gòn khám tiếp. Lữ Hồng trở thành bệnh nhân bệnh viện Chợ Rẫy, ca mổ lớn kéo dài 6 tiếng, song đành phải đóng lại, chỉ lấy một tí tế bào sinh thiết, bởi người ta phát hiện khối u nó nằm rất sát gan và mật, không thể nội soi như thông thường được. Nằm đó hơn một tháng cho lành vết mổ rồi xuất viện về nhà với chẩn đoán: U tụy giai đoạn cuối. Bó tay”. Thực ra là không chịu bó tay. Bởi “có bệnh thì vái tứ phương”: Sau Sài Gòn thì 2 mẹ con cũng đã ra Huế, Đà Nẵng, đến đâu bác sĩ cũng bảo… xong rồi, có ông còn mô tả rễ nó đã xùm xòa rất xum xuê không can thiệp gì được nữa, về… chờ thôi”.


9 năm bị ung thư: Vẫn cứ khát khao, vẫn cứ hành động!
Cô giáo 9X xinh đẹp 8 năm bị ung thư và điều kỳ diệu đến không thể ngờ..!

Còn Lữ Hồng kể: “Hồi đó đến giờ em chỉ khóc một l lần”. Chỉ khóc một lần, bởi nếu khóc lần hai thì sẽ khóc lần ba, khóc lần thứ N. Nếu cứ khóc sẽ làm rầu rĩ căn nhà vốn đang như bị bão giông giật đùng đùng. Nếu cứ khóc thì mẹ, và cả nhà đều khóc. Người ta ví ai bị bệnh ung thư như đã bị Nam tào chấm sổ. Bị ung thư coi như hết thời gian ở cõi tạm. Một người bị bệnh ung thư thì xới tung cả cuộc sống, làm hoang mang nháo nhác cả nhà. Vậy mà, Lữ Hồng chỉ khóc một lần là vì cô “nghĩ mình phải nghỉ học”. Nghỉ học không những chẳng bao giờ được đến lớp gặp bạn bè thầy cô, mà ước mơ làm cô giáo mãi mãi chỉ là ước mơ: “Còn nhớ lúc đó đang làm hồ sơ thi đại học. Ước mong từ nhỏ được làm cô giáo nung nấu trong em. Và em chỉ làm duy nhất một hồ sơ thi vào Khoa văn Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn”. Khát vọng học hết phổ thông, khao khát vào đại học, rồi sau làm nghề giáo viên của Lữ Hồng quá lớn. Lớn đến mức át cả chuyện sinh tử. Thực ra, chẳng phải Lữ Hồng không buồn, không sợ chết. Sau này, cô viết thư cho nhà thơ Văn Công Hùng: “Ai mà không sợ hả chú? Hồi mới nghe tin cháu choáng một lúc, nhưng rồi quên rất nhanh bởi còn lo… về kịp học. Mẹ cháu khóc và ngất lên ngất xuống, còn cháu thì chỉ lo không kịp thi tốt nghiệp. Về, cả xóm đến thăm vì nghĩ bệnh viện trả về là… xong rồi, còn cháu thì ôn thi”. Thần chết phải chịu thua, lui xuống hàng thứ hai, sau khát vọng đi học.

Tôi không ít lần can dự vào số phận một số người bị bệnh hiểm nghèo. Ai cũng sợ chết thì hẳn nhiên. Có người yếu đuối, hãi sợ, cuống quýt, cào cấu, tuyệt vọng đến mức bạc nhược. Rất ít người bình thản “Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”, coi trần gian cũng chỉ là cõi tạm. Phần đông là đau khổ, sợ hãi, tiếc sống, chán nản nên bệnh trọng lại càng nặng hơn, đi về cõi vĩnh hằng càng nhanh hơn. Tất nhiên, vẫn có người ham sống, sống để làm cái việc còn dang dở, sống để lo cho con cái ăn học, sống để cống hiến, thậm chí sống thêm một thời gian cần thiết nữa để trả nốt nợ, hoặc khao khát biến một ước mơ nho nhỏ bình dị thành hiện thực. Lữ Hồng thuộc tạng người sống để thực hiện được mong muốn làm cô giáo. Khát vọng lớn, nhưng cũng thật đơn sơ, dung dị.

Có khát vọng chưa chắc đã làm được việc lớn. Nhưng, muốn làm được việc lớn dứt khoát phải tràn đầy khát vọng. Tôi chưa thấy ai không có khát vọng mà làm nên nghiệp lớn, dù ăn may thì cơ hội đến cũng sẽ bỏ đi. Thông thường, có khát vọng lớn thì ý chí cao, hành động mạnh. Trong trường hợp này, Lữ Hồng cũng là một con người hành động. Nhà thơ Văn Công Hùng kể: “Trong lúc “chờ” thì… dự thi tốt nghiệp. Mấy tháng không học không ôn mà vẫn đậu tốt nghiệp. Rồi đi thi đại học. Ước mơ lớn nhất của cô bé này là được làm cô giáo. Và thi đậu hệ sư phạm Ngữ văn của đại học Quy Nhơn (hệ sư phạm lấy điểm cao hơn hệ Tổng hợp). Thừa đến mấy điểm. 4 năm học ở chung nhà trọ với một cô bạn, cứ 3 giờ sáng là dậy sắc thuốc, 6 giờ uống rồi lên lớp”. Thứ thuốc này lấy từ phòng mạch đông y của ông Nông Văn Khìn ở huyện Đắc Tô, Kon Tum. Uống thuốc của ông Khìn từ đó đến nay, mỗi ngày một gói giá 30 ngàn đồng, sắc lên uống. Lữ Hồng không dùng bất cứ loại thuốc tây y nào. Học bài và tự chăm sóc sức khỏe theo phác đồ điều trị sẵn, cô bé đã “tạo cho mình thói quen không còn thời gian để buồn”. Quả thật, tự làm bác sĩ của riêng mình đằng đẵng gần chục năm trời cũng là một sự kiên trì, bền bỉ. Đặc biệt, Lữ Hồng không chia sẻ bệnh tật cùng ai, chỉ vài ba người bạn và người thân trong gia đình biết. Tươi vui, rạng rỡ, vui vẻ hòa nhập cuộc sống đến mức ngay cả cái sự sắc thuốc triền miên vào lúc 3 giờ sáng suốt 4 năm đại học, mà cô bạn ở cùng phòng cũng chỉ nghĩ Lữ Hồng uống thuốc để làm da thịt mịn màng. Hoặc, thi đỗ công chức làm giáo viên, Lữ Hồng mang theo cả máy in xuống Trường THCS Kpă Klơng, xã Ia Piơ, H.Chư Prông (Gia Lai) xa xôi, cách nhà 50 cây số để tiện làm việc, soạn giáo án, lên lớp, chấm bài, làm MC, chơi bóng. Không ai biết cô đang mang mội khối u ác tính trong người. Chấp nhận chung sống với bệnh tật và không muốn người đời nhìn mình bằng con mắt thương hại, Lữ Hồng quả là một con người đầy ý chí, nghị lực và tự trọng. Lữ Hồng tâm sự với nhà báo Trần Hiếu: “Em quan niệm cuộc sống là phải tươi sáng, căng tràn. Nếu có dịp gặp lại những bác sĩ ngày xưa, chắc họ phải rất ngạc nhiên. Chắc họ nghĩ cô bé ngày xưa chắc đã…xanh cỏ rồi. Ai ngờ! Cuộc đời lấy đi của em đủ thứ nhưng ban cho em nụ cười. Khối u của em đã di căn sang gan và có to hơn. Không biết tương lai ra sao. Khi con người đứng giữa lằn ranh sống - chết, thì khát sống mới trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết”. Lữ Hồng đang viết nên điều kỳ diệu và không phải ai cũng làm nổi.

Người ta nói: Khi vui quá, buồn quá thì thơ cũng cất cánh. Lữ Hồng làm thơ để tiếp thêm sức mạnh cho mình, để sống lạc quan và còn “tựa câu thơ đứng dậy”: Một mai thức dậy/ Đi trọn kiếp người/ Xin là thạch thảo/ Tím hoài khôn nguôi. (Một mai thức dậy). Thơ của Lữ Hồng giàu cảm xúc, chân thật, không ủy mị, buồn phiền, ai oán, mà đầy khát vọng sống. Thơ cô xuất hiện ở Tạp chí Văn Nghệ Gia Lai một cách tự tin, chững chạc và không lẫn với ai. Gần đây nhất, báo Thanh Niên đã tổ chức để Lữ Hồng tham ra chương trình “Chạm vào ước mơ” giao lưu với nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh tương tự. Vẫn là một Lữ Hồng xinh tươi, lạc quan, chia sẻ, giàu khát khao, hành động.

Đằng sau câu chuyện cô bé bị ung thư gần chục năm vẫn không gục ngã, mà kiên cường chống chọi bệnh tật và thực hiện ước mơ của mình, là bao la tình người nhân ái. Có lẽ, sau nỗi đau của đứa con là người mẹ. Bà mẹ của Lữ Hồng nghe tin con bị ung thư... ngất xỉu luôn. Nhưng, người mẹ cũng đã kịp đứng dậy cùng con đối diện với nỗi buồn, bất hạnh để vượt qua. Thật may mắn, xung quanh Lữ Hồng còn rất nhiều tốt, có nghĩa là cô bé luôn sống trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của người đời. Nhà thơ Văn Công Hùng đọc, in thơ Lữ Hồng và theo dõi, động viên từng bước chập chững vào con đường nghệ thuật của cô. Báo Thanh Niên đã mang đến cho Lữ Hồng một điều bất ngờ: Báo tổ chức in tập thơ của cô và kịp ra mắt ngay trong cuộc gặp gỡ các thành viên “Chạm vào ước mơ”. Rất nhiều bạn đọc khi biết chuyện đều chia sẻ, động viên, cảm phục ý chí kiên cường và niềm tin cuộc sống của Lữ Hồng.

Cuộc sống đầy bất ổn bất trắc, gục ngã hay đứng dậy đi tiếp luôn luôn phải lựa trọn. Hãy khát khao, và hãy hành động thì điều kỳ diệu sẽ đến trong tầm tay.


Tin liên quan

Đọc thêm

8 mô hình thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

8 mô hình thanh niên tiêu biểu nhận giải thưởng Hồ Hảo Hớn

TTTĐ - Tối 24/3, tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP HCM, Thành đoàn TP HCM tổ chức Lễ kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn (26/3/1931 – 26/3/2019) và tuyên dương, trao Giải thưởng Hồ Hảo Hớn cho 8 tập thể với 8 mô hình tiêu biểu.
Tuổi trẻ Transerco sôi nổi tranh tài đá bóng hưởng ứng Tháng Thanh niên 2019 Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

Tuổi trẻ Transerco sôi nổi tranh tài đá bóng hưởng ứng Tháng Thanh niên 2019

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ( 26/3/1931 - 26/3/2019) và hưởng ứng tháng Thanh niên 2019, Đoàn Thanh niên 4 đơn vị gồm Ban Quốc tế - Văn phòng TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Văn phòng Thành ủy Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) và Phòng PV05 - Công an Thành phố Hà Nội đã tổ chức giải giao lưu bóng đá.
Đối thoại trực tuyến Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn với đoàn viên thanh niên Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

Đối thoại trực tuyến Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn với đoàn viên thanh niên

Trong khuôn khổ hoạt động Tháng Thanh niên năm 2019, Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Lê Quốc Phong sẽ đối thoại trực tuyến với đoàn viên thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước với chủ đề "Thanh niên tình nguyện vì cộng đồng" vào ngày 21/3.
Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Hội Sinh viên VN khóa IX Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

Dự thảo Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Hội Sinh viên VN khóa IX

TTTĐ- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2018-2023 là sự kiện chính trị quan trọng của sinh viên Việt Nam, được tổ chức vào tháng 12/2018 tại Hà Nội. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đại hội là đánh giá những kết quả thực hiện Nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua và xác định mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ mới (2018-2023).
50 nữ sinh viên Hà Nội “đọ” tài sắc Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

50 nữ sinh viên Hà Nội “đọ” tài sắc

TTTĐ- Ngày 15/9, tại Hà Nội, 50 gương mặt nữ sinh khả ái cùng tranh tài tại Vòng sơ khảo Cuộc thi "Hoa khôi sinh viên Việt Nam" năm 2018. Sau các vòng thi, Ban Tổ chức đã lựa chọn năm thí sinh xuất sắc lọt vào vòng trong của cuộc thi.
“Gia tài khủng” của nữ đoàn viên ưu tú tuổi đôi mươi Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

“Gia tài khủng” của nữ đoàn viên ưu tú tuổi đôi mươi

TTTĐ - Nhiệt tình, nhanh nhẹn, thân thiện và đặc biệt là sở hữu “một gia tài khủng” bằng khen, giấy khen của tổ chức Đoàn-Hội trong và ngoài nhà trường là những ấn tượng mà mọi người nghĩ đến khi nhắc về cái tên Trần Thị Thảo – cô sinh viên năm 3 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Nữ sinh 9X xinh đẹp, tài năng, khiến nhiều chàng trai “phải lòng” Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

Nữ sinh 9X xinh đẹp, tài năng, khiến nhiều chàng trai “phải lòng”

TTTĐ - Sở hữu gương mặt xinh xắn, nữ sinh 9x Nguyễn Ngọc Anh không chỉ khiến giới trẻ ngưỡng mộ vì vẻ đẹp hiện đại, trẻ trung mà còn bởi sự năng động, cầu tiến, đa tài và đặc biệt là khả năng độc lập tài chính của mình.
Huyền My đẹp lạ làm cố vấn chuyên môn cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

Huyền My đẹp lạ làm cố vấn chuyên môn cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Với chiếc đầm đỏ xẻ cao táo bạo, Huyền My thật sự nổi bật và đẹp hút hồn bên cạnh những tà áo dài xanh của các thí sinh dự thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam.
Hanwha Life Việt Nam tặng quà và vui Trung thu cùng trẻ em nghèo Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

Hanwha Life Việt Nam tặng quà và vui Trung thu cùng trẻ em nghèo

TTTĐ.VN - Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam vừa phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Huyện Củ Chi tổ chức sự kiện “Vui Trung thu cùng trẻ em Củ Chi” cho các em thiếu nhi xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, TP HCM. Đây là hoạt động có ý nghĩa mang đến niềm vui và chia sẻ khó khăn, giúp các em có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân nô nức ra quân phòng chống dịch sốt xuất huyết Tuổi trẻ thủ đô tham gia xây dựng Nông thôn mới

Sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân nô nức ra quân phòng chống dịch sốt xuất huyết

TTTĐ.VN – Sáng 9/9, Đoàn Thanh niên trường Đại học Kinh tế quốc dân phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Đồng Tâm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tổ chức ra quân đợt hoạt động cao điểm phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội tới dự.
Xem thêm