Tag

Agribank dành 8.000 tỉ đồng hỗ trợ ngành lâm, thủy sản xuất khẩu

Kinh tế 12/04/2024 15:26
aa
TTTĐ - Agribank đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và dự kiến tăng quy mô giải ngân theo chương trình cho vay lâm sản, thủy sản lên 8.000 tỉ đồng (Chiếm gần 30% quy mô của toàn ngành). Đến nay, doanh số cho vay triển khai từ đầu chương trình đã đạt gần 5.500 ngàn tỉ đồng, dư nợ đạt gần 5.000 tỉ đồng với hơn 3,3 ngàn lượt khách hàng vay vốn...

Đó là khẳng định của bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng giám đốc Agribank tại Hội thảo “Tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD”, do Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức, nhằm tháo gỡ các “nút thắt” về tín dụng, đặc biệt với các lĩnh vực như chế biến, xuất khẩu.

Phó Tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình phát biểu tại hội thảo
Phó Tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo, Phó Tổng giám đốc Agribank Phùng Thị Bình đã có bài tham luận với chủ đề "Đồng hành cùng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính trong chuỗi liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm - thủy sản".

Bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết: Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 trong bối cảnh nền kinh tế phải chịu tác động nặng nề từ hậu quả của đại dịch COVID-19; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn; trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương quyết liệt triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp; nhờ đó, tình hình KTXH 2 tháng đầu năm có xu hướng phục hồi và đạt được những kết quả quan trọng, tạo đà cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2024 của Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

Việc thực hiện các giải pháp tín dụng phát triển ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lâm sản, thủy sản nói riêng có ý nghĩa quan trọng; không chỉ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tăng trưởng, mà còn tạo cơ sở, nền tảng để phát triển ngành lâm sản, thủy sản gắn với phát triển bền vững, phát triển xanh và hàm lượng giá trị công nghệ cao; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến năm 2030. Việc tăng cường tín dụng đối với các lĩnh vực này mang nhiều lợi ích không chỉ cho nền kinh tế, mà trực tiếp tác động tích cực đến thu nhập của người nông dân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực lâm sản, thủy sản.

Toàn cảnh hội thảo
Toàn cảnh hội thảo

Với lợi thế là NHTM hoạt động chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, Agribank với 36 năm gắn bó, đồng hành cùng “Tam nông”, đã trở thành điểm tựa vững chắc cho hàng triệu hộ nông dân trong cả nước tạo dựng công ăn việc làm, phát triển kinh tế địa phương, góp phần thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và cùng các địa phương phát triển bền vững. Với tỉ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong các năm qua luôn ở mức 60%-70% tổng dư nợ cho vay, vốn tín dụng của Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.

Với mong muốn chuyển tải nguồn vốn thiết thực đến với người dân khắp mọi miền Tổ quốc, bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế Agribank còn tích cực triển khai hiệu quả nhiều chương trình tín dụng chính sách, không ngừng cung ứng vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống và đem lại lợi ích tối đa cho các đối tượng được thụ hưởng.

Agribank luôn đồng hành cùng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính trong chuỗi liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm - thủy sản.
Agribank luôn đồng hành cùng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính trong chuỗi liên kết, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu lâm - thủy sản.

Mặc dù tổng dư nợ 2 tháng đầu năm của Agribank có giảm so với thời điểm 31.12.2023, tuy nhiên đến hết tháng 3, dư nợ có sự tăng trưởng trở lại, đến cuối quý I, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt 1,55 triệu tỉ đồng. Trong đó: dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 963 ngàn tỉ đồng, chiếm khoảng 63% dư nợ nền kinh tế, chiếm khoảng hơn 32% dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn hệ thống ngân hàng; Dư nợ cho vay ngành lâm sản, thủy sản là hơn 128 ngàn tỉ đồng/243.275 khách hàng còn dư nợ, chiếm 8,37% dư nợ nền kinh tế:

- Về cho vay lĩnh vực thủy sản của Agribank đến 31.3.2024, tổng dư nợ là 74,5 ngàn tỉ đồng/151 ngàn khách hàng, trong đó: dư nợ cho vay khai thác, nuôi trồng thủy sản là 42,8 ngàn tỉ đồng, Cho vay chế biến và xuất khẩu thủy sản là 9,2 ngàn tỉ đồng, Cho vay kinh doanh thủy sản là 22,5 ngàn tỉ đồng.

- Về cho vay lĩnh vực lâm sản đến 31.3.2024, tổng dư nợ cho vay là gần 54 ngàn tỉ đồng/92.275 khách hàng, trong đó: dư nợ cho vay ngành lâm nghiệp là 19,2 ngàn tỉ đồng, ngành gỗ là 34, 6 ngàn tỉ đồng.

Triển khai thực hiện Văn bản số 5631/NHNN-TD ngày 14/7/2023 của NHNN về hướng dẫn triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (Văn bản 5631) với dự kiến Quy mô 15.000 tỉ đồng, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam thấp hơn tối thiểu từ 1%-2% so với lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn, thời gian triển khai đến 30.6.2024, ngày 18.7.2023, Agribank đã kịp thời ban hành Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô 3.000 tỉ đồng (chiếm 20% quy mô dự kiến của toàn ngành). Đến 30.11.2023, Agribank đã giải ngân cho vay đạt quy mô 3.000 tỉ đồng theo cam kết và hoàn thành triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo văn bản 5631 của NHNN.

Ngày 11/3/2024, NHNN đã ban hành văn bản số 1813/NHNN-TD về việc tiếp tục triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo chỉ đạo của NHNN tại văn bản 5631, nâng quy mô cho vay lên 30.000 tỉ đồng. Theo đó, Agribank đã đăng ký với NHNN và dự kiến tăng quy mô giải ngân theo chương trình cho vay lâm sản, thủy sản lên 8.000 tỉ đồng (Chiếm gần 30% quy mô của toàn ngành). Đến nay, doanh số cho vay triển khai từ đầu chương trình đã đạt gần 5.500 ngàn tỉ đồng, dư nợ đạt gần 5.000 tỉ đồng với hơn 3,3 ngàn lượt khách hàng vay vốn.

Hiện nay, Agribank vẫn tiếp tục giải ngân cho vay lâm sản, thủy sản theo gói 30.000 tỉ đồng của NHNN, đồng thời tiếp tục triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi nội bộ nhằm khuyến khích phát triển đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản và các lĩnh vực ưu tiên quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư…).

Ngay từ đầu năm 2024, Agribank đã dành hơn 100 ngàn tỉ đồng để tiếp tục triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng là người dân và doanh nghiệp với mức lãi suất thấp (trung bình từ 5% - 7%, mức lãi suất thấp nhất 3%). Một số các Chương trình hiện nay Agribanbk đang triển khai như: Tiếp tục triển khai Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô tăng thêm 5.000 tỉ đồng, lãi suất cho vay thấp hơn tối thiểu 1% - 2% so với mức lãi suất cho vay bình quân cùng kỳ hạn; Chương trình cho vay ưu đãi khách hàng Xuất nhập khẩu quy mô 25.000 tỉ đồng, lãi suất giảm tối đa 1% so với sàn lãi suất cho vay thông thường; Chương trình cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 10.000 tỉ đồng, lãi suất giảm tối đa 0,7% so với sàn lãi suất cho vay thông thường; Chương trình ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tài trợ vốn ngắn hạn với quy mô 20.000 tỉ đồng, lãi suất cho vay tối thiểu 3%; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng pháp nhân của Tập đoàn/Tổng Công ty thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước, quy mô 20.000 tỉ đồng, lãi suất giảm tối đa 2,5% so với sàn lãi suất cho vay thông thường; Chương trình cho vay ưu đãi tài trợ Dự án đầu tư dành cho KHDN năm 2024, quy mô 15.000 tỉ đồng, lãi suất giảm tối thiểu là 6% cố định trong năm đầu…. Ngoài ra các khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng các tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh sẽ được áp dụng mức lãi suất ưu đãi ngắn hạn là 4% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài việc giảm lãi suất cho vay, Agribank đã chủ động giảm tối đa đến 50% một số các loại phí phát sinh.

Thông qua giảm lãi suất, Agribank đã tích cực chia sẻ, hỗ trợ khách hàng bằng chính nguồn lực của mình (thu nhập 2 tháng đầu năm 2024 của Agribank giảm gần 1.200 tỉ đồng so cùng kỳ 2023).

Mặc dù việc triển khai cho vay lĩnh vực lâm sản, thủy sản tại Agribank đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai mô hình cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp vẫn còn gặp một số vướng mắc, khó khăn như:

- Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển các chuỗi liên kết giá trị hiện nay là thiếu các doanh nghiệp đủ tiềm lực để giữ vai trò dẫn dắt, đủ lớn để giữ vai trò hạt nhân trong hoạt động của chuỗi liên kết. Tại các địa phương chưa có các chính sách đồng bộ trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chưa có sự tham gia đủ mạnh của các ngành chức năng.

- Hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, doanh nghiệp đầu mối còn phổ biến, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc kiểm soát dòng tiền. Chưa có chế tài cụ thể để điều chỉnh quan hệ, tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp nên khi gặp những tranh chấp diễn ra, không có cơ sở pháp lý để giải quyết, thiếu biện pháp xử lý để tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng của người dân và doanh nghiệp.

- Khó khăn trong kiểm soát hồ sơ giải ngân vốn vay: Phong tục tập quán địa phương việc mua sản phẩm của người dân không có hóa đơn, chứng từ và phần lớn sử dụng thanh toán tiền mặt.

Với vai trò là một NHTM dẫn đầu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn, giữ vai trò chủ lực cung ứng vốn cho nền kinh tế, Agribank tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.

Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, bản thân doanh nghiệp cần chủ động xây dựng các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi; Lựa chọn và phối hợp với chủ thể đại diện trong chuỗi giá trị. Chủ thể đại diện phải là đơn vị có uy tín trong chuỗi; Tăng cường quản lý thanh khoản, dòng tiền, minh bạch tình hình tài chính; chủ động tiếp cận, đề xuất nhu cầu vay vốn để ngân hàng có cơ sở thẩm định, quyết định cho vay; phối hợp chặt chẽ với ngân hàng cho vay trong việc kiểm soát dòng tiền từ các khâu thu mua, chế biến đến xuất khẩu; Kịp thời nắm bắt diễn biến thị tường về mặt hàng thủy sản (thị trường trong nước, xuất khẩu), định hình phân khúc thị trường phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp (từ vùng nguyên liệu, phương thức chế biến đến thị trường xuất khẩu,...).

j
Agribank đã đăng ký với NHNN và dự kiến tăng quy mô giải ngân theo chương trình cho vay lâm sản, thủy sản lên 8.000 tỉ đồng

Để triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Agribank đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, ngoài các giải pháp, chính sách từ ngành Ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các Bộ, ngành, địa phương nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng; kích thích tổng cầu, …, đồng thời tăng cường minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp để ngân hàng có cơ sở tiếp cận, thẩm định, cấp tín dụng đối với khách hàng, các dự án khả thi, đủ pháp lý.

Thứ hai, kính đề nghị các Sở, ban, ngành, các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với Agribank trong việc kết nối Ngân hàng – doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt nhu cầu khách hàng, những khó khăn vướng mắc để tháo gỡ, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng được kịp thời.

Mục tiêu, giải pháp tín dụng đẩy mạnh của Agribank trong thời gian tới

Thứ nhất, duy trì và tập trung chính sách cho vay nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên khác theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong cho vay sản xuất, kinh doanh lâm sản, thủy sản.

Thứ hai, tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và cho vay sản xuất, kinh doanh lâm sản, thủy sản nói riêng.

Thứ ba, mở rộng quan hệ và tăng cường hợp tác chiến lược với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn; Triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã được ký kết giữa Agribank và đối tác, khách hàng; Chủ động tham gia xây dựng, kết nối các thành phần của chuỗi giá trị nông nghiệp từ nuôi trồng – thu mua – chế biến xuất khẩu để đảm bảo nguồn vốn đầu tư chủ động cho từng khâu, kiểm soát được dòng tiền, minh bạch tài chính.

Thứ tư, đầu tư tín dụng hướng tới sản xuất chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, các dự án sản xuất, kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường.

Thứ năm, Áp dụng thành tựu công nghệ 4.0 trong hoạt động cho vay, từng bước cải tiến, đơn giản hóa thủ tục vay vốn; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Ban, Bộ, ngành trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai.

Đọc thêm

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm Thị trường - Tài chính

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

TTTĐ - Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến mặt hàng này tăng giá, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
Nỗ lực hướng tới 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Doanh nghiệp

Nỗ lực hướng tới 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí

TTTĐ - PV GAS tổ chức truyên truyền trực quan kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam trên các công trình, dự án, nhà máy, tàu thuyền, giàn khoan, trụ sở làm việc của đơn vị nhằm bồi đắp niềm tự hào và không ngừng nỗ lực, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Sản phẩm OCOP, đặc sản Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng Thủ đô Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP, đặc sản Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng Thủ đô

TTTĐ - Trong ba ngày từ 21 - 23/11, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Hà Giang tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân thành phố Hà Nội (số 33 Nguyễn Chí Thanh).
“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank Thị trường - Tài chính

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank

TTTĐ - Tiếp nối thành công của chương trình "Quà tặng tiền tỷ, chào Thu hết ý", Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí Doanh nghiệp

PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí của PV GAS tại khu vực Bắc Bộ.
Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt

TTTĐ - Do vi phạm công bố thông tin, chủ của GEM Center - Công ty Cổ phần In Hospitality bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO Doanh nghiệp

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO

TTTĐ - SABECO vừa ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO, hướng đến làm chủ công nghệ cùng phát triển ngành đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ Doanh nghiệp

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ

TTTĐ - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược Doanh nghiệp

Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus (CarePlus) vừa ký kết thỏa thuận triển khai chương trình hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tầm soát tốt nhất trên toàn hệ thống của CarePlus tới các khách hàng của Prudential.
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy Doanh nghiệp

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup công bố chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.
Xem thêm