Tag

AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi

Giáo dục 15/05/2025 21:19
aa
TTTĐ - Không chỉ dừng lại ở các hình thức học tập truyền thống qua tài liệu, học nhóm hay tham gia câo lạc bộ, các bạn học sinh đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và phân tích tiến độ học tập, rút ngắn thời gian ôn tập.
Chìa khóa giúp sỹ tử lựa chọn đúng đường “Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

Trợ lý học tập thời đại số

Trong những năm gần đây, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đã mang lại nhiều thay đổi trong lĩnh vực giáo dục. Đối với học sinh, Chat GPT, Gemini, Grok,.. trở thành những trợ lý học tập đắc lực, hỗ trợ trong việc ôn tập và nâng cao kiến thức.

Từng gặp khó khăn trong việc học toán, bạn Nguyễn Huyền Anh (Trường THPT Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) bắt đầu sử dụng AI để hỗ trợ học tập sau những chia sẻ của bạn bè. Ban đầu, cô bạn chỉ nhập đề bài vào Chat GPT để lấy đáp án nhưng đã thay đổi cách sử dụng sau khi được giáo viên hướng dẫn cách sử dụng hiệu quả.

AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi
Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo trở thành những trợ lý học tập đắc lực, hỗ trợ trong việc ôn tập và nâng cao kiến thức

“Em thường xuyên sử dụng Chat GPT để hỗ trợ việc học. Khi gặp bài Toán khó, mình không chỉ nhận được đáp án mà còn được hướng dẫn từng bước giải. Nhờ vậy, em hiểu sâu hơn thay vì chỉ học vẹt và khoanh đáp án một cách máy móc”, Huyền Anh chia sẻ thêm.

Trước đây, nữ sinh khá sợ những bài tập nhóm dạng tìm hiểu kiến thức để thuyết trình trước lớp. Để tìm hiểu đủ các kiến thức, sự kiện phục vụ cho bài thuyết trình, học sinh sẽ phải tìm đọc rất nhiều tài liệu, có khi làm 2 tuần cũng không thể hoàn chỉnh. Giờ đây, chỉ vài câu lệnh cùng cú nhấp chuột, ChatGPT sẽ cung cấp vô vàn thông tin, bài tập về nhà được "hoàn thành trong một nốt nhạc”.

"Em phải trả phí cho ChatGPT để sử dụng hiệu quả nhất. Bạn bè quanh em cũng thường dùng AI, trong đó có bạn sử dụng Gemini (AI của Google) để luyện thi chứng chỉ tiếng Anh IELTS", Huyền Anh kể thêm.

Sau hơn 2 năm tìm hiểu và sử dụng các công cụ AI như ChatGPT và Claude AI, Nguyễn Mạnh Dũng, học sinh trường THCS và THPT Lương Thế Vinh (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) thừa nhận bản thân và AI "như hình với bóng" trong mọi hoạt động học tập lẫn tìm hiểu các kiến thức đời sống.

AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi
Chỉ cần đặt câu lệnh phù hợp, AI hỗ trợ các bạn học sinh từ lên dàn ý chi tiết đến tạo ra slide thuyết trình bài bản

“Trong suốt quá trình học tập, em sẽ nhờ AI trở thành giáo viên hoặc người chấm bài cho mình. Khi đó các công cụ này sẽ tìm hiểu các tác vụ của những người đó và cho em câu trả lời chính xác, giúp em nhận biết được lỗ hổng trong kiến thức của mình từ đó trở thành “trợ thủ” đắc lực hỗ trợ em trong thời gian nước rút ôn tập”, Mạnh Dũng cho biết và chia sẻ nhiều bạn ở lớp còn đầu tư mua AI bản trả phí để có nhiều tính năng giải bài tập, thông tin chuyên sâu, hấp dẫn hơn.

Với việc giải các câu hỏi Toán, Vật lý, Hoá học khó nhằn, cậu học sinh lớp 12 chỉ cần nhập dữ liệu câu hỏi trong các đề ôn luyện, không mất nhiều thời gian, ChatGPT đưa ra đáp án chính xác đến 99%, “không chỉ một mà đôi khi 2-3 cách giải khác nhau để học sinh thoải mái lựa chọn”.

Không nên quá lệ thuộc vào công nghệ

Bên cạnh những lợi ích của trí tuệ nhân tạo để ôn thi, nhiều em học sinh cho rằng không nên sa đà, lệ thuộc hoàn toàn vào AI nếu muốn phát triển việc học một cách bền vững hơn. Ngô Gia Huy, lớp 12 Trường THPT Đan Phượng (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội), cho biết em dùng ChatGPT để kiểm tra lại kết quả giải bài tập toán, lý, hóa mà mình đã giải xong. Còn trong trường hợp chưa nghĩ ra cách làm, bạn sẽ yêu cầu ChatGPT giải thích cách làm, từng bước chi tiết.

Tương tự, Trần Hoàng Gia Hân, lớp 12 Trường THPT Hồng Thái Phượng (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội), cho hay có thể ứng dụng ChatGPT để học vật lý và hóa học. Theo Hân, ChatGPT cung cấp nền tảng lý thuyết tốt cùng những ví dụ cụ thể. Như khi học bài sóng điện từ, bạn nhờ ChatGPT đưa ví dụ về wifi, GPS, radio... thì được giải đáp cụ thể, nhưng công nghệ này không phù hợp cho bài tập nâng cao vì cách giải khó hiểu và thiếu chính xác.

Cô học trò nhỏ cũng dùng AI để soạn nội dung thuyết trình các môn lịch sử, địa lý... Với Gia Hân, AI hỗ trợ bạn lên dàn ý chi tiết, thậm chí có công cụ tạo ra slide thuyết trình bài bản. Tuy nhiên, bạn không dùng slide sẵn từ đó mà chỉ tham khảo nội dung rồi tự thiết kế lại vì sản phẩm từ AI khá máy móc và không ấn tượng.

AI “tiếp sức” sỹ tử mùa thi
Tiến sỹ Phạm Huy Hiệu, giảng viên, Giám đốc Khoa học tại trường Trường Đại học VinUni

Theo Tiến sỹ Phạm Huy Hiệu, giảng viên, Giám đốc Khoa học tại trường Trường Đại học VinUni cho biết sự phát triển của các công cụ AI mới, đặc biệt là các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs) và các mô hình nền tảng (Foundation Models) đa phương thức, đã tạo ra những ứng dụng đột phá chưa từng có trước đây. Những công cụ này thực sự đã thay đổi cách chúng ta làm việc và học tập.

“Trí tuệ nhân tạo, nếu được sử dụng đúng cách, sẽ gia tăng hiệu quả và nâng cao trải nghiệm học tập. AI sẽ giúp các em tìm kiếm thông tin nhanh hơn, giải đáp các khái niệm và các vấn đề kiến thức một cách rõ ràng, mạch lạc hơn.

Tuy nhiên, các em học sinh cần rất lưu ý trong quá trình sử dụng AI và tránh lạm dụng. Việc dùng sai cách chắc chắn sẽ làm giảm khả năng tư duy và tính chủ động trong suy luận, giải quyết vấn đề. AI chỉ là công cụ hỗ trợ, giúp học sinh hiểu và tự giải quyết vấn đề của mình, chứ không phải là nơi để sao chép đáp án”, Tiến sỹ Phạm Huy Hiệu nói.

Giảng viên Trường Đại học VinUni cũng chia sẻ một số lưu ý giúp các em học sinh có thể tận dụng tối đa hiệu quả của trí tuệ nhân tạo trong ôn thi: “Thay vì đặt câu hỏi kiểu “Hãy giải hộ em bài toán này?”, các em nên đặt các câu hỏi gợi mở như “Giải thích giúp em khái niệm…”, hoặc “Tại sao…?”.

Ở mức độ hiện tại, AI vẫn có thể cung cấp phản hồi sai lệch hoặc thiếu tin cậy, nên các em cần cẩn trọng, tự đối chiếu và rà soát kết quả. Cuối cùng, các hoạt động học tập truyền thống như đọc sách, viết, ghi chép, suy luận vẫn là nền tảng quan trọng nhất.

AI chỉ là công cụ tăng cường, giúp các em học tập hiệu quả hơn, chứ không thể thay thế hoàn toàn phương pháp học tập truyền thống”.

Với thông điệp “mùa thi hạnh phúc”, chương trình Tiếp sức mùa thi năm 2025 chính thức khởi động, nhằm hướng đến giảm áp lực tâm lý, đồng hành cùng thí sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT một cách vững vàng và hiệu quả.

Cùng không gian trò chuyện trực tuyến với các thủ khoa các khối, tạo nên cầu nối thực tế giữa thí sinh và người đi trước... sẽ có Talkshow tư vấn mùa thi. Tại đây, các chuyên gia sẽ trao đổi về kiến thức và kỹ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo trong ôn tập một cách thông minh; cách chăm sóc sức khỏe tâm thần, vượt qua áp lực học tập giúp các em học sinh rèn luyện tâm lý tự tin, bản lĩnh trước những sự kiện, kỳ thi và định hướng chọn ngành, chọn nghề sau tốt nghiệp.

Lê Trang

Đọc thêm

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025? Giáo dục

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

TTTĐ - Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố sớm hơn năm ngoái 1 ngày.
3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 3 thí sinh dùng điện thoại, chụp đề thi tốt nghiệp rồi nhờ AI giải, 1 em khác dùng camera đính ở tay áo gửi đề ra ngoài.
Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi Giáo dục

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

TTTĐ - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 17h chiều 27/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp.
41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận 41 thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức khép lại khi các thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2006 hoàn thành bài thi Ngoại ngữ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội ghi dấu với sự an toàn, nghiêm túc, chủ động, tất cả vì quyền lợi của thí sinh.
Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ Giáo dục

Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ

TTTĐ - Là kỳ thi đầu tiên của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đề thi các môn tự chọn được đánh giá chung là có cấu trúc mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực người học và sự phân hóa rõ ràng sau mỗi câu hỏi.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai Giáo dục

TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai

TTTĐ - Ngày thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, TP Hồ Chí Minh vắng hơn 500 thí sinh, có 2 thí sinh đi trễ do bị hư xe.
Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường Giáo dục

Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường

TTTĐ - Kết thúc môn thi cuối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bày tỏ sự phấn khởi khi được lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân.
Sĩ tử TP Hồ Chí Minh bước vào ngày thi thứ 2 đầy cảm xúc Giáo dục

Sĩ tử TP Hồ Chí Minh bước vào ngày thi thứ 2 đầy cảm xúc

TTTĐ - Sáng 27/6, gần 100.000 sĩ tử TP Hồ Chí Minh tiếp tục tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Hôm nay, các em thi môn tự chọn với nhiều cảm xúc khác nhau.
Kĩ năng tính toán lên ngôi trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí Giáo dục

Kĩ năng tính toán lên ngôi trong đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí

TTTĐ - Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, môn Địa lí, thí sinh không được mang theo Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi; đồng thời đề thi cũng không chứa câu hỏi trực tiếp yêu cầu sử dụng Atlat.
Xem thêm