Tag

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”

Văn hóa 01/09/2024 22:06
aa
TTTĐ - Sau 4 tháng miệt mài, sáng tạo, 15 tác giả thư pháp từ mọi miền đất nước cùng với giám tuyển đã mang đến Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” những tác phẩm nghệ thuật thư pháp độc đáo, ấn tượng.
Khởi công trung tâm triển lãm thuộc top lớn nhất thế giới Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia quy mô Top 10 thế giới tại Đông Anh Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa

Hơn 800 tác phẩm thư pháp nghệ thuật độc đáo, sáng tạo

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), hướng tới ngày Di sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tổ chức Triển lãm thư pháp quốc ngữ “Nghiên bút còn thơm”.

Đây có thể nói là triển lãm đầu tiên được Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức một cách bài bản, chuyên nghiệp, chính thức, chính danh đúng như một triển lãm nghệ thuật, mỹ thuật đúng nghĩa và mang tầm đương đại dành cho thư pháp Quốc ngữ - điều mà lâu nay ít hoặc chưa triển lãm thư pháp Quốc ngữ nào làm được.

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Tính chuyên nghiệp và hiện đại không chỉ ở ý tưởng, sự sắp đặt, việc trưng bày, ở câu chuyện muốn nói, ở điều mà triển lãm muốn hướng tới mà còn ở việc toàn bộ hoạt động được ghi lại bằng những thước phim chuyên nghiệp trong suốt quá trình chuẩn bị cho đến ngày khai mạc. Và điều đặc biệt còn đọng lại trước khi triển lãm kết thúc chính là vựng tập thư pháp “Nghiên bút còn thơm” lưu lại dấu ấn, lưu lại tác phẩm, từng tác giả tham gia triển lãm.

Phát biểu khai mạc, ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bày tỏ: “Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” mong muốn tạo ra một sự thay đổi, một sự mới mẻ, sự sáng tạo trong hoạt động thư pháp Quốc ngữ. Đã có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong quá trình các tác giả, giám tuyển cùng làm việc, bao gồm cả niềm vui, nỗi buồn, thậm chí cũng có lúc tưởng chừng như không thể làm được… nhưng đến hiện tại, chúng ta đã sắp được chứng kiến kết quả của một quá trình lao động đầy sự nỗ lực, cố gắng. Điều này cũng tạo cảm hứng cho nhiều anh em thư pháp và những người hoạt động nghệ thuật”.

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phát biểu khai mạc Triển lãm "Nghiên bút còn thơm"

Bày tỏ niềm hy vọng triển lãm này sẽ mở ra một hướng đi mới cho hoạt động thư pháp Quốc ngữ, ông Lê Xuân Kiêu mong rằng, triển lãm sẽ tạo ra một sân chơi với những sự kết nối ngày càng bền vững, ngày càng chắc chắn hơn, góp phần cho đời sống sinh hoạt văn hoá sáng tạo của cộng đồng.

Chia sẻ với phóng viên, anh Xuân Như Vũ Thanh Tùng - Chủ tịch Hội đồng điều hành Nhân mỹ học đường chia sẻ: “Mục đích lớn nhất của Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” là để cho những ai yêu thích, muốn học hỏi, tìm hiểu nghệ thuật thư pháp Quốc ngữ có thể tìm hiểu sâu, tìm hiểu đúng đắn hơn bản chất thư pháp Quốc ngữ, để từ đó có định hướng cho chính bản trên trên con đường nghệ thuật của mình".

Triển lãm trưng bày gồm nhiều tác phẩm thư pháp vừa mang cảm giác truyền thống, nhưng cũng vừa đánh thức mỹ cảm hiện đại nhằm tăng cường nhận thức và hướng công chúng sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn hơn về vai trò, giá trị của thư pháp Quốc ngữ trong bối cảnh hiện đại. Ngoài việc lựa chọn trưng bày 70 tác phẩm chính thức với những nội dung, ý nghĩa, ý tưởng nghệ thuật cụ thể, các tác giả còn trưng bày 41 tác phẩm nhỏ được chọn lựa riêng, ngẫu nhiên với tinh thần chắt lọc tinh hoa bút mực một cách ngẫu nhiên trong quá trình sáng tác chuẩn bị cho triển lãm của các tác giả. Số lượng các tác phẩm nhỏ dùng để sắp đặt, trang trí, trưng bày kết hợp theo từng module theo từng vị trí, tổng là 693 bức.

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Xuân Như Vũ Thanh Tùng chia sẻ với phóng viên

Cũng theo chia sẻ của anh Xuân Như Vũ Thanh Tùng, các module bao gồm dưới mặt đất và trên mái, tạo ra một vòng tuần hoàn, không chỉ kết nối giữa cộng đồng những người yêu thích, học tập, tìm hiểu, nghiên cứu thư pháp Quốc ngữ, mà còn là sự kết nối ba miền nối vòng tay lớn để vững mạnh và tiến xa.

Việc tuyển chọn tác giả từ khắp ba miền cho triển lãm hôm nay là một công việc khó khăn, song với tiêu chí tuyển chọn tác giả là những người “dám học hỏi, dám sửa đổi, dám thay đổi, dám đi tiên phong, 15 tác giả đã mang đến cho triển lãm nhiều tác phẩm ấn tượng, bắt mắt, mang lại hiệu ứng xem-cảm mới cho công chúng thưởng thức nghệ thuật.

Tiếp nối dòng chảy thư pháp Quốc ngữ

Là 1 trong 15 tác giả của triển lãm, anh Nhật Hưng Bùi Chính Hưng (Câu lạc bộ Thư pháp Hội nhập Thư quán) nói: “Nghiên bút còn thơm” là tên gọi được chúng tôi lựa chọn với mong muốn bày tỏ ý nguyện là rất nhiều truyền thống văn hoá của chúng ta cần phải được tiếp nối viết tiếp, trong đó có dòng chảy thư pháp Quốc ngữ".

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Tác giả Nhật Hưng Bùi Chính Hưng giới thiệu về tác phẩm của mình

Là tác giả nữ duy nhất của triển lãm, bà Huỳnh Thị Mỹ Lý (70 tuổi, đến từ TP Hồ Chí Minh) bày tỏ: “50 tuổi, tôi mới bắt đầu chơi thư pháp, điều này tạo ra cho người phụ nữ nói chung và bản thân tôi nói riêng một cuộc sống mới, giúp tôi hiểu hơn lịch sử, văn hoá của tất cả các nhà thơ, những bậc tiền bối của dân tộc. Tôi vinh hạnh được viết những bài thơ của người xưa để lại. Triển lãm lần này, tôi mang đến 5 tác phẩm, trong đó có tác phẩm thơ “Mưa” của Nguyễn Trãi”.

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Tác phẩm "Mưa" là một trong năm tác phẩm bà Huỳnh Thị Mỹ Lý mang tới Triển lãm "Nghiên bút còn thơm"

Dạo một vòng quanh khu vực triển lãm, em Nguyễn Minh Khuê (21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương) vui vẻ nói: “Mặc dù nhắc tới thư pháp là nhắc tới truyền thống, nhưng khi dạo một vòng quanh triển lãm, thấy cách các thầy sắp đặt thư pháp với nhau, em thấy triển lãm mang tính hiện đại, lồng ghép với nhau theo nhiều hướng mới mẻ. Đây là cách kết hợp sáng tạo về không gian, thay vì chỉ kết hợp trên tranh và cũng là điều mà sinh viên bọn em đang cần học hỏi thêm".

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Em Nguyễn Minh Khuê rất ấn tượng với nghệ thuật sắp đặt tại Triển lãm "Nghiên bút còn thơm"

Nữ sinh hy vọng sẽ có thêm nhiều những triển lãm nghệ thuật chất lượng ngày càng như thế này. Điều này vừa góp phần để Văn Miếu - Quốc Tử Giám trở thành điểm đến quan trọng, ý nghĩa, song vừa giúp thế hệ trẻ được cùng tìm hiểu, học hỏi nhiều hơn về thư pháp Quốc ngữ.

Triển lãm kéo dài từ nay đến hết ngày 25/9.

Một số hình ảnh tại Triển lãm "Nghiên bút còn thơm":

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Các đại biểu làm lễ dâng hương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước giờ khai mạc
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Đại biểu tham dự buổi lễ khai mạc
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tặng hoa chúc mừng anh Xuân Như Vũ Thanh Tùng.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng lễ khai mạc
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Tại buổi khai mạc triển lãm, 5 tác giả tham gia triển lãm đã có màn trình diễn thư pháp vô cùng ấn tượng dưới sự kết hợp giữa nghệ thuật hành vi trình diễn kết hợp với âm nhạc được sáng tác riêng.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Tác giả Xuân Như Vũ Thanh Tùng giới thiệu về triển lãm sau lễ khai mạc

Theo tác giả Xuân Như Vũ Thanh Tùng, triển lãm năm nay được tổ chức với mong muốn tạo ra tiền đề, tạo ra một nền tảng giao lưu và hợp tác giữa các tác giả thư pháp Quốc ngữ hiện đại từ khắp mọi miền đất nước, đặc biệt hướng tới những cây bút trẻ.

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Triển lãm định hướng sáng tác mới, tư duy nghệ thuật theo hướng mới, tân cổ điển - bán hiện đại, kết hợp giữa kiểu truyền thống và phong cách sáng tác hiện đại, cùng với cách thức tổ chức, trưng bày hiện đại, được định hình để làm tiền đề và chuẩn mực hơn từ nay về sau cho các triển lãm kế tiếp về thư pháp Quốc ngữ.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Nội dung các tác phẩm thư pháp được lấy cảm hứng từ những nội dung thơ văn Quốc âm (chữ Nôm)/Quốc ngữ của các danh nhân trong lịch sử và văn học nước nhà như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh...
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Du khách tham quan triển lãm
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”
Các dải băng giấy với tổng chiều dài 200m được sắp đặt trưng bày dạng lượn sóng vừa tạo hiệu ứng hoành tráng cho không gian trưng bày, vừa có tác dụng làm mềm cho không gian chữ, đồng thời mang hàm ý nghệ thuật phải được buông, được thả, được tự do sáng tác như con sóng tùy thích uốn lượn, từng đợt sóng sau tiếp đợt sóng trước, từng thế hệ sau nối tiếp thế hệ đi trước trên con đường tìm đến, thúc đẩy, phát triển nghệ thuật thư pháp chữ Việt.

Mai Chi

Đọc thêm

Hà Hà Thành - nghệ sĩ Gen Z triển vọng của Thủ đô Nghệ thuật

Hà Hà Thành - nghệ sĩ Gen Z triển vọng của Thủ đô

TTTĐ - Hà Hà Thành là gương mặt nghệ sĩ trẻ triển vọng thuộc thế hệ Gen Z của Thủ đô khi bộc lộ khả năng ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật.
Phường Láng: Đêm hội mừng chính quyền địa phương 2 cấp Nghệ thuật

Phường Láng: Đêm hội mừng chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Hàng trăm người dân phường Láng đã cùng nhau hòa mình vào không khí tươi vui, đoàn kết tại chương trình nghệ thuật tối 9/7, chào mừng việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây không chỉ là sự kiện văn hóa mà còn là thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm xây dựng một nền hành chính minh bạch, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm.
Phường Láng rộn ràng đêm hội Nghệ thuật

Phường Láng rộn ràng đêm hội

TTTĐ - Hàng trăm người dân phường Láng đã cùng nhau hòa mình vào không khí tươi vui, đoàn kết tại chương trình nghệ thuật tối 9/7, chào mừng việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Đây không chỉ là sự kiện văn hóa mà còn là thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm xây dựng một nền hành chính minh bạch, hiệu quả, lấy người dân làm trung tâm.
Quân khu 7 phát động cuộc thi tìm hiểu 80 năm lịch sử vẻ vang Văn hóa

Quân khu 7 phát động cuộc thi tìm hiểu 80 năm lịch sử vẻ vang

TTTĐ - Cục Chính trị Quân khu 7 vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu “80 năm lịch sử vẻ vang của Quân khu 7”, dành cho 100% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sỹ, công nhân và viên chức quốc phòng, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ trong lực lượng vũ trang Quân khu 7 và toàn thể Nhân dân.
Hà Nội quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước Văn hóa

Hà Nội quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước

TTTĐ - Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét, thông qua hai nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa. Đây là minh chứng cho sự quyết tâm của chính quyền TP trong việc đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước.
Hai nghị quyết mở đường cho hành trình sáng tạo của Thủ đô Văn hóa

Hai nghị quyết mở đường cho hành trình sáng tạo của Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 25 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội diễn ra vào thời điểm bản lề, khi Thủ đô đang chủ động chuyển mình để hiện thực hóa những đột phá mà Luật Thủ đô (sửa đổi) mang lại. Nổi bật trong chương trình nghị sự là việc xem xét và thông qua hai nghị quyết quan trọng về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa. Không đơn thuần là bước triển khai luật pháp, đây còn là minh chứng cho tầm nhìn dài hạn và tư duy đổi mới của Hà Nội trong việc đặt văn hóa vào trung tâm của chiến lược phát triển. Hai nghị quyết ấy được kỳ vọng sẽ tạo nên hệ sinh thái thể chế đặc thù, khơi mở những “cơ hội mới - giá trị mới”, đưa Thủ đô tiến bước mạnh mẽ hơn trên con đường trở thành một đô thị văn hiến, văn minh và hiện đại trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.
Tu bổ một số di tích trong khu phố cổ Hà Nội Văn hóa

Tu bổ một số di tích trong khu phố cổ Hà Nội

TTTĐ - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội vừa yêu cầu tạm dừng đón khách tham quan tại di tích đền Quan Đế, Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội, ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây.
Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong biểu diễn nhạc nhẹ Nghệ thuật

Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong biểu diễn nhạc nhẹ

TTTĐ - Đề tài “Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong biểu diễn phong cách hát nhạc nhẹ" đóng góp thêm một số thể thức mới vào hoạt động biểu diễn ca khúc phong cách hát nhạc nhẹ, nhằm bắt nhịp thời đại và giúp học viên hiểu thêm, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn hóa dân gian theo lối tiếp cận hiện đại phù hợp với lớp trẻ.
Mẫu biểu trưng chính thức phục vụ tuyên truyền dịp Quốc khánh 2/9 Văn hóa

Mẫu biểu trưng chính thức phục vụ tuyên truyền dịp Quốc khánh 2/9

TTTĐ - Ngày 8/7, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành Văn bản số 10392/VP-KGVX về việc sử dụng mẫu biểu trưng (logo) tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
"Thoải mộng" của Cao Minh Tiến đến với người yêu thời trang Hà Nội Thời trang - Làm đẹp

"Thoải mộng" của Cao Minh Tiến đến với người yêu thời trang Hà Nội

TTTĐ - “Thoải mộng” gồm hơn 80 thiết kế đã từng được NTK Cao Minh Tiến trình diễn thành công lần đầu tiên tại Tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam 2025 tại TP Hồ Chí Minh. Dư âm và thành công của bộ sưu tập khiến Cao Minh Tiến đã quyết định tiếp tục trình diễn với công chúng mộ điệu thời trang tại Hà Nội.
Xem thêm