Tag

Áo dài Huế trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn hóa 12/08/2024 21:21
aa
TTTĐ - “Tri thức may và mặc áo dài Huế” vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Áo dài: Nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam Bài 2: Duyên dáng áo dài Trạch Xá Lê Lụa đăng quang Hoa hậu du lịch áo dài quý bà Việt Nam 2024
“Tri thức may và mặc áo dài Huế” là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
“Tri thức may và mặc áo dài Huế” ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Chiều 12/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức ghi danh “Tri thức may và mặc áo dài Huế” là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Cụ thể, “Tri thức may và mặc áo dài Huế” đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài...

Trình diễn áo dài Huế tại tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024
Trình diễn áo dài Huế tại tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên- Huế Phan Thanh Hải, năm 1744, sau khi lên ngôi xưng vương ở phủ chính Phú Xuân, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành nhiều chính sách, tổ chức lại bộ máy và đề cập đến việc cải cách triều phục. Chiếc áo dài được chú trọng, trân quý và trở thành trang phục chính của người dân ở xứ Đàng Trong, khẳng định tính tự chủ trong văn hóa.

Từ năm 1826 đến năm 1837, vua Minh Mạng đã quyết liệt thay đổi trang phục trong cả nước, từ đó chiếc áo dài được áp dụng rộng rãi và thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế so với các vùng miền khác, được nuôi dưỡng trên nền của một vùng văn hóa từng là kinh đô trong triều đại cuối cùng của Việt Nam.

Áo dài và di sản Huế đã kết hợp tạo nên sức hút mãnh liệt đối với giới trẻ
Áo dài và di sản Huế đã kết hợp tạo nên sức hút mãnh liệt đối với giới trẻ

Bên cạnh vẻ đẹp thanh lịch và trang nhã truyền thống, chiếc áo dài còn nhắc nhở người mặc về đạo lý làm người, nhắc nhở mỗi người dân Huế phải nâng niu, trân trọng, gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu của ông cha để lại, tiếp tục phát huy và nâng cao hơn những giá trị tốt đẹp để lưu truyền cho mai sau.

Các khâu kỹ thuật cắt, may, luôn tà, làm nút đều được các nghệ nhân, người thợ may áo dài chăm chút thận trọng. Do đó, chiếc áo dài không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế.

Áo dài Huế là sự kết hợp tổng hợp của các lĩnh vực dệt, may, thêu, hội họa, thiết kế, thời trang, đích thực là một sản phẩm văn hóa, hướng đến là một sản phẩm công nghiệp văn hoá để phục vụ du lịch.

Thừa Thiên - Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống
Thừa Thiên - Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống

Bên cạnh đó, chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường. Áo dài còn là nguồn cảm hứng bất tận đi vào thơ, ca, nhạc, họa, trở thành biểu tượng của người phụ nữ Huế.

Trong vài năm trở lại đây, Thừa Thiên - Huế đã phát động và đẩy mạnh việc gìn giữ và phục hưng áo dài truyền thống (bao gồm cả áo dài nam và áo dài nữ) không chỉ trong cộng đồng nhân dân mà còn cả ở khối cơ quan Nhà nước. Đặc biệt, ngày 29/3/2023, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phê duyệt đề án “Huế - Kinh đô áo dài”.

Được biết, việc công nhận này là điều kiện, cơ sở quan trọng để Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục hoàn thiện hồ sơ "Tri thức may và mặc áo dài Huế" nhằm đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ “Tri thức may và mặc áo dài Huế” để đệ trình UNESCO đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đọc thêm

Chất chứa tình yêu sâu thẳm với mảnh đất trăm miền hội tụ Văn hóa

Chất chứa tình yêu sâu thẳm với mảnh đất trăm miền hội tụ

TTTĐ - “Vì tình yêu Hà Nội” là dự án phim đặc biệt của UBND thành phố giao cho Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội triển khai thực hiện nhân mốc kỷ niệm ý nghĩa 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ca sĩ Randy mang đến ca khúc sâu lắng tại “Ơn nghĩa sinh thành” Văn hóa

Ca sĩ Randy mang đến ca khúc sâu lắng tại “Ơn nghĩa sinh thành”

TTTĐ - Randy là một trong những ca sĩ sẽ tham gia biểu diễn tại chương trình nghệ thuật đặc biệt báo hiếu cha mẹ nhân mùa Vu lan với chủ đề “Ơn nghĩa sinh thành” 2024. Nam ca sĩ cho biết, anh đang luyện tập chăm chỉ để mang đến cho khán giả những tiết mục giàu cảm xúc qua hai ca khúc “Xin lỗi mẹ” và “Chờ tin cha”.
Hơn 100 kiệt tác nghệ thuật khắc hoạ “trạng thái tâm” của các bậc đại thành tựu Văn học - Nghệ thuật

Hơn 100 kiệt tác nghệ thuật khắc hoạ “trạng thái tâm” của các bậc đại thành tựu

TTTĐ - Tiến sĩ Trịnh Thắng, tác giả của hàng trăm tác phẩm hội họa được đông đảo người yêu tranh biết đến qua 6 triển lãm tranh cá nhân và nghệ thuật sắp đặt đương đại đặc sắc, vừa chính thức cho ra mắt bộ tranh mới nhất của ông có tên gọi “Rung động từ hư vô” gồm 104 tác phẩm.
Lê Thừa Hải mang "Giấc mơ trong những chiếc hộp" tới Hà Nội Văn học - Nghệ thuật

Lê Thừa Hải mang "Giấc mơ trong những chiếc hộp" tới Hà Nội

TTTĐ - "Giấc mơ trong những chiếc hộp" của Lê Thừa Hải đang được trưng bày tại Art Space (Đại học Mỹ thuật Việt Nam, 42 Yết Kiêu, Hà Nội). Đây là lần đầu tiên họa sĩ xứ Huế sinh năm 1990 mở triển lãm cá nhân tại Thủ đô.
Đạo diễn Mai Thanh Tùng: “Chưa bao giờ vơi cạn ý tưởng nghệ thuật” Điện ảnh - Âm nhạc

Đạo diễn Mai Thanh Tùng: “Chưa bao giờ vơi cạn ý tưởng nghệ thuật”

TTTĐ - Chuỗi chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” được hình thành từ tâm huyết, từ nỗi niềm đau đáu của Mai Thanh Tùng về đạo hiếu trong gia đình nói riêng và về lòng biết ơn trong toàn xã hội nói chung nên anh chăm chút cho tác phẩm của mình rất kĩ lưỡng. Đặc biệt, để “nuôi dưỡng” chương trình năm nào cũng diễn ra đầy mới mẻ và hấp dẫn, đạo diễn 8X cho biết chưa bao giờ vơi cạn ý tưởng và thông điệp nghệ thuật.
Các tác phẩm vừa có sự mạnh mẽ vừa tinh tế, lãng mạn Văn học - Nghệ thuật

Các tác phẩm vừa có sự mạnh mẽ vừa tinh tế, lãng mạn

TTTĐ - Ông Nguyễn Nghĩa Phương - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Đồ họa, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam nhận xét về các tác phẩm tham dự Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) vừa có sự mạnh mẽ lại vừa có nét tinh tế, lãng mạn như một bài ca.
Hoa hậu Vũ Hoa hoàn thiện mình mỗi ngày Giải trí

Hoa hậu Vũ Hoa hoàn thiện mình mỗi ngày

TTTĐ - Sau khi đăng quang Mrs Earth Vietnam 2024 Vũ Hoa càng ngày càng khẳng định vẻ đẹp của mình không chỉ đến từ tuổi trẻ, tri thức mà còn là sự tự tin và ý chí rèn luyện, phấn đấu hoàn thiện mình mỗi ngày.
Họa sĩ Nguyễn Công Quang hạnh phúc khi tác phẩm được chọn làm mẫu biểu trưng Văn học - Nghệ thuật

Họa sĩ Nguyễn Công Quang hạnh phúc khi tác phẩm được chọn làm mẫu biểu trưng

TTTĐ - Đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang chính thức được chọn làm mẫu biểu trưng cho dịp đặc biệt này. Người họa sĩ có tình yêu dạt dào với Hà Nội hạnh phúc và tự hào vô cùng và mong tiếp tục được đóng góp cho mảnh đất ông sinh ra, lớn lên và gắn bó trọn đời.
Vở diễn "Rơm" tôn vinh vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín Hội An Văn hóa

Vở diễn "Rơm" tôn vinh vẻ đẹp của cánh đồng lúa chín Hội An

TTTĐ - Trong 4 ngày, từ 22 - 25/8/2024, UBND thành phố Hội An - Quảng Nam lần đầu tiên phối hợp cùng Arabesque Vietnam tổ chức vở diễn “Rơm" trên cánh đồng lúa chín.
Tạo chuẩn mực văn hóa từ quy tắc ứng xử Văn hóa

Tạo chuẩn mực văn hóa từ quy tắc ứng xử

TTTĐ - Việc ra đời hai Quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc TP Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Hà Nội được triển khai đang góp phần dần định hình lại văn hóa ứng xử người Hà Nội.
Xem thêm