Ba Vì cần chủ động, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm hộ gia đình làm nghề mộc tại xã Tản Hồng
Bài liên quan
Ba Vì: Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đội được nhận bằng khen
Phúc Thọ cần huy động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa hiệu quả ngoài mong muốn
Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống nông dân
Thanh Trì xây dựng nông thôn mới tiệm cận với các tiêu chí trở thành quận
Quốc Oai hoàn thành mục tiêu 10 năm xây dựng nông thôn mới
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, phát biểu tại buổi làm việc |
Tiến độ xây dựng nông thôn mới còn chậm
Ba Vì là huyện có diện tích rộng nhất thành phố, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung; việc xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê, huyện Ba Vì hiện có 15/30 xã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 50% tổng số xã toàn huyện). Cụ thể là các xã: Tản Hồng, Thuần Mỹ, Cổ Đô, Phong Vân, Phú Châu, Phú Phương, Châu Sơn, Đông Quang, Thụy An, Sơn Đà, Ba Trại, Phú Sơn, Thái Hòa, Chu Minh, Phú Cường.
Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới tại buổi làm việc, đồng chí Bạch Công Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: Kết quả nổi bật trong phát triển nông nghiệp là đã dồn điền đổi thửa được 5.735,1ha, đạt 123,3% so với kế hoạch thành phố giao.
Huyện có 2 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất là chăn nuôi bò sữa (xã Vân Hòa) và tưới phun mưa cho chè, cam (xã Khánh Thượng); có 11 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Trong gần 10 năm qua, huyện đã huy động được hơn 2.123 tỷ đồng đầu tư cho nông thôn mới.
Bên cạnh kết quả đạt được, công tác triển khai xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Vì còn nhiều khó khăn: Tiến độ xây dựng nông thôn mới còn chậm so với kế hoạch đặt ra; huyện chưa có xã nào đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; việc thực hiện Chương trình 02 ở các xã miền núi còn chậm và khó khăn; nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới từ ngân sách còn hạn chế và chưa huy động và thu hút được nhiều đơn vị tham gia...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng tham quan đường giao thông nông thôn tại Ba Vì (nguồn: HNM) |
Đánh giá kết quả thực hiện 9 nhóm tiêu chí theo bộ tiêu chí huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến 2019, huyện Ba Vì hiện đạt 4 tiêu chí (thuỷ lợi, điện, an ninh - trật tự xã hội và chỉ đạo xây dựng nông thôn mới), 2 tiêu chí cơ bản đạt (quy hoạch và sản xuất), còn lại 3 tiêu chí chưa đạt (giao thông, y tế - văn hoá - giáo dục, môi trường).
Ngoài ra, huyện đạt chuẩn nông thôn mới phải có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, theo đến hết năm 2019, toàn huyện Ba Vì dự kiến có 18/30 xã (đạt 60%) được TP công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đánh giá chỉ tiêu này, huyện Ba Vì chưa đạt.
Xác định Chương trình số 02-CTr/TU là nhiệm vụ trọng tâm
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu cho rằng, huyện Ba Vì cần chủ động, tích cực, tập trung cao cho Chương trình số 02-CTr/TU. Đặc biệt, huyện cần quan tâm đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội khu vực các xã vùng dân tộc miền núi; đẩy mạnh khai thác lợi thế để phát triển kinh tế như: Chăn nuôi bò sữa, bò thịt, gà đồi, thủy sản...
Để làm được điều đó, huyện cần xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể. Đồng thời, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố cũng khẳng định, thành phố sẽ tập trung hỗ trợ cho huyện Ba Vì để có bước phát triển bứt phá.
Sau khi nghe báo cáo công tác thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của huyện Ba Vì, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực mà huyện đã đạt được trong thời gian qua. Về phát triển nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Trong chăn nuôi bò sữa, huyện đã liên kết với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm.
Đối với công tác xây dựng nông thôn mới, qua đánh giá bước đầu, năm 2019, huyện sẽ có thêm 3 xã nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 18/30 xã... Đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện.
Mô hình trồng chè ứng dụng công nghệ cao của xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì |
Bên cạnh kết quả đạt được, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ ra một số hạn chế của huyện. Đó là công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm; chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung, giá trị cao và có liên kết; chưa phát huy được tiềm năng phát triển du lịch. Số xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới của huyện còn cao; một số dự án đầu tư trọng điểm trên địa bàn huyện còn chậm tiến độ; đời sống và thu nhập của một bộ phận nông dân còn thấp; quản lý đất đai, rừng, trật tự xây dựng còn để xảy ra vi phạm...
Trước những hạn chế nêu trên, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu huyện Ba Vì cần tiếp tục xác định tập trung phát triển Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy là nhiệm vụ trọng tâm. Huyện cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, huyện cần rà soát lại các quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch; phối hợp với các sở, ngành để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm; duy trì và nâng cao kết quả xây dựng nông thôn mới ở các xã đã đạt chuẩn, phấn đấu về đích sớm huyện nông thôn mới.
Ngoài ra, huyện Ba Vì cần tăng cường phát triển du lịch; tập trung thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để nâng cao thu nhập cho nông dân. Về nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định, thành phố sẽ ưu tiên bố trí vốn cho huyện; đồng thời, sẽ kêu gọi các quận hỗ trợ huyện đầu tư các công trình cụ thể như trường học, nhà văn hóa...
Trước khi làm việc với lãnh đạo huyện Ba Vì, đoàn kiểm tra đã tham quan tuyến đường giao thông nông thôn và làng nghề mộc thôn La Thiện (xã Tản Hồng). Hiện, thôn La Thiện có hơn 100 hộ dân làm nghề mộc. Nhờ nghề truyền thống, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao. Mới đây, nhân dân thôn La Thiện đã đầu tư được một tuyến đường giao thông dẫn vào thôn trị giá 3,2 tỷ đồng, trong đó, gia đình ông Phương Công Thạch ủng hộ 2,7 tỷ đồng.