Tag
Giới trẻ và những ảo tưởng khi đi tìm việc

Bài 1: Ảo tưởng nằm trên tấm bằng đỏ

Kinh tế 28/11/2018 17:00
aa
TTTĐ - Nửa đầu năm 2018, gần 127 nghìn cử nhân, thạc sĩ ra trường không tìm được việc làm. Trong quý II/2018, số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên giảm 15,4 nghìn người so với quý trước đó nhưng vẫn là một con số đáng báo động. Có tấm bằng đại học danh giá cũng chưa thể là chiếc “chìa khóa vạn năng” để bạn có được một công việc tốt. Nguyên nhân của thực trạng trên là gì? Người trẻ phải làm gì để tự “cứu mình” khỏi con số đáng báo động kia?

Bài 1: Ảo tưởng nằm trên tấm bằng đỏ

Sinh viên Hà Nội tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngày hội tư vấn hướng nghiệp

Loan (25 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội) có ngoại hình xinh xắn, tốt nghiệp loại giỏi một trường đại học có tiếng khối ngành kinh tế ở Thủ đô Hà Nội. Khó có thể tin được với “nền móng” ấy, cô lại thất nghiệp. Nhiều năm nay, cô vẫn nhảy hết từ công ty nọ sang công ty kia với mong muốn tìm được việc làm thật sự phù hợp với mình...

Loại giỏi sao lại thất nghiệp?

Trên Facebook cá nhân, Loan chia sẻ nhiều tâm trạng rối bời và thất vọng. Cô ra trường tính đến nay đã được 3 năm. Loan đã đi làm một vài nơi nhưng chỉ dăm bảy tháng, cô lại nghỉ việc. Lý do thì nhiều vô kể: Môi trường không phù hợp, “sếp” khó tính, lương thấp, công việc không phù hợp với chuyên môn được đào tạo, môi trường làm việc nhiều áp lực...

Giãi bày chán chê về những thất vọng, chán nản của bản thân, Loan so sánh với những người bạn cùng trang lứa. Loan so sánh: “Họ học hành kém mình, bằng tốt nghiệp chỉ loại khá, trung bình, thậm chí tốt nghiệp những trường đại học “top” dưới, vậy mà họ dễ dàng có được công việc nhàn hạ, ổn định”.

Cùng chung hoàn cảnh như Loan là Nguyễn Minh Khánh ở Đống Đa, Hà Nội. Khánh tốt nghiệp đại học ngành Công tác xã hội năm 2017. Sau khi ra trường, cậu bạn nộp đơn ứng tuyển vào một vài vị trí ở các công ty khác nhau. Khánh chia sẻ: “Mình tốt nghiệp ngành học năng động với tấm bằng loại ưu. Vì vậy, mình muốn tìm một công việc tương xứng với nó, có một mức thu nhập khá. Chỉ nhàng nhàng mức nhân viên với lương 5 - 7 triệu đồng/tháng thì bao giờ mới mở mày mở mặt được với bạn bè?”.

Giữ quan điểm đó nên đã hơn một năm trôi qua, vị trí công việc của cậu vẫn mãi là “nhân viên mới”, “nhân viên thử việc”. Cứ được một vài tháng, Khánh lại “nhảy việc” khi nhận ra một cơ hội mới nào đó.

Xã hội đang ngày càng phát triển với những tác động mạnh mẽ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thị trường lao động cũng trở nên sôi động hơn với không ít cơ hội việc làm được mở ra với người trẻ. Thế nhưng, những bạn trẻ thất nghiệp như Loan, Khánh vẫn không còn là trường hợp hiếm.

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong nửa đầu năm 2018, có gần 127.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Trong đó, số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm gần 35% tổng số người thất nghiệp. Riêng nhóm thanh niên thất nghiệp khoảng 511.200 người.

Không nhận ra giá trị của bản thân, không biết mình đang đứng ở đâu mà chỉ nhìn vào bằng cấp mình có để “ảo tưởng sức mạnh” bản thân là sai lầm nhiều bạn trẻ mắc phải khi đi tìm kiếm việc làm.

Nói về mối quan hệ giữa bằng cấp và việc làm, cựu giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Minh chia sẻ: “Nhiều sinh viên không nhận thức được vấn đề chúng ta đi học để làm gì? Học để lấy được một tấm bằng cử nhân hay học để có kỹ năng làm việc? Bằng cấp mà không đi liền với kỹ năng thì đó chỉ là một tờ giấy vô giá trị. Giá trị đích thực mà trường đại học hay bất cứ một cơ sở giáo dục nào mang lại là kỹ năng làm việc, là giá trị đi liền với con người chứ không phải là những tờ giấy vô tri”.

Bằng cấp không phải là tất cả

Từng đau đầu khi tuyển dụng nhân sự, anh Nguyễn Văn Hiến, Giám đốc một công ty kinh doanh thiết bị chiếu sáng ở Hà Nội tâm sự: “Do doanh nghiệp mới thành lập nên tôi không thể chi quá nhiều tiền vào vấn đề nhân sự. Ngoài vị trí kế toán trưởng cần kinh nghiệm, tôi thuê hai bạn sinh viên mới ra trường vào vị trí kinh doanh. Tuy nhiên, tuyển dụng người trẻ vừa chân ướt chân ráo rời ghế nhà trường không phải là vấn đề đơn giản”.

Thiếu kinh nghiệm làm việc là điều anh Hiến đã lường trước khi tuyển dụng người trẻ. Đáng buồn hơn, không chỉ thiếu kinh nghiệm, họ còn thiếu cả những kỹ năng cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc. “Tốt nghiệp ngành kinh tế nhưng bạn đó lại chật vật mãi không sử dụng thành thạo excel, đánh văn bản còn không chuẩn, mổ cò từng chữ trên bàn phím thì thử hỏi làm sao có thể làm việc nổi”, anh Hiến ngán ngẩm.

Được đào tạo một ngành học “hot”, trong một ngôi trường đại học có tiếng, đó là những thuận lợi cơ bản để hồ sơ ứng tuyển của bạn gây chú ý với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, chỉ bấy nhiêu thôi là chưa đủ. Đỗ Thị Hoài Linh (cử nhân khoa Kế toán, Học viện Ngân hàng, hiện đang làm nhân viên của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam) cho biết: “Sau quá trình phỏng vấn, bạn phải gây ấn tượng được với nhà tuyển dụng bằng những kiến thức, kỹ năng mà mình có. Bạn phải chứng tỏ cho họ thấy năng lực, chí tiến thủ của mình. Đó mới là những điểm cộng gây chú ý”.

Cùng chung quan điểm với Hoài Linh, Trịnh Thị Mỹ Phương, nhân viên hành chính của một công ty kinh doanh cho rằng, hồ sơ “đẹp” chỉ là một bước rất nhỏ đưa bạn đến sự thành công trên con đường tìm kiếm việc làm. Chính cô là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Mỹ Phương chỉ tốt nghiệp loại khá một trường đại học chẳng mấy “tên tuổi”. Ra trường, Phương tích cực đi làm ở rất nhiều vị trí khác nhau. Từ đồng lương thử việc 2 triệu đồng/tháng, rồi dần dần, cô nhận mức lương cao dần. “Mình không bao giờ quan trọng vấn đề thu nhập mà đặt ra mục tiêu mình cần phải học tập được những gì ở đó. Mình không có thế mạnh về bằng cấp nên phải tích cực trang bị hành trang kỹ năng mềm cho bản thân”, Phương chia sẻ.

Chấp nhận mức thu nhập bèo bọt để đổi lấy môi trường được tạo điều kiện trang bị kiến thức, Phương trở thành cánh tay đa-zi-năng trong công ty. Cũng nhờ thế, cô đảm nhận được nhiều công việc khác nhau, được trọng dụng, tin tưởng. Thu nhập của Phương giờ xấp xỉ 10 triệu đồng/tháng.

Phương bày tỏ: “Đừng chỉ mang theo tấm bằng đại học ra khỏi giảng đường, chúng ta đôi khi phải nhìn vào thực tế, biết chấp nhận, hy sinh. Hãy chuẩn bị hành lý thật kỹ càng với kỹ năng làm việc, phong thái tự tin, suy nghĩ trưởng thành và cuối cùng mới là bằng cấp. Bởi bằng đại học chỉ như “tấm hộ chiếu” trên con đường gây dựng sự nghiệp. Đi được bao xa còn tùy vào đôi chân của mỗi người”.

(Còn nữa)

Đọc thêm

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Doanh nghiệp

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang

TTTĐ - HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ hợp tác về tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang tiếp cận vốn tín dụng, đặc biệt là các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống Nông thôn mới

Bảo đảm thu nhập ổn định và nâng cao đời sống cho người trồng lúa trong mọi tình huống

TTTĐ - Ngày 1/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Lao động - Việc làm

Hợp tác kinh tế, lao động sẽ tiếp tục là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

TTTĐ - Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc, tặng quà, động viên người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc.
SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị Doanh nghiệp

SK E&S (Hàn Quốc) hợp tác với T&T Group phát triển năng lượng xanh bền vững tại Quảng Trị

TTTĐ - Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK - Hàn Quốc) tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc Doanh nghiệp

NAPAS và Mastercard triển khai thanh toán không tiếp xúc trên toàn quốc

TTTĐ - Ngày 1/7, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) phối hợp Công ty công nghệ thanh toán toàn cầu Mastercard khởi động chương trình khuyến mãi toàn quốc “Chạm tinh tế - Sống phong cách” nhằm thúc đẩy thanh toán không tiếp xúc trong nửa cuối năm 2024.
PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024 Doanh nghiệp

PV GAS: Top đầu các doanh nghiệp Sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả Việt Nam 2024

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa được vinh danh trong danh sách VIE50 và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng VIE10 ở lĩnh vực Dầu khí - Năng lượng - Điện.
Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường Doanh nghiệp

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục hợp tác, mở rộng đầu tư, đa dạng hóa thị trường

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc.
MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản Doanh nghiệp

MB triển khai Basel III trong quản lý rủi ro thanh khoản

TTTĐ - Với tầm nhìn chiến lược trở thành tập đoàn tài chính, doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện giai đoạn 2022 - 2026, Ngân hàng Quân đội (MB) xác định quản trị rủi ro thông minh và vượt trội luôn là nền tảng trọng yếu ở các giai đoạn chiến lược.
Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam Doanh nghiệp

Thủ tướng đánh giá cao hoạt động của các tập đoàn lớn Hàn Quốc tại Việt Nam

TTTĐ - Trưa 1/7, tại Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung và ông Shin Dong-bin, Chủ tịch Tập đoàn Lotte.
Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn Doanh nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Sáng 1/7, tại thủ đô Seoul, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc Tọa đàm bàn tròn với lãnh đạo gần 20 tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc trong các lĩnh vực.
Xem thêm