Tag
Những dấu hiệu bất thường tại dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (Bình Thuận)

Bài 1: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có dấu hiệu trái quy định

Đường dây nóng 25/07/2021 13:15
aa
TTTĐ - Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) là một trong những khu đất nằm ở vị trí đắc địa. Tuy nhiên, dự án này đang gây nhiều dư luận trái chiều khi chủ đầu tư được hưởng lợi "khủng" từ giá đất mà UBND tỉnh Bình Thuận áp dụng.
Du lịch Bình Thuận kỳ vọng bứt phá
Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết là một trong những khu đất đắc địa nhất của TP Phan Thiết (Bình Thuận)
Dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết là một trong những khu đất đắc địa nhất của TP Phan Thiết (Ảnh: Bùi Ngọc Dương)

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất có dấu hiệu trái quy định

Tại TP Phan Thiết có một khu đất rộng hơn 60 héc ta ven biển. Nơi đây, trước kia là sân golf Phan Thiết nhưng cách đây 8 năm đã được tỉnh Bình Thuận giao cho Công ty CP Rạng Đông (RDG) chuyển mục đích sử dụng đất sân golf sang đất ở đô thị. Khu đất này được đánh giá đẹp nhất TP Phan Thiết, khi có một mặt giáp bãi biển Đồi Dương và 2 trục đường lớn là Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng. Phần còn lại tiếp giáp khu dân cư hiện hữu.

Sân golf Phan Thiết hoạt động từ năm 1997, được Chính phủ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 là đất Nhà nước cho thuê (thời hạn 50 năm). Chủ đầu tư trả tiền thuê đất và các khoản thuế phát sinh hàng năm.

Ngày 15/11/2013, UBND tỉnh Bình Thuận cho chuyển nhượng vốn và chủ đầu tư mới là Công ty CP Rạng Đông; Giấy phép chứng nhận đầu tư ghi rõ mục đích: “Xây dựng và kinh doanh một sân golf đạt tiêu chuẩn quốc tế và các công trình phục vụ kèm theo”.

Tuy nhiên, chỉ sau hơn 2 tuần nhận chuyển nhượng sân golf (tức ngày 2/12/2013), Công ty CP Rạng Đông có văn bản đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận cho chuyển đổi sang đất ở đô thị. Mục đích của việc chuyển đổi là “Đầu tư xây dựng và kinh doanh biệt thự, nhà vườn, nhà phố, nhà cao tầng và các công trình phụ trợ”.

Hơn 3 tháng sau, ngày 5/3/2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có Thông báo số 75/2014 đồng ý với đề nghị của Công ty Rạng Đông. Ngày 7/5/2014, Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ra thông báo số 394/TB-TU đồng ý giao cho UBND tỉnh lập tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho xóa bỏ sân golf để chuyển sang đất ở đô thị.

Trước đó, ngày 1/3/2014, Công ty CP Rạng Đông đã có thông báo chấm dứt hoạt động sân golf từ ngày 1/4/2014, dù chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép.

Mặt tiền phía biển của dự án (Ảnh: Bùi Ngọc Dương)
Mặt tiền phía biển của dự án (Ảnh: Bùi Ngọc Dương)

Dự án bắt đầu nóng lên khi UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt giá đất dự án cho chủ đầu tư Công ty CP Rạng Đông. Nhiều ý kiến phản ứng khá gay gắt. Trong đó, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận ông Đinh Trung và nguyên Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bình Thuận cho rằng, việc áp giá đất ở vị trí đắc địa của TP Phan Thiết như vậy là quá thấp so với giá đất thực tế trên thị trường. Điều này chỉ làm lợi cho doanh nghiệp, còn Nhà nước bị thất thu ngân sách.

Thậm chí, ông Đinh Trung đã có đơn phản ánh và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TN&MT xem xét về vấn đề này. Trong đơn, ngoài dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, ông Đinh Trung còn đặt nghi vấn về mối quan hệ “không bình thường” giữa lãnh đạo Công ty CP Rạng Đông và lãnh đạo tỉnh Bình Thuận liên quan tới một số dự án khác của Công ty Rạng Đông?

Phê duyệt giá đất thấp hơn nhiều lần giá thị trường

Ngày 25/11/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số 3317/QĐ-UBND về phê duyệt giá đất để tính tiền sử dụng đất cho diện tích 363.523m2 (gồm đất ở kết hợp thương mại, dịch vụ) chiếm 58,57%; Diện tích không thu tiền sử dụng đất là 257.132m2 (gồm các công trình công cộng, nhà trẻ…) chiếm 41,43% tổng diện tích khu đất dự án. Tổng số tiền sử dụng đất mà Công ty CP Rạng Đông phải nộp là 936.800 triệu đồng, tính chi tiết thì giá đất bình quân chỉ là 2,5 triệu đồng/m2.

Giải thích về vấn đề này, lãnh đạo Công ty CP Rạng Đông cho rằng, căn cứ vào Quyết định phê duyệt giá đất số 3317/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận quy định: “Sau khi nghiệm thu quyết toán công trình nếu chi phí đầu tư thấp hơn 1.693.637.072.532 đồng, nhà đầu tư có trách nhiệm nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước phần chênh lệch. Nếu phát sinh tăng trong chi phí dự phòng, nhà đầu tư tự chịu”.

Tuy nhiên, dư luận không đồng tình và đòi hỏi phải minh bạch, thẩm định phê duyệt giá đất đúng thực chất. Nguyên nhân là do giá đất thực tế tại thời điểm đó ở TP Phan Thiết và các tuyến đường nằm quanh dự án khu đô thị du lịch biển có giá gấp từ 5 lần trở lên so với giá mà UBND tỉnh Bình Thuận áp đối với dự án này cho Công ty CP Rạng Đông (giá thấp nhất là 10 triệu đồng/m2, giá cao nhất là 24 triệu đồng/m2).

Theo ông Đinh Trung, sau khi xây dựng hạ tầng, chủ đầu tư là Công ty CP Rạng Đông phân lô bán nền với giá 20 - 30 triệu đồng/m2. Tại thời điểm hiện nay, đất nền tại dự án khu đô thị biển Phan Thiết có giá 40 triệu đồng/m2. Do đó, cách tính giá đất như vậy chỉ mang lại lợi nhuận kếch xù cho Công ty CP Rạng Đông, gây thất thu ngân sách Nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

Hạ tầng khu đô thị du lịch biển do công ty Rạng Đông làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng
Hạ tầng khu đô thị du lịch biển do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng

Ngoài ra, theo thông tin mà phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô thu thập được, Công ty CP Rạng Đông đã xây dựng dự án không đúng với quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt. Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong báo cáo kiểm toán năm 2018 tại tỉnh Bình Thuận.

Nghiêm trọng hơn, trong khi Chính phủ quy định khu đô thị mới phải dành 20% diện tích cho nhà ở xã hội nhưng UBND tỉnh Bình Thuận không thực hiện mà bán hết quỹ đất này cho Công ty CP Rạng Đông với mức giá như trên.

Trả lời báo Tuổi trẻ Thủ đô, lãnh đạo Công ty CP Rạng Đông cho rằng: “Thói quen, phong tục tập quán của người dân Bình Thuận thích sống nhà ở riêng lẻ và chưa có nhu cầu cao về nhà ở xã hội, nhà ở chung cư như ở các địa phương khác… nên UBND tỉnh Bình Thuận thống nhất đề xuất Bộ Xây dựng xem xét bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội sang vị trí khác trong phạm vi thành phố Phan Thiết, tương đương 20% quỹ đất trong dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết và đã được Bộ Xây dựng thống nhất tại văn bản số 906/BXD-QLN ngày 24/4/2015".

Tuy nhiên, một lần nữa, người dân cho rằng lý do này không hợp lý. Vì dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết ở vị trí đắc địa, đất có giá cao gấp nhiều lần các vị trí khác tại TP Phan Thiết. Chủ đầu tư muốn ôm trọn cả khu đất vàng để bán giá cao, thu lợi nhuận khủng và điều này được tỉnh Bình Thuận "giúp đỡ" bằng cách xin chuyển 20% quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án sang một vị trí khác.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin!

Đọc thêm

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào? Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng trăm bến bãi có vi phạm, xử lý như thế nào?

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trên địa bàn tỉnh hiện có 448 bến bãi; trong đó có 324 bến bãi trong quy hoạch, 124 bến bãi không phù hợp với quy hoạch.
Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc Đường dây nóng

Quảng Ninh: Thực hư việc cán bộ phường yêu cầu xoá hình cờ tổ quốc

TTTĐ - UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết, sẽ phối hợp làm rõ, xử lý nghiêm các đối tượng thông tin sai lệch về việc một hộ dân trên địa bàn sơn cờ Tổ quốc trên tường nhà.
Không có việc bảo kê cho "cò" tại Văn phòng đăng ký đất đai Hoài Đức Đường dây nóng

Không có việc bảo kê cho "cò" tại Văn phòng đăng ký đất đai Hoài Đức

TTTĐ - Lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Hoài Đức (Hà Nội) khẳng định không có việc bảo kê, ưu tiên cho "cò" khi nộp hồ sơ, làm thủ tục.
Kon Tum: Đề nghị thu hồi đất của ông Ngô Sỹ Ngạn giao về địa phương Bạn đọc

Kon Tum: Đề nghị thu hồi đất của ông Ngô Sỹ Ngạn giao về địa phương

TTTĐ – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đề nghị Công ty TNHH Một thành viên (MTV) 732 phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện đo đạc, xác định ranh giới làm cơ sở thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn để giao về địa phương quản lý.
Một cơ sở trường THCS-THPT Nam Việt có dấu hiệu hoạt động không phép Đường dây nóng

Một cơ sở trường THCS-THPT Nam Việt có dấu hiệu hoạt động không phép

TTTĐ - Mặc dù đang trong thời gian chờ cấp phép, thế nhưng cơ sở 10 của trường THCS - THPT Nam Việt, địa chỉ số 701 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú vẫn tổ chức tuyển sinh và dạy học ngay tại địa chỉ này.
Cần xử lý dứt điểm tình trạng mất an ninh trật tự tại chung cư Osaka Complex Đường dây nóng

Cần xử lý dứt điểm tình trạng mất an ninh trật tự tại chung cư Osaka Complex

TTTĐ - Thời gian qua, cư dân và Công ty TNHH Nam Minh Hoàng (đơn vị quản lý vận hành hợp pháp tại chung cư Osaka Complex) phản ánh tới chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về hàng loạt vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra tại chung cư trên.
Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông Đường dây nóng

Kon Tum: Người dân chua xót nhìn đất đai, hoa màu trôi sông

TTTĐ - Hơn 40 hộ dân trên địa bàn thị trấn Plei Kần và xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) vẫn chưa nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất sản xuất, hoa màu bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện Plei Kần.
Bình Thuận: Người dân vẫn "khóc dở" vì thiếu đất san lấp Bạn đọc

Bình Thuận: Người dân vẫn "khóc dở" vì thiếu đất san lấp

TTTĐ - Ngày 17/7/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô có bài “Bình Thuận: Nhiều công trình dang dở vì thiếu đất san lấp” phản ánh nhiều hộ dân ở huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận phải kéo dài việc xây dựng nhà cửa và các công trình vì khan hiếm đất san lấp mặt bằng. Đến nay, tình trạng trên vẫn chưa được giải quyết.
Xem thêm