Tag
Vực dậy văn hóa ứng xử nơi công cộng sau mùa dịch

Bài 1: Sự hồn nhiên trở lại...

Người Hà Nội 02/06/2022 10:29
aa
TTTĐ - Khi dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, các hoạt động nơi công cộng được mở cửa trở lại. Người dân rất đỗi vui mừng ùa vào nhịp sống bình thường, bù đắp tinh thần sau những ngày phòng chốn dịch bệnh căng thẳng. Vui quá đà, một vài hành động hồn nhiên tái diễn khiến lối ứng xử của một số người trở nên khó coi. Chúng ta cần tích cực tuyên truyền, phản biện, giám sát trở lại để trả lại hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong công cuộc xây dựng giá trị con người như Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã chỉ ra.
Đổi mới giáo dục văn hóa ứng xử trong trường học Văn hóa xe buýt: Thêm một góc nhìn từ hành động nhỏ Văn hoá “ứng xử” khi sử dụng rượu bia rồi tham gia giao thông

Tại các nơi công cộng như rạp chiếu phim, trường học, nhà vệ sinh khách sạn, bệnh viện… các trường hợp vô duyên, ứng xử kém khiến người nhìn thấy rất phiền lòng. Dù chỉ là một vài trường hợp nhưng “con sâu làm rầu nồi canh”, trong không khí phấn khởi, trong nhịp sống bình thường mới thiết lập trở lại, chúng ta ngay lập tức phải nghĩ đến việc chấn chỉnh các hành vi này trước khi quá muộn.

Không cần biết có ai xung quanh

Vào buổi chiều trong ngày gần cuối cùng của năm học, các bậc phụ huynh tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội đang vội vã vào sân đón con thì bỗng có “cảnh tượng lạ” không thể không đưa mắt nhìn. Một người phụ nữ trẻ mặc chiếc váy bó sát, gợi cảm, phô diễn hết các đường cong cơ thể và khe ngực sâu, rảo bước thoăn thoắt từ xe ô tô, tiến vào sân trường đông nghịt học sinh và phụ huynh, đi vòng quanh các dãy lớp.

Bài 1: Sự hồn nhiên trở lại...
"Cảnh tượng lạ" tại trường học

Chắc hẳn, người phụ nữ này đi đón con hoặc cháu, song trang phục kia, đôi giày cao gót kia khiến người ta có cảm giác cô… đi lạc. Chứng kiến hình ảnh này, nhiều người lắc đầu, chép miệng. Không hiểu cô vừa từ sân khấu, chốn vui chơi, vũ trường, quán bar nào ra nhưng đã đến sân trường, đến môi trường giáo dục thì nên có sự chuẩn bị để sao cho kín đáo, lịch sự hơn.

Sân trường mùa hè nóng tưng bừng, trẻ con tan học túa ra, chạy nhảy tứ tung, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, nhìn sang người phụ nữ kia phụ huynh càng thấy… ngột ngạt hơn. Các cháu học sinh tiểu học tuy còn nhỏ nhưng cũng đã bắt đầu tò mò, chỉ trỏ. Tin rằng, con, cháu, hoặc em của người phụ nữ này chắc cũng sẽ cảm nhận được ánh mắt khác lạ mà những người xung quanh dành cho mình khi đi cùng người ăn mặc như vậy.

Nhìn ra xung quanh, chúng ta dễ dàng bắt gặp khá nhiều hình ảnh những bậc ông bà, cha mẹ, anh chị đến đón học sinh tại sân trường mà trang phục vẫn hồn nhiên như đi chơi, như ở nhà. Nếu không phải là những bộ ngủ nhàu nát thì là quần đùi ngắn khoe gần trọn vẹn đôi chân. Vẫn biết, mùa hè nóng bức, quần áo mỗi người chọn mặc đều phải mát mẻ nhưng thiết nghĩ, tại sân trường, việc đón học sinh cũng chỉ diễn ra trong vòng 5 - 20 phút mà thôi, thì việc chọn mặc cái gì cũng nên đặt yếu tố kín đáo, trang trọng lên hàng đầu.

Phụ huynh nên chú ý cách ăn mặc hơn khi đến trường đón con
Phụ huynh nên chú ý cách ăn mặc hơn khi đến trường đón con

Chị Mai Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) thì kể về câu chuyện khá buồn lòng khi đi đón con ngày cuối năm học. Trong khi mẹ con chị và nhiều người xung quanh vui vẻ, hào hứng mở giấy khen của con ra xem, thích thú với kì nghỉ bắt đầu sau cả một năm học online và trực tiếp thì bỗng đâu có tiếng mắng sa sả rất chói tai vọng đến. Mọi người quay ra thấy một người mẹ kia đang mồm nói tay vung trút tất cả tức giận lên một đứa bé chỉ biết cúi đầu khóc rấm rứt.

“Cho mày ăn ngon mặc đẹp để mày học hành thế à? Con nhà mất dạy. Đồ ngu đần. Đồ ăn hại đái nát…”. Rất nhiều từ ngữ khó nghe người mẹ thốt ra trước mặt con và mọi người. Bạn bè của thằng bé xúm xít lại chỉ trỏ làm con chị càng chỉ biết bưng mặt xấu hổ khóc to hơn. Càng chửi chị càng như “bốc hỏa” cho đến khi một bác lớn tuổi ôn tồn nhẹ giọng khuyên: “Có gì thì về nhà nói nhẹ nhàng với con. Sao cháu lại mắng con chỗ đông người thế này”?

Người phụ nữ chẳng những không thấy ngại mà còn tỏ ra khó chịu, vùng vằng quát con: “Lên xe, còn đứng ì thần xác ra đấy làm gì”. Tiếng nổ máy dằn dỗi của hai mẹ con đi xa dần, những người chứng kiến cảnh đó còn đứng nhìn theo đầy ái ngại.

Những giải pháp “bó đũa chọn cột cờ”

Như thế mới biết, giải pháp “áo chống nắng toàn thân” trùm kín từ đầu đến chân như… “Ninja” mà chị em phụ nữ gần đây hay dùngvẫn là một trong những phương án “bó đũa chọn cột cờ”, xem ra còn có thể chấp nhận được.

Đồng tình với phương án này, chị Minh Thu (Thanh Xuân, Hà Nội) hiến kế: “Ai cũng biết, mùa hè miền Bắc nắng vô cùng dữ dội. Chiếc áo chống nắng toàn thân vừa là giải pháp chống nắng, chống rát, hạn chế đen da, sạm da, ung thư da, ngăn chặn tia cực tím vừa giúp phụ huynh “che những thứ cần che” trước giờ tan học có hàng nghìn phụ huynh khác, thầy cô giáo và các em học sinh. Bởi lẽ, do công việc, do hoàn cảnh, không phải ai, không phải lúc nào chúng ta cũng chỉn chu, trang trọng được, mà để tránh những “sự nhỡ nhàng” thì kín tất còn hơn… hở đúng chỗ không nên hở”.

Trở lại trường hợp người phụ nữ với trang phục “đi lạc” ở trên, chị M (một phụ nữ cũng đi đón con tại đây) bày tỏ: “Trong tình huống này, lẽ ra cô ấy nên có một chiếc áo khoác để phủ bên ngoài thì sẽ hợp lý hơn, tránh ánh mắt tò mò, khó chịu của những người xung quanh. Nếu giả sử không mang theo áo khoác, cô cũng có thể tạt vào bên đường mua tạm một chiếc áo chống nắng, dù dài dù ngắn, dù xấu dù hơi khó coi thì cũng là để “chữa cháy”, còn hơn “phơi bày” ra chỗ đông người thế kia. Đành rằng cô ấy đẹp thật nhưng… không thể chấp nhận được”.

Bài 1: Sự hồn nhiên trở lại...

Không thể đổ lỗi tại vội hay quên, bởi lúc đó trời còn khá sớm, các lớp vẫn chưa tan hết. Mọi lý do đều chỉ là lý do trong khi kết quả là chính là vẻ ngoài của những người đó thu hút sự chú ý. “Ăn không tùy nơi, chơi không tùy chốn” vừa thiếu tôn trọng bản thân vừa không tôn trọng người khác. Chúng ta sẽ dạy con cháu mình ra sao khi mà mình không làm gương, trở thành khó coi trong mắt những người xung quanh. Vì thế, trong môi trường giáo dục, trước ánh mắt trẻ thơ, mỗi chúng ta cần chú ý sửa mình hơn”, bác Ngô Thị Cúc (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ về việc này.

Trong khi đó, chị Hoàng Mai Nhung (Hoàng Mai, Hà Nội) thì tâm sự: “Đã có rất nhiều ý kiến về việc phụ huynh mặc áo chống nắng trùm kín mít đến trường đón con, vừa tạo nên tình trạng lôi thôi, vừa không được lịch sự. Buổi chiều trời không còn nắng gắt nữa, thêm vào đó các trường học đa phần đều có cây cối che. Chỉ phải phơi nắng tầm 10 phút để đón con chắc cũng không xấu, không đen đi bao nhiêu, các bà các chị nên chú ý hình ảnh của mình.

Hãy coi việc đón con, đón cháu không phải là tranh thủ mà là một việc quan trọng. Từ đó, trang phục, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của chúng ta giữa chốn đông người cần phải thận trọng, đồng thời cũng là phương tiện, tấm gương để giáo dục con cháu. Nếu bạn không trân trọng trang phục, cử chỉ của mình như thế là bạn đã xem nhẹ việc giáo dục con em mình”.

Hiện nay, năm học 2021 - 2022 đã kết thúc, phụ huynh và học sinh đều mừng rỡ khi các con được học trực tiếp, được bế giảng tại trường. Nên chăng, để việc học hành của các con hiệu quả và ngành giáo dục đạt được những kết quả tốt thì vào năm học mới tới đây, chính phụ huynh cũng nâng cao ý thức, tạo môi trường giáo dục tốt đẹp cho con mình bằng từng hành động nhỏ, tránh để xảy ra một vài ví dụ không đáng có như trong bài đã nêu ra.

(Còn nữa)

Cao điểm SEA Games 31: Để mỗi người dân quận Hoàn Kiếm là một đại sứ hòa bình... Cao điểm SEA Games 31: Để mỗi người dân quận Hoàn Kiếm là một đại sứ hòa bình...
Người Hà Nội thể hiện tinh thần “fair play” đóng góp cho SEA Games 31 thành công rực rỡ Người Hà Nội thể hiện tinh thần “fair play” đóng góp cho SEA Games 31 thành công rực rỡ
Người Hà Nội “ăn SEA Games, ngủ SEA Games” Người Hà Nội “ăn SEA Games, ngủ SEA Games”

Đọc thêm

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Xem thêm