Văn hoá “ứng xử” khi sử dụng rượu bia rồi tham gia giao thông
Nâng cao văn hóa giao thông, an toàn hơn trong mùa dịch Xót xa những giọt nước mắt chảy ngược Xây dựng văn hoá giao thông từ xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn |
Không sử dụng rượu bia rồi tham gia giao thông
Có thể thấy, rất nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng xảy ra đều bắt nguồn từ bia rượu.
Do say xỉn không làm chủ được tay lái, xử lý tình huống kém, nhiều người đã vô tình gieo những án “tử” không hẹn trước cho những người tham gia giao thông khác và cả chính mình.
CSGT xử phạt lái xe vi phạm nồng độ cồn |
Theo một khảo sát của Ủy ban ATGT quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện tại 10 địa phương cho thấy, tỷ lệ các vụ TNGT do rượu bia chiếm khoảng 40%. Mỗi năm nước ta có khoảng 18.000 nạn nhân nhập viện do tai nạn giao thông trong đó có 36,9% ca tai nạn giao thông liên quan đến bia rượu, 36% số người lái xe máy có nồng độ cồn trong máu vượt ngưỡng cho phép, 66,8% số lái ô tô vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện và 11% số người tử vong do tai nạn giao thông có liên quan đến rượu, bia…
Đối với trường hợp điều khiển phương tiện là ô tô: Khoản 10 Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: 10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Theo quy định này, hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông với nồn độ cồn trên 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bạn có thể phải chịu mức phạt lên đến 40.000.000 đồng Đối với trường hợp điều khiển phương tiện là xe máy: Căn cứ nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Điều 6. Xử phạt người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Theo quy định này, đối với trường hợp bạn điều khiển xe máy mà nồng độ cồn trong hơi thở của bạn cao đến 1.020 miligam/1 lít khí thở thì bạn có thể phải chị mức phạt lên đến 8.000.000 đồng. |
Mặc dù quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn đã được đưa vào Luật Giao thông, Nghị định 100 của Chính phủ, Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, tuy nhiên, việc tuyên truyền, phòng, chống vi phạm nồng độ cồn còn chưa hiệu quả do thói quen uống rượu bia của người dân khá phổ biến, chén rượu được coi là một phần không thể thiếu trong văn hóa và đời sống của người dân.
Bên cạnh đó ý thức của người tham gia giao thông còn chưa cao, việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông vẫn còn phổ biến… Chính vì vậy mà việc tuyên truyền giảm bớt sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi người tham giao thông phải tự ý thức được những rủi ro có thể xảy ra, gây nguy hiểm cho chính bản thân người uống rượu, bia cũng như những người tham gia giao thông khác trên đường.
Hiện nay, vi phạm về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã rất rõ ràng.
Mức xử phạt kịch khung cũng như quy định nồng độ cồn trong máu (theo Nghị định 100 của Chính phủ) cho thấy nhận thức về tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông đã gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…Càng uống nhiều thì lượng cồn trong bia rượu sẽ khiến hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Từ đó dẫn tới việc lái xe không an toàn, không còn xử lý tình huống được như ý muốn nữa gây mất an toàn giao thông.
Xử phạt không có ngoại lệ
Theo ghi nhận, tất cả trường hợp khi bị phát hiện vi phạm đã tìm cách gọi điện cho người thân (có vai vế, quan hệ quen biết), nhờ kết nối với cảnh sát làm nhiệm vụ "xin được cho qua". Trong đó có nam tài xế cố tình thổi nhẹ vào máy đo nồng độ cồn khiến cảnh sát phải hướng dẫn nhiều lần.
Các cán bộ CSGT cho hay, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, tâm lý người vi phạm thường cố gắng kết nối với người thứ ba nhằm xin được bỏ qua, song phía cảnh sát kiên quyết lập biên bản tất cả trường hợp vi phạm, không có vùng cấm.
Tất cả tài xế cố tình chống đối, để lại xe, không hợp tác với cảnh sát sẽ bị xử phạt ở mức cao nhất với hành vi vi phạm nồng độ cồn. Cụ thể, tài xế ôtô 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng; xe môtô 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.
Cán bộ Đội CSGT số 5 đo nồng độ cồn người tham gia giao thông khi có dấu hiệu vi phạm |
Thiếu tá Trương Văn Phương, cán bộ Đội CSGT số 5, Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết: Sau một thời không được ra đường, nhiều người có tâm lý gặp nhau là sử dụng rượu, bia; thời điểm cuối năm cũng sẽ có nhiều cuộc tụ họp, chia tay… Nhận định trước tình hình trên, đơn vị đã bố trí các tổ tuần tra kiểm soát, kiểm tra chuyên đề nồng độ cồn để kịp thời xử lý đối với các trường hợp vi phạm; Góp phần kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn”.
Thiếu tá Đào Việt Long, Phó Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) khẳng định, trong quá trình xử lý vi phạm xuất hiện nhiều trường hợp đo nồng độ cồn vượt mức kịch khung là 0,4 miligam/1 lít khí thở; không ít trường hợp “gọi điện cho người thân” để xin được bỏ qua lỗi vi phạm, chứng tỏ tâm lý chủ quan, cả nể, coi thường pháp luật của lái xe.
Lái xe ký vào biên bản vi phạm hành chính vì trong hơi thở có nồng độ cồn |
Từ nay đến cuối năm 2021, các Đội CSGT phụ trách địa bàn, một mặt tăng cường xử lý nghiêm, một mặt chủ động tuyên truyền tác hại bia rượu, ngăn chặn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng do tài xế không làm chủ được phương tiện với phương châm “không có vùng cấm”.