Tag
Những đầu tàu thúc đẩy đà phát triển huyện vùng xanh Mê Linh

Bài 2: Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai...

Nông thôn mới 29/09/2021 10:10
aa
TTTĐ - Tại huyện Mê Linh (Hà Nội), ngành Giáo dục và Đào tạo luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cũng như toàn thể Nhân dân. Chủ tịch UBND huyện Mê Linh mới đây đã nhấn mạnh: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, là đầu tư cho tương lai”. Trong trạng thái bình thường mới vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, ngành Giáo dục Mê Linh đã có nhiều giải pháp sáng tạo
Bài 1: Ngành Nông nghiệp - “xương sống” vực dậy kinh tế

Vừa dạy học, vừa chống dịch

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô, cũng như huyện Mê Linh đã và đang trải qua thời gian đầy thử thách. Trong thời điểm gian truân, vai trò của những cán bộ ngành GD&ĐT càng trở nên đậm nét, không chỉ trong việc giảng dạy mà còn thể hiện sự tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch bệnh vì cộng đồng.

Ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện         trao tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh xã Kim Hoa
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh trao tặng thiết bị học trực tuyến cho học sinh xã Kim Hoa

Năm học 2021/2022, toàn huyện Mê Linh có khoảng 24.600 học sinh tiểu học và 15.500 học sinh khối THCS tựu trường. Phòng GD&ĐT huyện xác định việc bảo đảm các yêu cầu phòng chống dịch, giữ an toàn cho học sinh và giáo viên là nhiệm vụ then chốt hàng đầu. Để đảm bảo cho học sinh bước vào năm học mới thuận lợi, phòng GD&ĐT huyện Mê Linh đã chỉ đạo các nhà trường phối hợp với chính quyền 18 xã, thị trấn, trong đó có lực lượng Đoàn Thanh niên các cấp tiến hành cấp phát sách giáo khoa đến tận nhà cho học sinh.

Bên cạnh đó, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho phương án dạy và học trực tuyến, phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cũng thông tin rộng rãi đến chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân và toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động trong toàn ngành chung tay ủng hộ trang thiết bị học tập trực tuyến cho những học sinh chưa có thiết bị học tập, học sinh có hoàn cảnh khó khăn...

Thầy giáo Đàm Duy Nguyên- Trường THCS Quang Minh và cô giáo Nguyễn Thị Hợi Trường MN Quang Minh A tham gia trực chốt tại Thị trấn Quang Minh
Thầy giáo Đàm Duy Nguyên, trường THCS Quang Minh và cô giáo Nguyễn Thị Hợi, trường Mầm non Quang Minh A tham gia trực chốt tại thị trấn Quang Minh

Được biết, ngoài tham gia trực chốt phòng chống Covid-19, hai nhóm công việc chính mà các thầy cô giáo, nhân viên ngành Giáo dục huyện Mê Linh đảm nhận là nhập liệu và chuẩn bị "hậu cần", đảm bảo sức khỏe cho các bác sĩ tỉnh Vĩnh Phúc tham gia hỗ trợ chiến dịch xét nghiệm và tiêm chủng. Đồng thời, cán bộ ngành GD&ĐT huyện Mê Linh cũng không đứng ngoài cuộc trong “trận chiến” với dịch bệnh Covid-19.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mê Linh cho biết: “Thực hiện Kế hoạch số 2302/KH-UBND của UBND huyện Mê Linh, cán bộ giáo viên, nhân viên toàn ngành Giáo dục huyện đã cùng chung sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh với tinh thần chống dịch như chống giặc. Thời gian qua, 395 thầy giáo, cô giáo tại các trường học trên địa bàn huyện đã không quản ngại khó khăn, tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch, tham gia trực chốt tại 18 xã, thị trấn; Hàng ngàn lượt thầy cô giáo cũng đã hỗ trợ tổ xét nghiệm và tiêm vắc xin cho người dân trong huyện”.

Thời điểm thành phố thực hiện giãn cách xã hội, tại chốt kiểm soát dịch xã Tiền Phong - chốt đường 100 tiếp giáp huyện Đông Anh vào Khu trung tâm hành chính UBND huyện Mê Linh, luôn có 8 giáo viên của một số trường THCS, tiểu học thay nhau túc trực, đảm bảo công tác phòng chống dịch.

21h30 ngày 11/9/2021 cô giáo Đỗ Thị Thà- Chủ tịch Công đoàn trường THCS Quang Minh cùng cô giáo Nguyễn Thị Hợi - Giáo viên Trường Mầm non Quang Minh A vẫn tận tụy với công việc nhập dữ liệu test Covid-19 cộng đồng tại Đình làng Giai Lạc- Thị trấn Quang Mi
21h30 ngày 11/9/2021, cô giáo Đỗ Thị Thà, Chủ tịch Công đoàn trường THCS Quang Minh cùng cô giáo Nguyễn Thị Hợi, trường Mầm non Quang Minh A vẫn cặm cụi với việc nhập dữ liệu test Covid-19 cộng đồng tại đình làng Giai Lạc thuộc thị trấn Quang Minh

Đối với công tác nhập liệu, các thầy cô giáo, nhân viên ngành Giáo dục huyện Mê Linh phải làm việc cả ngày đêm tại 18 xã, thị trấn trên địa bàn. Mỗi ngày, các thầy cô giáo phải nhập hàng ngàn thông tin cá nhân của người được lấy mẫu nghiệm tại xã và lưu vào hệ thống để hỗ trợ công tác thu thập thông tin. Công việc này tưởng như nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và hầu như chỉ kết thúc vào lúc đêm muộn.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện về việc trưng tập các trường mầm non làm điểm lưu trú, ăn nghỉ của đoàn y, bác sĩ tỉnh Vĩnh Phúc, phòng GD&ĐT huyện Mê Linh đã huy động các cán bộ quản lý, giáo viên vào cuộc một cách quyết liệt. Các trường mầm non được vệ sinh sạch sẽ, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ đội ngũ y, bác sĩ tỉnh Vĩnh Phúc.

Đồng thời, nhân viên nuôi dưỡng tại các trường mầm non tự nguyện tham gia nấu ăn trên tinh thần sẵn sàng để được chính tay mình đem những phần cơm giàu chất dinh dưỡng, thắm đượm nghĩa tình, tiếp thêm sức mạnh cho các y, bác sĩ phòng, chống dịch bệnh.

Ông Hậu - Trưởng phòng GD&ĐT Mê Linh chia sẻ về những phương án chuẩn bị cho năm học mới
Ông Nguyễn Văn Hậu - Trưởng phòng GD&ĐT Mê Linh chia sẻ về những phương án chuẩn bị cho năm học mới

Những giải pháp cho trạng thái bình thường mới

Trở lại với nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy, ngành GD&ĐT huyện Mê Linh đã có những sự chuẩn bị chu đáo trước các tình huống, diễn biến của dịch bệnh nhằm đảm bảo việc truyền thụ kiến thức cho học sinh không bị gián đoạn.

Trong báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học 2021/2022, phòng GD&ĐT huyện Mê Linh đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện đồng thời 2 nội dung: Thứ nhất, phối hợp với cơ quan y tế thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh; Thứ hai, xây dựng các phương án dạy học trực tuyến, hướng dẫn học sinh tự học, tự làm bài tập ở nhà. Trong công tác chỉ đạo, phòng GD&ĐT huyện Mê Linh đã ban hành hàng chục văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện dạy - học trực tuyến, ôn tập và kiểm tra trực tuyến.

Giờ học trực tuyến của cô Cô Vũ Thị Thu Hà, lớp 6 C, trường THCS Tiền Phong
Giờ học trực tuyến của cô Vũ Thị Thu Hà, lớp 6C, trường THCS Tiền Phong

Ngày 16/9, phòng GD&ĐT huyện Mê Linh tiếp tục có 2 văn bản quan trọng để chuẩn bị cho việc đón học sinh trở lại trường trong điều kiện bình thường mới. Nội dung thứ nhất liên quan đến phòng chống dịch, yêu cầu các đơn vị đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được tiêm vắc xin phòng Covid-19. Bên cạnh đó, huyện xây dựng kế hoạch, phương án thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục năm 2021 - 2022 trong điều kiện không có dịch Covid-19 và trong điều kiện có dịch Covid-19 xảy ra.

Khẳng định sự quan tâm đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho tương lai, lãnh đạo huyện Mê Linh luôn quan tâm sát sao và chỉ đạo các cấp ngành tạo mọi điều kiện để lĩnh vực GD&ĐT địa phương phát triển mạnh mẽ. "Tình hình dịch bệnh phức tạp khiến sự nghiệp giáo dục của đất nước, mỗi địa phương trở nên khó khăn nhưng không có khó khăn nào ngăn cản được lòng yêu nghề của các thầy cô và niềm đam mê học tập của các em học sinh. Chúng ta hãy coi đó là một thử thách để rèn luyện ý chí, nghị lực, tinh thần tự giác cho cả thầy và trò”, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn đã nhắn nhủ đến thầy cô giáo và các học sinh trong chương trình trao tặng thiết bị dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Kim Hoa.

(Còn nữa)

Mê Linh phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao Mê Linh phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp công nghệ cao
Mê Linh dồn tổng lực “chạy nước rút” về đích Nông thôn mới Mê Linh dồn tổng lực “chạy nước rút” về đích Nông thôn mới
Gần 1.000 cán bộ, giáo viên Mê Linh Gần 1.000 cán bộ, giáo viên Mê Linh "chia lửa" với tuyến đầu chống dịch
Những chiến sĩ Những chiến sĩ "cháy hết mình" trên hai "mặt trận"
Huyện Mê Linh bàn giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất an toàn Huyện Mê Linh bàn giải pháp giúp doanh nghiệp sản xuất an toàn

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm