Tag
Văn chương viết về Hà Nội - “vàng” đã lộ chờ bàn tay người tạo tác

Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức

Văn hóa 24/07/2023 07:37
aa
TTTĐ - Là Kinh đô nhiều đời và là Thủ đô của đất nước, rất nhiều sự kiện diễn ra tại Hà Nội tiêu biểu cho Việt Nam qua mỗi thời kì. Tương tự, văn hóa và con người Hà Nội cũng vậy, vừa có tính bao quát, đại diện cho văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam nhưng lại có những chất riêng, làm nên nét độc đáo, đa dạng và đặc trưng của đất ngàn năm văn hiến.
Bài 1: Chưa nhiều tác phẩm lớn phản ánh đời sống, văn hóa người Hà Nội đương đại

Trên nền chất liệu phong phú đó, rất nhiều tác phẩm văn học có bối cảnh Hà Nội, viết về Hà Nội không chỉ là những cuốn sách để đời mà còn góp phần lắng đọng, lưu trữ những kí ức chắt lọc về mảnh đất này. Chúng ta cùng nhìn lại những gì thế hệ trước đã làm được để có thêm động lực, trách nhiệm với Hà Nội dấu yêu - trái tim của Tổ quốc.

Những tác phẩm sống mãi với thời gian

Thăng Long - Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến ẩn chứa trong mình biết bao giá trị trong suốt chiều dài phát triển cùng đất nước. Là nơi tập trung tinh hoa của nhiều vùng đất, hội tụ, chắt lọc và lắng đọng hồn thiêng sông núi, những tác phẩm văn chương viết về vùng đất này đã đi vào lòng người, trải qua nhiều thế hệ.

Hà Nội - mạch nguồn cảm hứng ngàn năm cho văn chương
Hà Nội - mạch nguồn cảm hứng ngàn năm cho văn chương

“Thăng Long thành hoài cổ” (Bà Huyện Thanh Quan) hay “Long Thành cầm giả ca” (Nguyễn Du), “Thượng kinh ký sự” (Lê Hữu Trác)… là những tác phẩm mà hầu hết người Việt ai ai cũng biết, cũng thuộc. Sự đổi thay của “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” hay nhìn thấy trong sóng nước Tây Hồ vẻ duyên dáng của đất Hà thành “Một ngàn năm trở lại đây những kẻ rong chơi ngâm vịnh không thể nào bỏ qua nơi này" (Tây Hồ chí)… đều cho chúng ta những hình dung đầy cảm xúc về Thăng Long hào hoa nhưng cũng chịu nhiều biến động trong lịch sử.

Trên nền tảng hàng loạt những cái tên như Ngô gia văn phái, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Phạm Đình Hổ… đã để lại rất nhiều di sản cho văn học Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, thời kì nào mảnh đất này cũng tập trung rất nhiều tao nhân mặc khách, tinh hoa của văn chương dân tộc nên giai đoạn nào cũng có những người lưu lại kí ức cho đời sau bằng tài năng văn chương đặc biệt của mình.

Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức
Tranh minh họa "Gió đầu mùa và Hà Nội băm sáu phố phường" của họa sĩ Đào Hải Phong

Thời 1930 - 1945, trước thực tế xã hội, văn chương của Hà Nội chia làm hai trào lưu lãng mạn và hiện thực.

Tản văn, tùy bút Nguyễn Tuân với những “Vang bóng một thời”, “Một chuyến đi”, “Ngọn đèn dầu lạc”, “Tàn đèn dầu lạc”… tiêu biểu cho trào lưu lãng mạn giai đoạn này.

Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức

Ở mảng hiện thực, hàng loạt những cái tên mà chúng ta ai cũng thuộc. Ngô Tất Tố có hàng loạt tiểu phẩm báo chí, Tam Lang có “Tôi kéo xe”; Trọng Lang có “Hà Nội lầm than”; Lãng Tử có “Phù du và nhan sắc”; Vũ Trọng Phụng có “Cạm bẫy người”, “Lục xì”, “Kỹ nghệ lấy Tây”, “Cơm thầy cơm cô”…

“Viết để đả phá, lên án những nhiễu nhương xã hội, các tác giả theo khuynh hướng hiện thực muốn thức tỉnh lương tâm con người. Đó là một đóng góp rất đáng ghi nhận của phóng sự về Hà Nội giai đoạn này”, GS Nguyễn Đăng Điệp tiếp tục nhận định.

Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức

“Hà Nội băm sáu phố phường” được GS Nguyễn Đăng Điệp nhận định là thiên tùy bút vào loại hay nhất viết về Hà Nội.

GS Nguyễn Đăng Điệp chia sẻ: “Ký Hà Nội của Thạch Lam như đã thâu thái được hết hồn cốt của đất Kinh kỳ - Kẻ chợ. Nó âm âm trong lối phố; Tao nhã, thanh lịch trong các thú chơi, các thức quà; Hài hòa, luyến quyện trong từng thời khắc giao mùa, trong nét cười thiếu nữ…”.

Ba tác phẩm: "Quê người", "Mười năm", "Quê nhà" của nhà văn Tô Hoài là ba mảnh ghép tạo nên một cái nhìn xuyên suốt về Hà Nội trong những năm đầu thế kỷ XX đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công.

Còn với Vũ Bằng “Món ngon Hà Nội”, “Thương nhớ mười hai” lại vừa như những cuốn sử bằng văn về nếp sống, thú ăn, thú chơi rất hào hoa, lịch duyệt, tao nhã lại như “kho cảm xúc” khơi gợi lên trong lòng người biết bao nỗi nhung nhớ, yêu thương qua từng con chữ.

Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là thời điểm sôi sục cách mạng, Hà Nội cùng cả nước bước sang một trang mới. Những tác phẩm văn học ra đời vào thời kì này chẳng những phản ánh kịp thời khí thế ngút trời của Hà Nội mà còn góp phần cổ vũ, khích lệ cuộc chiến đấu của Nhân dân ta.

Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức

Nhiều tác phẩm lớn về Hà Nội như “Sống mãi với Thủ đô” (tiểu thuyết - Nguyễn Huy Tưởng), “Một lần tới Thủ đô” (Trần Đăng) ra đời trong thời kì nay. Hay nhiều tuyển tập như: “Mảnh đất, bầu trời, người Hà Nội”; “Trên mỗi tấc đất Hà Nội”; “Hà Nội mười hai ngày ấy”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”… đã ghi lại một cách chân thực về vẻ đẹp hào hùng của Hà Nội - lương tâm và phẩm giá loài người.

Nét độc đáo của văn hóa Hà Nội là ở chỗ, vượt lên tất cả sự tàn phá của bom đạn, người Hà Nội vẫn giữ được tất cả vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng, sự bao dung và lòng vị tha cao cả và văn chương viết về giai đoạn này chính là để khắc họa rõ nét phẩm chất ngời sáng ấy bên cạnh sự khốc liệt của chiến tranh.

Mạch nguồn cuộn chảy

Có thể nói, văn chương viết về Hà Nội như mạch nguồn của con sông Hồng, miệt mài, thao thiết, cũng có lúc cuồn cuộn, cũng có lúc thủ thỉ thầm thì nhưng thời nào, đời nào cũng dồi dào nhân tài và những tác phẩm lớn. Điều đặc biệt là, trên nền của xã hội lúc yên bình lúc giao thời, các tác phẩm cũng tùy theo đó mà dữ dội hay dịu êm nhưng đều là sản phẩm kết tinh tâm huyết và đọng lại mãi trong tâm trí người đọc.

Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức

“Mùa lá rụng trong vườn” (tiểu thuyết - Ma Văn Kháng), “Ngõ lỗ thủng” (tiểu thuyết - Trung Trung Đỉnh), “Em ơi, Hà Nội phố” (trường ca - Phan Vũ), “Phố ta” (thơ - Lưu Quang Vũ), “Khải huyền muộn” (tiểu thuyết - Nguyễn Việt Hà), "Những ngã tư và những cột đèn" (tiểu thuyết - Trần Dần)… cho thấy vào mỗi giai đoạn lịch sử của Hà Nội đều có những nhà văn đứng ra viết nên vấn đề của thời cuộc.

Văn chương có giá trị riêng của nó, nghĩa là, các vấn đề của xã hội như chiếc mắc để nhà văn treo lên cái áo. Sâu xa hơn nữa, nhà văn thả nhân vật vào bối cảnh xã hội ấy để viết về con người đã hành xử như thế nào, tầng nghĩa gì ẩn chứa sau tất cả diễn biến những câu chuyện ấy. Họ trở nên văn minh hơn, tiến bộ hơn hay thoái hóa đi, xấu xa đi và thông qua đó cảnh báo, tiên đoán những gì cho độc giả.

Có những nhà văn viết về Hà Nội như Băng Sơn, Bằng Việt, Lưu Quang Vũ và trở thành niềm tự hào của người Hà Nội nói chung cũng như văn chương cả nước nói riêng.

Những năm gần đây, rất nhiều nhà văn sáng tác thành “thương hiệu” về Hà Nội như Đỗ Phấn, Trần Chiến, Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Trương Quý…

Bài 2: Lưu trữ, chắt lọc những kí ức

Cuốn tiểu thuyết “Quân khu Nam Đồng” của nhà văn Bình Ca có thể khẳng định là một “hiện tượng” văn học nổi bật, được độc giả nhiều lứa tuổi thích thú tìm đọc.

Lứa thanh niên con nhà lính ở khu tập thể Nam Đồng (Đống Đa, Hà Nội) là một xã hội thu nhỏ trong bối cảnh thời chiến. Chỉ 4 năm sau khi ra mắt cuốn sách tái bản đến 15 lần và còn tiếp tục trở lại với những diện mạo mới sau đó cho thấy đề tài khác lạ, rất “hot” cùng lối viết dí dỏm nhưng câu nào chắc câu ấy, vui thì vui đến tận cùng mà buồn thì buồn da diết mà tác giả gợi lên trong lòng người đọc.

Nhà văn Hồ Anh Thái mặc dù nổi tiếng với những trang viết về Ấn Độ do ông là một nhà ngoại giao nhưng với vai trò Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội 2 nhiệm kỳ (2000 - 2010), ông cũng có những tác phẩm gây kinh ngạc về mảnh đất này. Tiểu thuyết “Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu” đưa bạn đọc về lại Hà Nội thập niên 60, 70. Đó là một Hà Nội thời chiến, đầy gian lao nhưng nhưng không thiếu chất trữ tình.

Với tiểu thuyết “SBC là săn bắt chuột”, ngay cái tên sách cũng khiến người ta “phải đọc”. Mở đầu bằng một trận lụt càng khiến người ta “phải đọc”, bởi đó không phải là một trận lụt hư cấu, mà trận lụt có thật ở thành phố Hà Nội (cuối năm 2008). Một trận lụt biến các con đường trong thành phố Hà Nội thành những dòng sông.

Tác giả tự thấy mình không phải tốn giấy miêu tả trận lụt đó, mà chỉ cần trích dẫn lại lời nhạc chế phổ biến trên internet là đủ: “Hà Nội mùa này phố cũng như sông/ Cái rét đầu đông chân em thâm vì ngâm nước lạnh/ Hoa sữa thôi rơi, em tôi bơi cả chiều trên phố/ Ðường Cổ Ngư xưa tràn ngập nước sông Hồng”...

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tri ân sâu sắc công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghệ thuật

Tri ân sâu sắc công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và các tỉnh/thành phố cùng một số đơn vị liên quan thực hiện triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” từ ngày 16 - 20/5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, TP Vinh.
Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo Nghệ thuật

Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo

TTTĐ - Tọa đàm nghệ thuật “Đương đại trên nền di sản” là cơ hội giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các nghệ sĩ bước ra từ cuộc thi UOB POY và đặc biệt là truyền cảm hứng cho các họa sỹ trẻ tiếp tục sáng tạo, giữ vững niềm đam mê nghệ thuật…
Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa Nghệ thuật

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

TTTĐ - Tối 9/5 tại Nhà hát Hồ Gươm, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đưa khán giả vào hành trình âm nhạc “tuyệt đối điện ảnh” qua Việt Nam, Scotland và Phần Lan trong đêm hòa nhạc “Landscapes of Legend”, với sự góp mặt đặc biệt của “thần đồng violin” Simone Porter.
Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).
Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh chính thức nhận hồ sơ đăng ký cho Chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa (Connection Through Culture) (CTC) - cơ hội dành cho các nghệ sĩ và tổ chức sáng tạo tại Vương quốc Anh và 19 quốc gia đối tác trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu để kết nối, cùng sáng tạo và hiện thực hóa các dự án kết nối văn hóa mạnh mẽ.
Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Xem thêm