Tag
Khó trị nhất là “virus ý thức"

Bài 2: Thận trọng hơn với từng hành vi, lời nói của mình

Người Hà Nội 25/05/2021 08:00
aa
TTTĐ - Trong lúc dịch bệnh thế này, mỗi lời nói, hành vi thiếu hiểu biết, thiếu ý thức sẽ như “mang xăng đi chữa cháy”, tác động xấu đến dư luận. Đôi khi, “không xây được thì cũng đừng có phá”, mỗi người chỉ cần ngồi yên cũng là góp phần phòng, chống dịch hiệu quả rồi. Khi đã phát ngôn thì phải dựa trên sự hiểu biết và thông tin xác thực, thận trọng chứ đừng nói năng bừa bãi để rước họa vào thân và ảnh hưởng đến cộng đồng.
Cần làm rõ, xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay cho 50 người nước ngoài nhập cảnh, lưu trú trái phép tại Hà Nội

Vẫn tồn tại những cá nhân thiếu ý thức

Tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Chính phủ, cơ quan chức năng, nhất là ở các tuyến đầu đang căng mình, cân não để chống dịch. Trong từng ngôi nhà, góc phố, mỗi cá nhân đều phải hạn chế bớt nhu cầu cá nhân, trẻ con nghỉ học, người lớn nhiều trường hợp phải nghỉ làm để giảm bớt nguy cơ lây lan Covid-19.

Những thiệt hại do dịch bệnh hoành hành chưa thể đong đếm hết được. Người dân Việt Nam, người dân Hà Nội đã và đang ngày càng tin tưởng tuyệt đối vào các chiến lược đối phó với Covid-19 trong từng giai đoạn của Chính phủ, của các cấp chính quyền. Khi mà thế giới phẳng, thông tin quốc tế được cập nhật hàng ngày, hàng giờ, người ta chẳng cần phải có đầu óc phân tích sâu xa cũng đã hiển hiện so sánh được chúng ta đang tương đối an toàn so với các nước “vỡ trận”.

Một tài khoản Facebook làm việc với cơ quan chức năng vì đăng tải thông tin sai không chuẩn xác trên mạng xã hội
Một tài khoản Facebook làm việc với cơ quan chức năng vì đăng tải thông tin sai không chuẩn xác trên mạng xã hội

Trong bối cảnh ấy, mỗi người dân đều hiểu rằng, tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo, chỉ thị của Nhà nước, của các cơ quan chức năng là phương cách tốt nhất để được an toàn, giảm thiệt hại đến mức tối thiểu trong mỗi mùa dịch bùng phát. Vậy mà, có những cá nhân vẫn thiếu hiểu biết đến mức “rảnh rỗi sinh nông nổi”, dùng mạng xã hội để thể hiện cái tôi hết sức vô ý thức của mình.

Trong 4 ngày, từ 12 - 14/5, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 cá nhân vì đăng tải thông tin giả mạo, sai sự thật về dịch Covid-19 trên Facebook. Mỗi cá nhân bị phạt 12,5 triệu đồng.

Những cá nhân trên đã có hành vi cung cấp thông tin giả mạo, sai sự thật về phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về dịch bệnh Covid-19 trong khi cả nước đang quyết tâm chống dịch. Những thông tin sai lệch đó đã gây hoang mang và ảnh hưởng đến dư luận xã hội.

Do đó, mỗi cá nhân vi phạm bị phạt 12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Trước đó, ở lần bùng phát thứ ba, chỉ trong ngày 8/2, Hà Nội đã xử phạt 7 trường hợp đăng thông tin sai về dịch Covid-19 trên mạng xã hội. Những thông tin này chưa được kiểm chứng, gây hoang mang dư luận, bị xử phạt với mức 7,5 triệu đồng/cá nhân. Quyết định xử phạt do Chánh Thanh tra Sở thông tin và Truyền thông Nguyễn Văn Minh ký. Tổng cộng 7 trường hợp này bị xử lý với số tiền là 52,5 triệu đồng.

Hành vi trên vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã xử phạt 20 trường hợp có hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin về tình hình dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm chứng, thông tin không chuẩn xác, gây hoang mang dư luận.

Đó thực sự là những hành vi đáng lên án, đáng hổ thẹn.

Hãy đặt mình vào trong lợi ích cộng đồng

Covid-19 đã bùng phát đến làn sóng thứ tư. Điều đó cũng có nghĩa là gần 2 năm qua, chúng ta đã học được cách “sống chung với lũ”. Không quá hoang mang, không quá sợ hãi nhưng cũng không chủ quan, khinh địch. Dịch bệnh cũng không còn lạ lẫm gì nữa, đòi hỏi mỗi người đều phải thích nghi để tìm ra lối sống mới phù hợp với tình hình hiện tại.

Nếu ở những ngày đầu tiên, khi chúng ta còn chưa rõ dịch bệnh này là gì, nguy hiểm ra sao, còn nhiều hoang mang thì việc một số cá nhân láu táu, chưa có kinh nghiệm, đăng tải những thông tin thất thiệt, chưa được kiểm chứng trên mạng là điều dễ hiểu. Vậy mà, đã gần 2 năm trôi qua, khi cả đất nước đều trang bị cho mình tâm thế sẵn sàng dịch bệnh bùng ra bất cứ lúc nào, thì những cá nhân này tiếp tục còn mắc sai lầm. Điều đó cho thấy, kiến thức là một phần, ý thức còn ở phần lớn hơn.

Bài 2: Thận trọng hơn với từng hành vi, lời nói của mình
Hãy là những "anh hùng bàn phím" khi góp phần lan truyền những hành động đẹp, cảm hứng tích cực cho mùa dịch

Không phải ở vùng sâu, vùng xa, những cá nhân này ở ngay Thủ đô Hà Nội, nơi mà các phương tiện truyền thông, thiết bị hiện đại, hầu như ai ai cũng được cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ. Nên không thể nói những cá nhân này thiếu thông tin được.

Trong khi đó, công tác truyền thông về dịch bệnh của Việt Nam, của Hà Nội rất tốt. Ngoài tin nhắn của Bộ Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng cập nhật hàng ngày với những trường hợp khẩn. Đó là những thông tin chính thống mà ai ai cũng có thể dễ dàng nắm bắt được.

Dù vậy, mạng xã hội vẫn là một “kênh” thông tin khá nhanh, mức phủ sóng rộng nên những đối tượng kia có thể lợi dụng để đăng những thông tin chưa được kiểm chứng, thậm chí sai lệch. Điều đó thể hiện ý thức của mỗi chủ tài khoản Facebook này cực kì kém. Bởi lẽ, “mua vui chẳng được một vài trống canh”, chỉ vì vài cái “like” vô thưởng vô phạt, họ có thể khiến dư luận hoang mang, mất ổn định xã hội, làm cho công cuộc phòng, chống dịch của Hà Nội cũng như cả nước thêm vất vả, kéo theo nhiều hệ lụy.

Từ những cá nhân này, mỗi chúng ta đều nên rút ra những bài học cho mình. Mạng xã hội là cái chợ, không phải “mặt hàng” nào phơi ra cũng mang lại “lãi” cho người bán. Ở đời thường, “lời nói đọi máu” thì trên mạng xã hội, mỗi phát ngôn còn càng phải thận trọng hơn vì có sức lan rộng khủng khiếp, khi hối hận thì đã muộn.

Thế nên, ý thức và ý thức hơn nữa, đó chính là một trong những câu “khẩu quyết” trong mùa dịch bệnh. Vì những thứ tưởng là “chơi chơi” mà lại gây nên hậu họa khôn lường. Những mùa Covid-19 trước, rất nhiều người đã dùng trang cá nhân của mình để truyền cảm hứng sống tích cực bằng cách đăng tải những bài viết về nấu ăn, cắm hoa, các biện pháp tăng cường sức đề kháng, khám phá những điều nhỏ nhặt nhưng rất đáng yêu xung quanh mà ngày bình thường nhiều khi vì bận rộn chúng ta vô tình bỏ qua.

Dịch bệnh đến cho chúng ta thêm một lần nhìn lại mình, nhìn lại cách sống và trân trọng hơn những gì ta đang có. Nên chăng, mỗi người cũng tự ý thức được việc chỉ cần ngồi yên, không làm gì cũng là giúp ích cho chống dịch rồi, chứ đừng làm thêm những việc vô bổ, thậm chí gây nên gánh nặng cho xã hội.

Có như thế, mỗi làn sóng dịch ập đến sẽ lại sớm qua đi, để ai nấy đều được hưởng ngày bình thường như trước đây từng có.

(Còn nữa)

Bài 1: Một người lơ là, cả xã hội vất vả Bài 1: Một người lơ là, cả xã hội vất vả
Hà Nội nghĩa tình, sẻ chia nhân, vật lực, “nối vòng tay lớn” cùng cả nước vượt bão Covid-19 Hà Nội nghĩa tình, sẻ chia nhân, vật lực, “nối vòng tay lớn” cùng cả nước vượt bão Covid-19
Hãy thể hiện ý thức và tình yêu Hà Nội Hãy thể hiện ý thức và tình yêu Hà Nội

Đọc thêm

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam Người Hà Nội

Bàn giao nhà nghĩa tình mừng 50 năm giải phóng miền Nam

TTTĐ - Chiều 25/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao công trình sửa nhà cho hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa Người Hà Nội

Những người phụ nữ kiên trung phía sau chiến trường bão lửa

TTTĐ - Chiến tranh lùi xa nhưng có những người phụ nữ vẫn mang trong mình những vết thương không hình hài - vết thương của sự mất mát, của tháng năm tảo tần, lặng lẽ chờ đợi, hy sinh vì một mái nhà, vì một người chồng đã trở về không còn nguyên vẹn hoặc không bao giờ trở về nữa.
Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” Người Hà Nội

Tri ân những nữ chiến sĩ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”

TTTĐ - Những người con gái Hà Nội mảnh mai năm xưa, sục sôi nhiệt huyết, xếp lại bút nghiên, rời xa gia đình, tình nguyện tham gia các đơn vị thanh niên xung phong của Thủ đô, dấn thân vào “tuyến lửa”, chẳng ngại gian khổ, hi sinh, dâng hiến tuổi xuân, cùng quân và dân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Xem thêm