Tag
Thái Bình đừng để lỡ cơ hội vàng phát triển với “mặt tiền biển Đông”

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động

Kinh tế 01/09/2023 19:10
aa
Thái Bình phải tiến ra biển và giàu mạnh từ biển. Đó không chỉ là truyền thống mà còn là câu hỏi mang tầm thời đại, là khát vọng của bao thế hệ người Thái Bình.
Bài 1: Phát triển kinh tế hướng ra biển là xu thế tất yếu của Thái Bình

Mặt tiền biển Đông

Tại sao chúng tôi đặt tiêu đề cho loạt bài này có 4 chữ “mặt tiền biển Đông”? Đó cũng là thứ trời cho, là tiềm năng vô giá mà Thái Bình cần nắm lấy để phát triển hôm nay khi sở hữu hơn 52 km “mặt tiền biển Đông”. Khi câu chuyện những thông tin sai lệch xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải diễn ra, khiến tôi nhớ đến tên của một loạt bài tôi từng viết cách đây ít lâu mang tên “Đánh thức mặt tiền Biển Đông” có đoạn:

Người xưa có câu nói khái quát địa lý nước ta: “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, tức là rừng núi chiếm ba phần, biển chiếm bốn phần, đất liền chỉ một phần.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động

TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, từng tham gia nhóm cố vấn của Thủ tướng trong một cuộc tập huấn, trao đổi kinh nghiệm quản lý với doanh nghiệp quân đội đã kể lại câu chuyện đáng suy nghĩ. Thật bất ngờ khi “mặt tiền Biển Đông” lại chính là cụm từ được một giáo sư kinh tế uy tín của Đại học Havard (Hoa Kỳ) nhận xét khi tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam. TS Lê Xuân Nghĩa kể ông từng là thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng. Để hoạch định chính sách vĩ mô, lãnh đạo Đảng, Nhà nước từng giao cho các chuyên gia của tổ tư vấn tham khảo kinh nghiệm, khuyến nghị từ nhiều kênh khác nhau, trong đó có cả kênh từ những nước phát triển nhất.

Có lần nhóm nghiên cứu trong đó có TS. Lê Xuân Nghĩa tham gia được giao làm việc với một giáo sư kinh tế nổi tiếng của Đại học Havard (Hoa Kỳ) để trao đổi, lắng nghe những khuyến nghị về chính sách kinh tế chiến lược cho Việt Nam. Nhưng trước khi đưa ra ý kiến của mình, vị giáo sư này đề nghị được tham khảo, nghiên cứu nhiều văn bản, nghị quyết, chiến lược của Đảng, Chính phủ.

Sau khi đã nghiên cứu, tại cuộc làm việc, tổ tư vấn đặt câu hỏi:

- Xin ngài cho biết, Việt Nam có thể trở thành một quốc gia hùng cường được không?

Vị giáo sư đã trả lời:

- Hoàn toàn được!

Ông còn nói thêm: Điều đó được thể hiện rõ trong những chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông đã nghiên cứu và nhận thấy những chủ trương, chính sách mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đều là những điều tốt đẹp, tiến bộ, nếu thực hiện tốt thì sẽ giúp đất nước phát triển.

Tuy nhiên, khi tổ tư vấn hỏi sâu về những tiềm năng, lợi thế nào nổi bật nhất để Việt Nam phát triển thì thật bất ngờ, vị giáo sư này lại không nói nhiều về những thế mạnh như nguồn nhân lực dồi dào, nhân công rẻ, tài nguyên khoáng sản… mà nói:

- Về tài nguyên khoáng sản, đất nước các ngài cơ bản không có gì đáng kể. Nhưng các ngài có một thế mạnh không quốc gia nào có được. Đó chính là “mặt tiền” Biển Đông – lợi thế số một hoàn toàn giúp Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường! Việt Nam cần có những chính sách đột phá để phát triển kinh tế biển mà trước hết là chuỗi hành lang bờ biển, “mặt tiền” Biển Đông.

Việt Nam chưa hoá rồng vì chưa thực sự “ra biển lớn”

Với đường bờ biển dài hơn 3.200km, vùng biển rộng trên một triệu km2 cùng hơn 3.000 hòn đảo và 28/63 tỉnh, thành phố có biển, Việt Nam được các chuyên gia kinh tế thế giới đánh giá có lợi thế số một để “hóa rồng” - “mặt tiền” Biển Đông. Thế nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chỉ “đứng trước biển”, chưa thực sự “ra biển lớn” khi các ngành kinh tế thuần biển mới đóng góp 10% GDP cả nước (số liệu của Bộ TN&MT năm 2019).

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X của Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, một số chỉ tiêu, nhiệm vụ vẫn chưa đạt được. Tại Hội nghị Trung ương 8, khóa XII, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Bác Hồ thăm cán bộ chiến sĩ Hải quân bảo vệ bờ biển Đông Bắc (1959). Ảnh tư liệu

Trong “mặt tiền Biển Đông” ẩn chứa khát vọng của cả dân tộc đó, Thái Bình là tỉnh có “mặt tiền” khá lớn và ngày nay đang hội tụ những điều tốt nhất biến khát vọng thành hiện thực.

Tầm nhìn phát triển kinh tế biển của Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu luôn quan tâm đến tỉnh Thái Bình. Thái Bình vinh dự được 5 lần đón Bác về thăm. Đặc biệt, vào thời điểm cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang diễn ra ác liệt ở miền Bắc, ngày 31/12/1966, Bác về thăm Thái Bình lần thứ năm và căn dặn, mong mỏi: “Thái Bình trở thành một tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.

Bác Hồ cũng luôn quan tâm đến phát triển kinh tế biển. Ngày 4/10/1956, Bác Hồ đã đến dự hội nghị cải cách miền biển và phát biểu nêu rõ việc cải cách để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân miền biển là rất quan trọng, “công việc này phải dựa vào chính lực lượng của nhân dân”.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Bác Hồ tham gia kéo lưới với bà con ngư dân xóm Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Ảnh tư liệu

Ngày 2/8/1977, tại Hội nghị về biển lần thứ nhất ở Nha Trang, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề xuất: “Chúng ta cần phải nhanh chóng khắc phục sự lạc hậu trong hiểu biết về biển cả, để góp phần thúc đẩy việc khai thác tốt hơn những nguồn lợi mà biển cả sẽ đem lại cho đất nước ta”. “Tại Hội nghị khoa học về biển lần thứ III diễn ra ngày 8-6-1985, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phân tích những giá trị to lớn của Biển Đông về kinh tế, quốc phòng, an ninh và thẳng thắn nhìn nhận chúng ta còn chưa chú trọng phát triển kinh tế biển, thiếu tư duy tiến ra biển. Đại tướng nói: “Là một đất nước có biển, diện tích vùng biển lớn gấp 3 lần diện tích đất liền, nhưng chúng ta còn quay lưng lại với biển”.

Theo Đại tướng, cần xây dựng vùng biển vững mạnh về kinh tế, có đời sống văn hóa và tinh thần tốt đẹp, phát triển đồng đều trên suốt dải ven biển. Có xây dựng vùng biển giàu mạnh thì mới có thể giữ biển được vững chắc. Đại tướng cũng chỉ ra các phương hướng trọng điểm của kinh tế biển như: Kinh tế vùng biển phải từ đất liền mà phát triển ra biển và các hải đảo; đưa dân ra làm kinh tế biển đảo vừa cải thiện đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, giữ vững chủ quyền biển đảo. Đặc biệt, phải đẩy mạnh phát triển du lịch ven biển…

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bên phải) tại buổi lễ thành lập 2 thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng, những đơn vị hải quân đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam (1954). Ảnh tư liệu

Tiến ra biển: Sự phát triển trong các nghị quyết của Đảng

Chủ trương hướng ra biển để phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thông qua Nghị quyết số 09 năm 2007 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, với quan điểm “phải đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Nghị quyết đã đề ra 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển trong đó có một nội dung quan trọng là “phát triển du lịch và nghỉ dưỡng biển”, rất nhiều các khu kinh tế ven biển, khu công nghiệp tập trung ven biển sau đó đã đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng chung của cả nước.

Tới năm 2018, Nghị quyết số 36-NQ/TW về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tiếp tục nhấn mạnh quan điểm, Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển. Thậm chí, Nghị quyết nêu lên, biển là “là không gian sinh tồn”.

Riêng về du lịch và dịch vụ biển, Nghị quyết nhấn mạnh chủ trương: Đầu tư hạ tầng du lịch; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao tại các vùng ven biển.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Biển vô cực ở Thái Thuỵ - Thái Bình

Đặc biệt năm 2023, Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh nhiều nội dung liên quan đến phát triển kinh tế biển ở Thái Bình như: “Thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng và tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Tập trung đầu tư phát triển các hành lang kinh tế, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng, quốc tế gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình.”.

… “Phát triển bền vững kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng; chú trọng phát triển kinh tế biển khu vực Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình”.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Tỉnh Thái Bình có 4.248,06ha rừng ven biển (Ảnh minh họa: Hà Lan)

Thái Bình có khoảng 52km bờ biển và 5 cửa sông lớn đổ ra biển tạo ra vùng bãi triều trên 16.000ha, qua đó tạo ra nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển. Đây là khu vực có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; kết nối giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có các tuyến quốc lộ 37, 37B, 39, tỉnh lộ 456 đi qua và đặc biệt là tuyến đường bộ ven biển (được khởi công xây dựng từ đầu năm 2019 theo chủ trương của Chính phủ), giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian di chuyển từ khu vực ven biển Thái Bình đến cảng biển nước sâu Đình Vũ, Lạch Huyện và sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Vân Đồn, cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và các tỉnh, thành phố khu vực duyên hải Bắc Bộ, rất thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa. Đồng thời, khu vực ven biển của Thái Bình có lợi thế rất lớn về nguồn năng lượng điện, than và khí đốt tự nhiên với trữ lượng lớn, có thể khai thác lâu dài, cùng với quỹ đất ven biển, nguồn nhân lực tại chỗ khá dồi dào, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như: sản xuất gạch ốp lát, sứ vệ sinh, sứ dân dụng, thủy tinh cao cấp, khí mỏ, hóa chất... Ngoài ra, còn có lợi thế về bờ biển dài, bãi triều bồi rộng và cảnh quan thiên nhiên ven biển thuần khiết, đa dạng sinh học, thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho biết, Quy hoạch tỉnh Thái Bình được xây dựng với mục tiêu phấn đấu cao trên tinh thần quyết tâm và khát vọng vươn lên để sánh ngang với các tỉnh trong khu vực.Lãnh đạo tỉnh Thái Bình cho biết, là địa phương “đất chật, người đông”, quy mô diện tích khá nhỏ (chiếm 0,48% diện tích cả nước), xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên về dân số, Thái Bình xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; chiếm 1,9% dân số cả nước và có mật độ dân số gấp 4 lần trung bình cả nước. Vì vậy, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh Thái Bình thông qua hoạt động “lấn biển” là giải pháp được đơn vị tư vấn đưa ra trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bài 2: Từ khát vọng nghìn đời đến nghị quyết và hành động
Một phần quy hoạch Khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng sân golf Cồn Vành - Cồn Thủ

Hiện tại tỉnh Thái Bình có khoảng 16.637 ha đất mặt nước ven biển. Với đặc điểm địa hình, địa chất vùng ven biển Thái Bình, phần diện tích này rất thuận lợi để có thể khai thác lấn biển, mở rộng không gian phát triển thực hiện các dự án đô thị, du lịch, thương mại, công nghiệp.

Dự kiến trong thời kỳ quy hoạch 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ khai thác đưa 2.550 ha đất mặt nước ven biển vào sử dụng cho mục đích xây dựng các dự án trong khu kinh tế biển Thái Bình: Khu công nghiệp Thái Thượng, Khu công nghiệp Hoàng Long; Khu du lịch Cồn Đen, Khu du lịch sinh thái Cồn Vành - Cồn Thủ... Đặc biệt, Khu kinh tế ven biển Thái Bình trở thành một trung tâm công nghiệp của vùng với hệ thống khu, cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng hoàn chỉnh và thu hút được một số nhà đầu tư công nghiệp lớn của thế giới. Quy hoạch cũng lưu ý vấn đề môi trường, khi đề ra chỉ tiêu các khu công nghiệp, đô thị phát triển theo hướng sinh thái, xanh, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Với những định hướng rõ ràng và mạnh mẽ như vậy sẽ là cơ sở hết sức quan trọng để Thái Bình tiến nhanh, tiến mạnh ra biển và phát triển đột phá nhờ kinh tế biển!

congthuong.vn

Đọc thêm

Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho Doanh nghiệp

Ứng dụng AI, “siêu cảng” logistics của T&T - YCH giảm 95% thời gian vận chuyển trong kho

TTTĐ - “Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc được tích hợp công nghệ AI hiện đại bậc nhất trên thế giới, kết hợp cùng giải pháp công nghệ đột phá để nâng cao hiệu quả của hệ thống logistics tại Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
PVFCCo: Khánh thành, bàn giao Nhà lớp học và chức năng trường THCS Quảng Tiên Doanh nghiệp

PVFCCo: Khánh thành, bàn giao Nhà lớp học và chức năng trường THCS Quảng Tiên

TTTĐ - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón Phú Mỹ) vừa phối hợp UBND thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ khánh thành công trình Nhà lớp học và phòng học chức năng 2 tầng 6 phòng cho trường THCS Quảng Tiên.
Bình Dương đối thoại cấp phép lao động cho doanh nghiệp Trung Quốc Nhịp sống phương Nam

Bình Dương đối thoại cấp phép lao động cho doanh nghiệp Trung Quốc

TTTĐ - Sáng 30/9, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị đối thoại các doanh nghiệp Trung Quốc về cấp giấy phép lao động người nước ngoài. Hội nghị lần này có sự tham gia của khoảng 200 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại Doanh nghiệp

Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại

TTTĐ - Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn hay LSP, công ty thành viên của SCG Chemicals (SCGC), thuộc Tập đoàn SCG, tự hào thông báo Tổ hợp hóa dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam chính thức vận hành thương mại. Qua đó, công ty kỳ vọng tổ hợp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành hóa dầu và ngành nhựa tại Việt Nam, đồng thời thể hiện cam kết mang đến sản phẩm chất lượng cao và chú trọng phát triển bền vững.
Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ Doanh nghiệp

Mondelez Kinh Đô hỗ trợ thực phẩm cho đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Mondelez Kinh Đô phối hợp cùng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Foodbank Việt Nam) tiếp tục gửi tặng hơn 2.300 thùng bánh kẹo, tương đương 66.400 hộp sản phẩm để cứu trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng bão lũ, tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng.
BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm Doanh nghiệp

BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

TTTĐ - Với mục đích gia tăng cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường trái phiếu đang “ấm” dần, từ ngày 7/10/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng lần 2 - đợt 2, với tổng giá trị chào bán 1.500 tỷ đồng.
Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Trì hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30/9/2024 công nhận huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai Doanh nghiệp

Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1, để nhân đôi hỗ trợ cho học sinh vùng thiên tai

TTTĐ - Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp

MB tri ân 30 năm đồng hành bền vững cùng doanh nghiệp Việt Nam

TTTĐ - MB kỷ niệm sinh nhật 30 năm với chương trình Chào MB 30 "Sinh nhật rộn ràng - ngập tràn quà tặng" tri ân khách hàng doanh nghiệp, khẳng định sự gắn kết và cam kết đồng hành lâu dài với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách Thị trường - Tài chính

Mức vay tối đa cho các dự án vốn tín dụng chính sách

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Xem thêm