Tag

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

Thị trường - Tài chính 09/05/2025 15:29
aa
TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tin tưởng rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực...
Tổ chức tín dụng hợp tác xã là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

Chiều 9/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khu vực 9, Thời báo Ngân hàng phối hợp tổ chức diễn đàn: “Kết nối Tín dụng Xanh - Khu công nghiệp Xanh”.

Chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Chia sẻ tại diễn đàn, TS. Lê Anh Xuân, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 (gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị) cho rằng, chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu trên thế giới khi mà các thị trường quốc tế đang đòi hỏi rất cao về sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam, từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 để cụ thể hóa mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Bước sang giai đoạn 2021-2030, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng xanh trong việc thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Theo TS. Lê Anh Xuân, khu vực 9 gồm 5 tỉnh/thành phố: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng với đường bờ biển dài hơn 520km, là cửa ngõ biển thông thương ra thế giới kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nên có nhiều lợi thế phát triển thị trường quốc tế, du lịch, dịch vụ.

Tại Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã đưa ra quan điểm đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế biển xanh, kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện thực tế của vùng; bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyển rừng và biển; chủ động phòng, chống thiên tai và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

TS. Lê Anh Xuân, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 (gồm các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị).
TS. Lê Anh Xuân, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 phát biểu tại diễn đàn.

Với những tiềm năng thế mạnh và định hướng phát triển như đã nêu, trong những năm qua, song song với việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các địa phương trong khu vực đang không ngừng nỗ lực thúc đẩy kinh tế xanh, hướng đến sự phát triển bền vững.

Năm 2024, tổng quy mô nền kinh tế trên địa bàn khu vực là khoảng 546.468 tỷ đồng. So với năm 2023, kinh tế các địa phương có mức tăng trưởng khá cụ thể: Huế (8,15%), Đà Nẵng (7,51%), Quảng Nam (7,1%), Quảng Ngãi (4,07%), Quảng Trị (5,97%). Tổng giá trị sản phẩm (GRDP) trong quý I/2025 tăng bình quân 8,69% so với cùng kỳ, mức độ tăng trưởng các ngành, lĩnh vực phù hợp với cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển của khu vực.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 9 đã chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi; các chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với các đối tượng chịu thiệt hại của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh...

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Ngân hàng Nhà nước, các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn Khu vực 9 đã tích cực trong việc triển khai nhiều sản phẩm tín dụng xanh.

Đến cuối tháng 3/2025, đã có 30 chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn Khu vực 9 phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt khoảng 10.482 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên gần 2% trong tổng dư nợ, trong đó tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỷ trọng 35,51%); dư nợ tín dụng xanh của Quảng Nam chiếm 60% dư nợ tín dụng xanh toàn KV9. Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn bình quân phổ biến từ 4 - 7%/năm, trung và dài hạn bình quân từ 9-11%/năm.

Trong đó, một số lĩnh vực ưu tiên, gói tín dụng ưu đãi được các ngân hàng áp dụng mức lãi suất dưới 4%/năm. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng đã tích cực thực hiện đơn giản hóa quy trình, rút ngắn thời gian giải quyết, ứng dụng chuyển đổi số nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng xanh.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 9 thường xuyên đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, qua đó kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, mở ra cơ chế thông thoáng, thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng và khách hàng, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng phục vụ cho các lĩnh vực xanh, chuyển đổi xanh.

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, so với nhu cầu tài chính rất lớn, quy mô tín dụng xanh trên địa bàn vẫn còn khá khiêm tốn. Điều này cho thấy việc triển khai trong thực tế vẫn còn nhiều thách thức.

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh
Quang cảnh diễn đàn.

Thứ nhất, việc đầu tư vào một số lĩnh vực xanh, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, công trình xanh thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, trong khi nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn hạn.

Thứ hai, Chính phủ chưa ban hành danh mục phân loại xanh nên cơ sở để thống kê theo dõi đầy đủ nguồn lực mà các tổ chức tín dụng cung cấp cho nền kinh tế còn chưa thật sự đầy đủ.

Thứ ba, hiện nay khái niệm tín dụng xanh vẫn được hiểu là các khoản tài trợ cho các dự án, hoạt động có lợi cho môi trường và phát triển bền vững. Tuy nhiên, đối với các khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh doanh không thân thiện với môi trường sang mô hình kinh doanh thân thiện với môi trường nên được coi là một phần của tín dụng xanh hoặc có chính sách tín dụng ưu đãi trong quá trình chuyển đổi, vì đây là yếu tố cốt lõi trong việc thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi bền vững.

Thứ tư, việc đào tạo, nâng cao năng lực của cán bộ ngân hàng trong việc thẩm định rủi ro môi trường, quản lý tín dụng đối với các dự án xanh, dự án phát triển bền vững đòi hỏi thời gian và chi phí lớn.

Thứ năm, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa hiểu rõ lợi ích của tín dụng xanh hoặc thiếu thông tin về các chính sách ưu đãi. Ý thức bảo vệ môi trường hạn chế dẫn đến nguy cơ rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, phát sinh khoản nợ khó thu hồi.

TS. Lê Anh Xuân, trong thời gian tới, để dòng vốn tín dụng thực sự trở thành động lực cho chuyển đổi xanh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 9 sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện Đề án phát triển ngân hàng xanh, có các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh, qua đó tăng tỷ trọng tín dụng xanh trong tổng dư nợ, đặc biệt là các đối tượng thuộc danh mục phân loại xanh.

Đồng thời tiếp tục triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thân thiện với môi trường; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về tín dụng xanh, chuyển đổi xanh và ứng dụng công nghệ số để quản lý, giảm sát khoản vay xanh đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả; chú trọng nâng cao năng lực và nhận thức về tín dụng xanh cho cán bộ, nhân viên ngân hàng.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 9 kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh; có cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực xanh, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi từ mô hình sản xuất kinh doanh không thân thiện với môi trường sang mô hình xanh theo hướng bền vững; chỉ đạo Hội sở các tổ chức tín dụng đẩy mạnh ưu tiên bố trí nguồn vốn hợp lý tài trợ cho các dự án xanh trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và năng lực tài chính của khách hàng.

UBND các tỉnh/thành phố nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ ưu đãi đối các lĩnh vực xanh/chuyển đổi xanh như các chính sách về thị trường, đào tạo, lao động, khoa học công nghệ, đất đai... nhằm tạo thêm nguồn lực khuyến khích chuyển đổi xanh trong nền kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp cần nhận thức rõ xu hướng tất yếu và lợi ích của việc chuyển đổi xanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển doanh nghiệp theo mô hình bền vững (ESG); Sử dụng nguồn vốn tín dụng xanh hiệu quả, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nhằm tránh phát sinh rủi ro trong thực hiện các dự án được cấp tín dụng.

"Vốn tín dụng là động lực quan trọng để Việt Nam nói chung và các tỉnh/thành phố trong khu vực 9 nói riêng thực hiện thành công chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tôi tin rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực", TS. Lê Anh Xuân nói.

Đọc thêm

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TTTĐ - Trong tiến trình xanh hóa nền kinh tế, nhu cầu về nguồn lực tài chính, đặc biệt là vốn cho các hoạt động chuyển đổi xanh đang ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với các khu công nghiệp - nơi tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên, việc chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp xanh không chỉ là yêu cầu bắt buộc để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt Thị trường - Tài chính

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia Thị trường - Tài chính

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

TTTĐ - Về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, Chính phủ đề nghị áp dụng theo phương án 1 với mức thuế thấp hơn so với phương án 2 và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đề phù hợp với bối cảnh và tình hình mới...
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ Thị trường - Tài chính

TP Hồ Chí Minh: Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiến độ

TTTĐ - Việc giải ngân vốn đầu tư công của TP Hồ Chí Minh vẫn chưa đạt yêu cầu kế hoạch đề ra. Do đó, thành phố sẽ tập trung triển khai nhiều giải pháp để quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" này.
Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI Doanh nghiệp

Đội sửa chữa điện nóng Hotline - những chiến binh thầm lặng của EVNHANOI

TTTĐ - Hệ thống điện ngày càng hiện đại, ổn định và liên tục không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà còn là cam kết chất lượng với hàng triệu khách hàng. Tại Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), đội sửa chữa điện nóng - Hotline - chính là lực lượng đặc biệt đang âm thầm góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, giữ cho nhịp sống Thủ đô không gián đoạn.
Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng Kinh tế

Kiện toàn bộ máy quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng

TTTĐ – Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trực tiếp đối với khu công nghệ cao Đà Nẵng, các khu công nghiệp, Khu công nghệ thông tin tập trung và thêm chức năng quản lý Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi Thị trường - Tài chính

Không loại trừ giá vàng tăng do đầu cơ, thổi giá, trục lợi

TTTĐ - Trước diễn biến giá vàng tăng cao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, không loại trừ nguyên nhân có một số doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tình hình biến động của thị trường để đầu cơ, thổi giá, trục lợi.
Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD Thị trường - Tài chính

Bình Thuận: Xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt 290,7 triệu USD

TTTĐ - Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 290,7 triệu USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công Thị trường - Tài chính

Quảng Trị: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc đầu tư công

TTTĐ - Tỉnh Quảng Trị đang tiếp tục duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công nhằm giải quyết kịp thời các vướng mắc.
Xem thêm