Tag
Công việc “tạm bợ” và nỗi ám ảnh của cử nhân thất nghiệp

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Giáo dục 17/12/2019 07:37
aa
TTTĐ - Câu chuyện về những cử nhân cất bằng đại học đi làm xe ôm công nghệ hay bất cứ công việc tạm bợ nào khác không còn là cá biệt. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là: “Vì đâu nên nỗi?” Vì giáo dục không bắt kịp nhu cầu thị trường hay cử nhân đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội?

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Cử nhân thất nghiệp vì đâu? (minh họa)

Bài liên quan

Bình Định: Vì đâu núi Hóc Giản tan hoang?

Điểm đến “3 trong 1”: Xu thế lên ngôi của BĐS nghỉ dưỡng

Bài 1: Cử nhân làm “xe ôm công nghệ”

“Ảo tưởng sức mạnh”

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính năm 2017, Nguyễn Thị Hòa Vân (Hải Dương) đã mang hồ sơ đi ứng tuyển nhiều nơi nhưng đến nay vẫn thất nghiệp. Chọn học ngành tài chính, Hòa muốn làm việc ở văn phòng với mức lương tháng khởi điểm 8 - 10 triệu đồng, trong khi doanh nghiệp chỉ chấp nhận trả ở mức 5 triệu đồng cho nhân viên mới.

Vân chỉ là một trong số nhiều thanh niên luôn cho rằng, với tấm bằng cử nhân sau 4 năm miệt mài học tập sẽ được làm công việc nhàn hạ, không áp lực, lương cao. Vì ảo tưởng đó, nhiều thanh niên có trình độ chấp nhận ở nhà chơi thay vì đi lao động trực tiếp.

Nhiều năm làm công tác tuyển dụng nhân sự, chị Đỗ Việt Hồng – Công ty TNHH Denso Việt Nam cho rằng, các bạn trẻ thất nghiệp là bởi “ảo tưởng sức mạnh”.

“Rất đông bạn khi đến phỏng vấn với tâm thế cầm tấm bằng cử nhân phải có vị trí cao, mức lương cao, công việc nhẹ nhàng. Nhiều người đòi hỏi môi trường làm việc chuyên nghiệp với những tiêu chuẩn rất “trên trời” trong khi bản thân chưa trang bị được kỹ năng gì ngoài tấm bằng tốt nghiệp”, chị Hồng chia sẻ.

Theo phân tích của chị Hồng, ngoài đòi hỏi về chuyên môn, tay nghề, các nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm ứng viên giỏi ngoại ngữ, có kỹ năng mềm cao như kỹ năng đàm phán thương lượng, làm việc nhóm... và các tố chất khác như chịu khó, ham học hỏi, năng động, giao tiếp tốt, hiểu biết cơ bản về vi tính, văn phòng, trung thực, trách nhiệm, khả năng chịu áp lực cao trong công việc… Tuy nhiên, hành trang mà sinh viên mới ra trường đều “nhẹ” - thiếu, yếu về các kỹ năng mềm này.

Giáo dục không bắt kịp nhu cầu thị trường

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội năm 2018, trong số hơn 60% cử nhân tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, chỉ có 40% tìm được việc liên quan đến chuyên môn đã được đào tạo. Trong khi đó, có tới gần 80% là sinh viên và cử nhân trong số 1 triệu “xe ôm công nghệ”.

Trong khi đó, việc tuyển dụng nhân sự đủ trình độ theo yêu cầu là nỗi ám ảnh không kém của các doanh nghiệp. Chị Đỗ Việt Hồng – cán bộ bộ phận tuyển dụng Công ty TNHH Denso Việt Nam chia sẻ, hàng tháng công ty nhận hàng trăm yêu cầu tuyển dụng nhân sự từ các công ty ở Việt Nam nhưng vô cùng chật vật để tìm được người như ý.

Nhiều người thường quy kết thực trạng cử nhân thất nghiệp do lỗi của công tác dự báo cung – cầu lao động, dẫn đến việc trường đại học đào tạo ra những ngành, nghề mà thị trường không cần. Thế nhưng, ngay trong những ngành rất “hot” hiện nay như công nghệ thông tin, doanh nghiệp vẫn “kêu trời” vì không tuyển được nhân sự đạt yêu cầu.

Các nhà quản lý giáo dục luôn khẳng định tỉ lệ cử nhân thất nghiệp ở Việt Nam là hoàn toàn bình thường trong ngưỡng của thế giới. Tuy nhiên, theo bảng xếp hạng chất lượng giáo dục đào tạo của 140 quốc gia và nền kinh tế của Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp hạng Việt Nam đứng thứ 128/140 về kỹ năng của lao động khi ra trường và thứ 115/140 về chất lượng dạy nghề.

Nhiều năm làm tư vấn chiến lược và quản lý đội ngũ nhân sự đến từ nhiều quốc gia, ông Nguyễn Lương Hiền, Phó Tổng giám đốc PricewaterhouseCoopers Việt Nam thẳng thắn chỉ ra thực tế các nhân sự người Việt, mặc dù có kiến thức chuyên môn khá vững nhưng thường thua kém so với đồng nghiệp quốc tế về các kỹ năng mềm. Trong khi đó, đây lại là những nhân tố quyết định đến khả năng thăng tiến và thành công lâu dài trong sự nghiệp.

Phân tích về thực trạng cử nhân thất nghiệp gia tăng mỗi năm, nhiều chuyên gia lao động cho rằng lao động trẻ, có trình độ cao của Việt Nam còn thiếu nhiều kỹ năng đạt chuẩn để tham gia thị trường luân chuyển lao động tự do trong khối ASEAN. Dù cơ hội việc làm mở ra cho 8 ngành nghề hội nhập thị trường lao động khu vực, nhưng đến nay, Việt Nam mới có duy nhất ngành du lịch xây dựng tiêu chuẩn chung của ASEAN.

Thực tế này cho thấy lỗ hổng trong công tác cố vấn học tập, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học. Mặt khác, do giáo dục đại học lệch hướng, chạy theo số lượng, xem nhẹ chất lượng đào tạo, nhiều cơ sở giáo dục ĐH không chỉ quảng bá sai sự thật để đánh bóng tên tuổi mà còn cho ra lò nhiều sản phẩm “dỏm”, gán mác cử nhân, thạc sĩ. Nhiều cơ sở giáo dục vẫn tuyển sinh những ngành nghề mà thị trường lao động đã dư thừa, khiến cho bức tranh thất nghiệp càng thêm trầm trọng.

Cái yếu và thiếu chung của lao động có trình độ cao, cử nhân là chưa theo kịp chuẩn kiến thức đào tạo, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ bằng tiếng Anh kém, thiếu năng động, tự tin. Vì thế, họ khó có thể hội nhập thị trường luân chuyển lao động tự do thời hội nhập. Hơn nữa, vì “rào cản” ngoại ngữ yếu, thạc sĩ, cử nhân khó chạm vào cơ hội việc làm ổn định, thu nhập cao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngay tại Việt Nam, nói gì tới việc tham gia thị phần có nhu cầu cao về xuất khẩu lao động là chuyên gia, kỹ thuật, nhân viên chăm sóc sức khỏe.

(còn nữa)

Đọc thêm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tim giáo viên, học sinh Thủ đô

TTTĐ - Bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Nội nguyện nỗ lực, phấn đấu học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng Thủ đô và đất nước.
Thầy trò trường cũ xúc động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Thầy trò trường cũ xúc động viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 7h sáng 25/7, tập thể thầy và trò trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, Hà Nội đã thực hiện Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của trường niên khoá 1957-1963 với lòng kính trọng và tiếc thương vô hạn.
Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo Giáo dục

Giáo viên Thủ đô lan toả tinh thần đổi mới, sáng tạo

TTTĐ - Trong xu thế đổi mới toàn diện ngành Giáo dục, nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu với những đề tài tâm huyết trong sự nghiệp giáo dục đã được công nhận, vinh danh, từ đó đã lan tỏa tinh thần đổi mới, sáng tạo tới nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non Giáo dục

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cần quan tâm đặc biệt đến giáo dục mầm non

TTTĐ - Giáo dục mầm non được đánh giá là cấp học khó nhất, ở cả việc chăm sóc trẻ và tính tích hợp các khoa học giáo dục.
Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Giáo dục

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

TTTĐ - Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục Mầm non tổ chức sáng 23/7.
Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện Giáo dục

Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện

TTTĐ - Trường THCS Nam Sài Gòn, Quận 7 đã giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi truyền hình “Kilowatt? - Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.
Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ Giáo dục

Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ

TTTĐ - Trại hè tranh biện song ngữ Camp Aletheia 2024 vừa diễn ra tại trường Tiểu học - THCS Sunshine Maple Bear.
Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ Giáo dục

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ

TTTĐ - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024.
21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng Giáo dục

21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Học viện Ngân hàng vừa thông báo về mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo dục

Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân

TTTĐ - Chiều 22/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét tuyển kết hợp.
Xem thêm