Tag

Bài 23: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp biến thành nhà xưởng trái phép

Phóng sự 25/04/2017 10:19
aa
TTTĐ.VN - Thời gian vừa qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được phản ánh về tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra một cách nghiêm trọng trên địa bàn xã Đình Xuyên (Gia Lâm, Hà Nội). Cụ thể, hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp đang “biến” thành những nhà xưởng trái phép. Tình trạng này đã diễn ra trong suốt một thời gian dài nhưng không được chính quyền địa phương quan tâm, xử lý.

Bài 23: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp biến thành nhà xưởng trái phép

>> Tạo đột phá, xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 20: Cần nhiều sáng kiến để gần dân hơn
Bài 21: Nhiều vi phạm cần xử lý dứt điểm
Bài 22: Nhiều chuyển biến trong cải cách hành chính tại Cục thuế Hà Nội


Bài 23: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp biến thành nhà xưởng trái phép
Đất nông nghiệp biến thành nhà xưởng gây ô nhiễm nghiêm trọng khu vực xung quanh.

Theo ghi nhận của phóng viên tại thôn Công Đình, xã Đình Xuyên, hàng chục nhà xưởng được xây dựng thành một khu vực sản xuất, chế biến ván ép quy mô lớn và sầm uất đang hoạt động rầm rộ. Một con đường bê tông rộng thênh thang và kéo dài cả cây số, chạy sâu vào khu vực xóm 6, thôn Công Đình để tiện cho các phương tiện vận tải cỡ lớn vào đây để bốc xếp hàng hóa. Dọc đường bê tông, các nhà xưởng mọc san sát, chen chúc nhau tới tận giáp địa phận xã Ninh Hiệp (cùng thuộc huyện Gia Lâm). Hằng ngày, trên con đường liên xã dẫn vào khu chế xuất này những xe container, xe tải cỡ lớn nối đuôi nhau để bốc, xếp hàng hóa chuyển đi các nơi.

Ngoài các nhà xưởng dùng để đặt máy móc, thiết bị những khoảng đất trống được tận dụng làm nơi chứa những chồng gỗ lớn (nguyên liệu để sản xuất ván ép). Ở cuối đường bê tông, những tiệm cà phê, tiệm bán hàng tạp hóa cũng mọc lên để phục vụ nhu cầu công nhân tại đây. Xen lẫn với đó là những ống xả cao đua nhau xả khói đen kịt lên bầu trời. Con mương lớn ngay cạnh đó được sử dụng làm nơi chứa nước thải cho các xưởng sản xuất cũng đen đặc và bốc mùi hôi thối.

Trong vai người có nhu cầu thuê đất làm xưởng chế biến ván ép, PV đã tiếp cận những người dân sinh sống ngay khu vực. Một người dân ở đây cho biết, khu đất này vốn là đất nông nghiệp được chia cho người dân cấy trước kia. Tuy nhiên khoảng chục năm trở lại đây, nhiều người đã thuê lại đất từ các hộ dân rồi tôn nền để làm nhà xưởng. Ban đầu chỉ có một vài xưởng nhưng mấy năm gần đây, tình hình kinh doanh tiến triển nên người ta đua nhau đến đây thuê đất. “Hiện khu vực này đã được thuê hết, nếu anh muốn mở xưởng thì phải đến thuê khu vực khác”, một người dân ở đây cho biết.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Đình Xuyên thừa nhận, toàn bộ diện tích xây dựng nhà xưởng nêu trên được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích xây dựng trái phép khoảng hơn 5ha. Số diện tích đất nông nghiệp này do khoảng hơn 10 người thuê lại của một số hộ rồi tiến hành xây dựng. Một số hộ đã thành lập doanh nghiệp để hoạt động. Việc xây dựng trái phép này diễn ra từ trước đây nhưng không được chính quyền lập bất kỳ biên bản hay quyết định xử phạt nào. Hiện nay, thanh tra thành phố Hà Nội đang vào cuộc thanh tra vụ việc này.

Ông Tô Hữu Vịnh, Đội trưởng đội Thanh tra xây dựng huyện Gia Lâmthông tin: “Các nhà xưởng đó đều được xây dựng trên đất nông nghiệp. Tôi đã cho anh em kiểm tra nhưng không phát hiện được những công trình xây mới. Tất cả các nhà xưởng đều là công trình cũ có từ năm 2004, được dựng lên để sản xuất diêm gỗ. Hiện tại, xã Đình Xuyên đang bị thanh tra thành phố thanh tra vấn đề quản lý đất công và sắp có kết luận về vấn đề này”.

Cũng liên quan đến vụ việc này, ông Hoàng Anh Tú, Chánh văn phòng UBND huyện Gia Lâm cho biết: Huyện Gia Lâm đã nắm được vụ việc này và đang giao cho các phòng ban kiểm tra. Trong tháng 4 này sẽ có kết quả kiểm tra và sẽ thông tin tới báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Một thực tế không thể chối cãi là khu chế xuất này chỉ cách UBND xã Đình Xuyên một đoạn đường rất ngắn. Thế nhưng không hiểu sao, việc người dân biến đất nông nghiệp thành các xưởng sản xuất ván ép đã diễn ra hàng chục năm qua mà vẫn không hề bị xử lý? Không những vậy, tình hình kinh doanh còn ngày càng nhộn nhịp đi kèm với đó là hoạt động gây ô nhiễm môi trường nhưng không được xử lý.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này…

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Xem thêm