Tag
“Vi-rút sợ trách nhiệm”: Kỳ vọng vào “liều thuốc đặc trị”

Bài 3: Không thể đổ lỗi do công cuộc chống tham nhũng

Tin tức 17/10/2023 07:00
aa
TTTĐ - Căn bệnh sợ trách nhiệm đang khiến cho việc giải quyết nhiều công việc chính đáng của người dân, của doanh nghiệp bị đình trệ; Làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
“Vi-rút sợ trách nhiệm”: Kỳ vọng vào “liều thuốc đặc trị” “Vi-rút sợ trách nhiệm”: Kỳ vọng vào “liều thuốc đặc trị”
Bài 2: Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên… Bài 2: Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Giảm niềm tin của người dân

Sợ trách nhiệm cũng là nguyên nhân làm giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước. Vậy điều gì đã khiến cho đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo quản lý lại đùn đẩy, né tránh, sợ sai, không dám làm, không dám quyết kể cả những việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình?

Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, lần đầu tiên Đảng đề cập yêu cầu cần phải có cơ chế để bảo vệ cán bộ "dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung". Tiếp đó, Bộ Chính trị phải ban hành kết luận về "Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung" . Tuy nhiên trên thực tiễn, ở không ít nơi, cán bộ, công chức lại co cụm, cầu an, không làm đúng chức trách nhiệm vụ, chứ chưa nói đến chuyện có đột phá, sáng tạo.

Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta thì đều xác định: Cán bộ, công chức là cán bộ của dân và có trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Và nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho tình trạng cán bộ công chức đùn đẩy, né tránh, thận trọng một cách quá mức, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám quyết những việc trong thẩm quyền của mình.

Tuy nhiên, cho dù là nguyên nhân gì thì hiện tượng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm là vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước. Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã nhấn mạnh: "Rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này".

Có ý kiến ngụy biện cho tình trạng cán bộ công chức né tránh, đùn đẩy, co cụm, cầu an là để giữ cho mình được an toàn trước công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng được tiến hành quyết liệt, mạnh mẽ, nên không làm thì sẽ không sai….

Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 10/5/2023, tiếp đó là tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng diễn ra sau đó 1 tuần; Rồi tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu phải đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi khi cho rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ làm cản trở sự phát triển, làm nhụt chí sự sáng tạo.

Kết quả của công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực vừa qua đã tạo ra niềm tin trong Đảng và trong Bhân dân. Do vậy, trước những khó khăn thực tại, không thể đổ lỗi là do công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh khiến cán bộ sợ sai, không dám làm.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội tới tiếp xúc cử tri tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội tới tiếp xúc cử tri tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi bệnh “sợ trách nhiệm”

Để kịp thời cởi bỏ tâm lý cán bộ, đảng viên sợ sai, sợ trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tạo cơ chế khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung phải là công việc thường xuyên của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và cả hệ thống chính trị, ngày 22/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng được nêu trong Kết luận số 14-KL/TW, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang hoàn thiện dự thảo Nghị định trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành, địa phương, để sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp ban hành hai Công điện (số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 và số 365/CĐ-TTg ngày 4/5/2023) nhằm chấn chỉnh tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền của một bộ phận cán bộ, công chức các bộ, cơ quan, địa phương...

Triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/5/2023, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/BCSĐ về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc, nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ trong Bộ Nội vụ.

Nghị quyết nêu rõ: Người đứng đầu đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ: chủ động rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa những quy trình, thủ tục không cần thiết; cụ thể, cá thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc; Tuyệt đối không để xảy ra việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý bảo đảm chất lượng, nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn thời gian thực hiện.

Trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ trong việc quyết định hoặc tham mưu đề xuất, làm ảnh hưởng đến kết quả công việc được giao thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; Xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tham nhũng tiêu cực; Kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng tương xứng đối với các tập thể, công chức, viên chức và người lao động quyết liệt trong thi hành công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nói, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Việc kịp thời ban hành và triển khai thực hiện những văn bản nêu trên đã thể hiện sự cương quyết của người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo Bộ Nội vụ trong việc chấn chỉnh tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các bộ, cơ quan, địa phương nói chung và Bộ Nội vụ nói riêng. Đây cũng là liều vắc-xin có tác dụng tấn công trực diện nhằm làm suy yếu sự lây lan của vi-rút "sợ trách nhiệm”, để một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện “chuyền bóng trách nhiệm” lên cấp trên hoặc đùn đẩy xuống cấp dưới phải chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu vị trí việc làm, tích cực chuyển hóa từ trạng thái “không nghĩ, không làm” sang “phải nghĩ, phải làm”, nếu không muốn đối mặt với các hình thức kỷ luật theo quy định.

Hiệu ứng bước đầu cho thấy, đến ngày 1/7/2023, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải quyết kiến nghị, đề xuất của địa phương, cơ quan.

Theo đó, các bộ, cơ quan liên quan đã giải quyết 769/1.038 (đạt 74%) kiến nghị, đề xuất. Một số bộ, cơ quan đã giải quyết, trả lời 100% số kiến nghị, đề xuất nhận được, trong đó có Bộ Nội vụ.

Các bộ, cơ quan có số lượng kiến nghị, đề xuất nhận được lớn và có tỷ lệ giải quyết, trả lời cao, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (161/177 đạt 91%), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (78/87 đạt 90%), Tài chính (148/200 đạt 74%). Các bộ, cơ quan cam kết sẽ khẩn trương nghiên cứu, giải quyết, trả lời, hướng dẫn đối với những kiến nghị còn lại theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Những hiệu ứng tích cực trên cùng sự tiếp tục tập trung, ưu tiên nguồn lực xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến công chức, công vụ sẽ tạo sự yên tâm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, và dám hành động vì lợi ích chung; Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân vì nguồn gốc chủ yếu của bệnh “sợ trách nhiệm” chính là chủ nghĩa cá nhân…

đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum)
Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum)

Về giải pháp để bắt mạch, chữa trị căn bệnh này, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum) cho rằng, cần phải xử lý gắn trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm trong việc thực thi công vụ cũng như phải cá thể hóa trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu hoặc đề xuất sửa đổi, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong thẩm quyền. Nguyên nhân là do việc chậm ban hành văn bản chi tiết vẫn chưa khắc phục.

Từ thực trạng nêu trên, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm, tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật, đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất, dễ áp dụng để các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi căn cứ vào đó là có thể triển khai thực hiện được ngay.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến. Nếu thực hiện tốt công việc này sẽ giảm bớt áp lực, gánh nặng cho các cơ quan cấp trên, đồng thời tăng cường trách nhiệm cho các địa phương và cơ quan cấp dưới. Muốn vậy, cần xác định việc nào thuộc trách nhiệm của địa phương thì mạnh dạn phân quyền cho địa phương làm, địa phương sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhận diện để khắc phục hiện tượng trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, tình trạng này đã làm chậm trễ và trì trệ hoạt động công vụ, bào mòn và làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước; Cản trở động lực và nguồn lực phát triển, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đất nước đang rất khó khăn hiện nay.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, hơn lúc nào hết, cần thay đổi để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị; Chú trọng về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức công vụ. Chấn chỉnh ngay và quyết liệt để thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước, xử lý công việc của các bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh việc rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội còn phát sinh khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn và những nội dung liên quan đến quyền hạn, thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

Bộ Nội vụ đã tham mưu thể chế hóa chủ trương của Đảng về khuyến khích bảo vệ cán bộ, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về lợi ích chung. Hiện Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, lấy ý kiến chuyên, gia, lấy ý kiến 63 tỉnh thành, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp nhưng do vướng về mặt pháp lý, vướng mặt thẩm quyền nên đã báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo cấp thẩm quyền; Nếu cần thiết báo cáo với Quốc hội để ban hành nghị quyết thí điểm nhằm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm năng động, sáng tạo.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Bộ Nội vụ cũng tham mưu cho cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách chính sách tiền lương và đảm thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực thi công vụ; Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc một cách đồng bộ để thực hiện các giải pháp với ý thức trách nhiệm cao nhất, quyết tâm công phá tâm lý, sợ sai, sợ trách nhiệm và không làm trong thực thi công vụ.

(Còn nữa)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng

Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu thời gian tới cần khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức...

Bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Thực chất của căn bệnh này là sợ bị liên lụy, sợ bị quy trách nhiệm, sợ bị ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Chính vì luôn tính toán đến lợi ích cá nhân mà thui chột dũng khí đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn, chỉ làm việc cầm chừng cho tròn bổn phận công chức.

Cũng vì sợ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân nên tìm đủ mọi cách để né tránh, đùn đẩy công việc cho người khác. Một số cán bộ do năng lực và trình độ chuyên môn yếu, làm thì sợ sai nên chọn cách an phận, giữ ghế. Điều đáng lo ngại là căn bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đang có chiều hướng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công chức ở các cấp, ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, chúng ta cần kiên quyết chữa trị, khắc phục căn bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; Muốn vậy phải đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị, nhân cách, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; Ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập kỷ cương, trách nhiệm và tính nêu gương lên hàng đầu; Tăng cường đấu tranh, phê phán tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức hiện nay.

Đối với những trường hợp đùn đẩy, né tránh trách nhiệm thì phải kiểm điểm, xử lý theo quy định. Đối với những trường hợp đã được tổ chức nhắc nhở, kiểm điểm mà không tiến bộ thì nên thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác. Chúng ta cũng cần phải có chính sách, cơ chế thỏa đáng nhằm khuyến khích, bảo vệ những cán bộ gương mẫu, có ý chí chiến đấu và tinh thần trách nhiệm cao.

Đọc thêm

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc Tin tức

Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới Tin tức

Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 2/7, với 91,4% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Tin tức

Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024, với 87/87 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 93,55% tổng số đại biểu HĐND TP).
Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024 Tin tức

Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024

TTTĐ - Sáng 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội đã thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn Hà Nội.
Xin ý kiến các nội dung Đại hội 18 MTTQ TP Hà Nội Tin tức

Xin ý kiến các nội dung Đại hội 18 MTTQ TP Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 15 để thảo luận, cho ý kiến vào công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; thông qua các nội dung Đại hội MTTQ TP lần thứ 18, nhiệm kỳ 2024-2029; kiện toàn Uỷ viên Uỷ ban MTTQ TP khoá 17.
Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô Tin tức

Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Theo kế hoạch, trước ngày 15/7/2024, các địa phương, cơ quan, đơn vị sẽ đăng ký dự thi Hội thi “Dân vận khéo” cấp TP. Căn cứ số lượng các đội đăng ký dự thi, Ban Dân vận Thành ủy sẽ tổ chức thi sơ khảo cấp TP trong tháng 8/2024 và chung khảo cấp TP trong tháng 9/2024.
Xem thêm