Tag
“Vi-rút sợ trách nhiệm”: Kỳ vọng vào “liều thuốc đặc trị”

Bài 3: Không thể đổ lỗi do công cuộc chống tham nhũng

Tin tức 17/10/2023 07:00
aa
TTTĐ - Căn bệnh sợ trách nhiệm đang khiến cho việc giải quyết nhiều công việc chính đáng của người dân, của doanh nghiệp bị đình trệ; Làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
“Vi-rút sợ trách nhiệm”: Kỳ vọng vào “liều thuốc đặc trị” “Vi-rút sợ trách nhiệm”: Kỳ vọng vào “liều thuốc đặc trị”
Bài 2: Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên… Bài 2: Ai sợ trách nhiệm thì đứng sang một bên…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Giảm niềm tin của người dân

Sợ trách nhiệm cũng là nguyên nhân làm giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước. Vậy điều gì đã khiến cho đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo quản lý lại đùn đẩy, né tránh, sợ sai, không dám làm, không dám quyết kể cả những việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình?

Trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, lần đầu tiên Đảng đề cập yêu cầu cần phải có cơ chế để bảo vệ cán bộ "dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung". Tiếp đó, Bộ Chính trị phải ban hành kết luận về "Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung" . Tuy nhiên trên thực tiễn, ở không ít nơi, cán bộ, công chức lại co cụm, cầu an, không làm đúng chức trách nhiệm vụ, chứ chưa nói đến chuyện có đột phá, sáng tạo.

Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta thì đều xác định: Cán bộ, công chức là cán bộ của dân và có trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Và nhiều nguyên nhân đã được đưa ra để lý giải cho tình trạng cán bộ công chức đùn đẩy, né tránh, thận trọng một cách quá mức, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm, không dám quyết những việc trong thẩm quyền của mình.

Tuy nhiên, cho dù là nguyên nhân gì thì hiện tượng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm là vi phạm quy định của Đảng và Nhà nước. Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã nhấn mạnh: "Rà soát, chấn chỉnh, khắc phục ngay những biểu hiện đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đây chính là một biểu hiện của tiêu cực, gây nhiều hệ lụy xấu, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vì vậy cần tập trung chấn chỉnh, khắc phục ngay tình trạng này".

Có ý kiến ngụy biện cho tình trạng cán bộ công chức né tránh, đùn đẩy, co cụm, cầu an là để giữ cho mình được an toàn trước công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng được tiến hành quyết liệt, mạnh mẽ, nên không làm thì sẽ không sai….

Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày 10/5/2023, tiếp đó là tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ Khóa XIII của Đảng diễn ra sau đó 1 tuần; Rồi tại Hội nghị Sơ kết 1 năm thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh yêu cầu phải đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi khi cho rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ làm cản trở sự phát triển, làm nhụt chí sự sáng tạo.

Kết quả của công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực vừa qua đã tạo ra niềm tin trong Đảng và trong Bhân dân. Do vậy, trước những khó khăn thực tại, không thể đổ lỗi là do công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh khiến cán bộ sợ sai, không dám làm.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội tới tiếp xúc cử tri tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội tới tiếp xúc cử tri tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi bệnh “sợ trách nhiệm”

Để kịp thời cởi bỏ tâm lý cán bộ, đảng viên sợ sai, sợ trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đồng thời tạo cơ chế khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung phải là công việc thường xuyên của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và cả hệ thống chính trị, ngày 22/9/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về “Chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng được nêu trong Kết luận số 14-KL/TW, Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang hoàn thiện dự thảo Nghị định trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp của các bộ, ban, ngành, địa phương, để sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cuối tháng 4, đầu tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp ban hành hai Công điện (số 280/CĐ-TTg ngày 19/4/2023 và số 365/CĐ-TTg ngày 4/5/2023) nhằm chấn chỉnh tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc, không quyết định công việc thuộc thẩm quyền của một bộ phận cán bộ, công chức các bộ, cơ quan, địa phương...

Triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9/5/2023, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/BCSĐ về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc, nâng cao kỷ cương, kỷ luật hành chính, đạo đức công vụ trong Bộ Nội vụ.

Nghị quyết nêu rõ: Người đứng đầu đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ: chủ động rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa những quy trình, thủ tục không cần thiết; cụ thể, cá thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu của quy trình xử lý công việc; Tuyệt đối không để xảy ra việc đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, bảo đảm các công việc thuộc thẩm quyền phải được xử lý bảo đảm chất lượng, nhanh chóng, kịp thời, rút ngắn thời gian thực hiện.

Trường hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ trong việc quyết định hoặc tham mưu đề xuất, làm ảnh hưởng đến kết quả công việc được giao thì phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; Xử lý nghiêm minh những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu, tham nhũng tiêu cực; Kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng tương xứng đối với các tập thể, công chức, viên chức và người lao động quyết liệt trong thi hành công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, dám nói, dám nghĩ, dám làm, chủ động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Việc kịp thời ban hành và triển khai thực hiện những văn bản nêu trên đã thể hiện sự cương quyết của người đứng đầu Chính phủ, lãnh đạo Bộ Nội vụ trong việc chấn chỉnh tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức các bộ, cơ quan, địa phương nói chung và Bộ Nội vụ nói riêng. Đây cũng là liều vắc-xin có tác dụng tấn công trực diện nhằm làm suy yếu sự lây lan của vi-rút "sợ trách nhiệm”, để một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện “chuyền bóng trách nhiệm” lên cấp trên hoặc đùn đẩy xuống cấp dưới phải chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao theo yêu cầu vị trí việc làm, tích cực chuyển hóa từ trạng thái “không nghĩ, không làm” sang “phải nghĩ, phải làm”, nếu không muốn đối mặt với các hình thức kỷ luật theo quy định.

Hiệu ứng bước đầu cho thấy, đến ngày 1/7/2023, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả giải quyết kiến nghị, đề xuất của địa phương, cơ quan.

Theo đó, các bộ, cơ quan liên quan đã giải quyết 769/1.038 (đạt 74%) kiến nghị, đề xuất. Một số bộ, cơ quan đã giải quyết, trả lời 100% số kiến nghị, đề xuất nhận được, trong đó có Bộ Nội vụ.

Các bộ, cơ quan có số lượng kiến nghị, đề xuất nhận được lớn và có tỷ lệ giải quyết, trả lời cao, như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (161/177 đạt 91%), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (78/87 đạt 90%), Tài chính (148/200 đạt 74%). Các bộ, cơ quan cam kết sẽ khẩn trương nghiên cứu, giải quyết, trả lời, hướng dẫn đối với những kiến nghị còn lại theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Những hiệu ứng tích cực trên cùng sự tiếp tục tập trung, ưu tiên nguồn lực xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách liên quan đến công chức, công vụ sẽ tạo sự yên tâm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi căn bệnh “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, và dám hành động vì lợi ích chung; Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân vì nguồn gốc chủ yếu của bệnh “sợ trách nhiệm” chính là chủ nghĩa cá nhân…

đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum)
Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum)

Về giải pháp để bắt mạch, chữa trị căn bệnh này, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum) cho rằng, cần phải xử lý gắn trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm trong việc thực thi công vụ cũng như phải cá thể hóa trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tham mưu hoặc đề xuất sửa đổi, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật trong thẩm quyền. Nguyên nhân là do việc chậm ban hành văn bản chi tiết vẫn chưa khắc phục.

Từ thực trạng nêu trên, một số đại biểu Quốc hội đề xuất Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm, tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung đầy đủ các nội dung quy định của pháp luật, đặc biệt là các văn bản dưới luật, đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất, dễ áp dụng để các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi căn cứ vào đó là có thể triển khai thực hiện được ngay.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhiều hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến. Nếu thực hiện tốt công việc này sẽ giảm bớt áp lực, gánh nặng cho các cơ quan cấp trên, đồng thời tăng cường trách nhiệm cho các địa phương và cơ quan cấp dưới. Muốn vậy, cần xác định việc nào thuộc trách nhiệm của địa phương thì mạnh dạn phân quyền cho địa phương làm, địa phương sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nhận diện để khắc phục hiện tượng trên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, tình trạng này đã làm chậm trễ và trì trệ hoạt động công vụ, bào mòn và làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước; Cản trở động lực và nguồn lực phát triển, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đất nước đang rất khó khăn hiện nay.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, hơn lúc nào hết, cần thay đổi để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, công chức trong từng cơ quan, đơn vị; Chú trọng về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức công vụ. Chấn chỉnh ngay và quyết liệt để thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong cơ quan hành chính nhà nước, xử lý công việc của các bộ, ngành, địa phương.

Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đẩy mạnh việc rà soát, đề xuất bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội còn phát sinh khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn và những nội dung liên quan đến quyền hạn, thẩm quyền, các cơ quan, tổ chức; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

Bộ Nội vụ đã tham mưu thể chế hóa chủ trương của Đảng về khuyến khích bảo vệ cán bộ, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về lợi ích chung. Hiện Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, lấy ý kiến chuyên, gia, lấy ý kiến 63 tỉnh thành, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp nhưng do vướng về mặt pháp lý, vướng mặt thẩm quyền nên đã báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ để báo cáo cấp thẩm quyền; Nếu cần thiết báo cáo với Quốc hội để ban hành nghị quyết thí điểm nhằm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm năng động, sáng tạo.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết: Bộ Nội vụ cũng tham mưu cho cấp có thẩm quyền lộ trình cải cách chính sách tiền lương và đảm thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực thi công vụ; Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc một cách đồng bộ để thực hiện các giải pháp với ý thức trách nhiệm cao nhất, quyết tâm công phá tâm lý, sợ sai, sợ trách nhiệm và không làm trong thực thi công vụ.

(Còn nữa)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng

Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu thời gian tới cần khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức...

Bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm là một trong những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Thực chất của căn bệnh này là sợ bị liên lụy, sợ bị quy trách nhiệm, sợ bị ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân. Chính vì luôn tính toán đến lợi ích cá nhân mà thui chột dũng khí đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn, chỉ làm việc cầm chừng cho tròn bổn phận công chức.

Cũng vì sợ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân nên tìm đủ mọi cách để né tránh, đùn đẩy công việc cho người khác. Một số cán bộ do năng lực và trình độ chuyên môn yếu, làm thì sợ sai nên chọn cách an phận, giữ ghế. Điều đáng lo ngại là căn bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đang có chiều hướng gia tăng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công chức ở các cấp, ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Để đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, chúng ta cần kiên quyết chữa trị, khắc phục căn bệnh đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; Muốn vậy phải đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững bản lĩnh chính trị, nhân cách, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; Ra sức xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thiết lập kỷ cương, trách nhiệm và tính nêu gương lên hàng đầu; Tăng cường đấu tranh, phê phán tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức hiện nay.

Đối với những trường hợp đùn đẩy, né tránh trách nhiệm thì phải kiểm điểm, xử lý theo quy định. Đối với những trường hợp đã được tổ chức nhắc nhở, kiểm điểm mà không tiến bộ thì nên thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác. Chúng ta cũng cần phải có chính sách, cơ chế thỏa đáng nhằm khuyến khích, bảo vệ những cán bộ gương mẫu, có ý chí chiến đấu và tinh thần trách nhiệm cao.

Đọc thêm

Mỗi người làm việc bằng hai vì an toàn, sức khỏe của người dân Tin tức

Mỗi người làm việc bằng hai vì an toàn, sức khỏe của người dân

TTTĐ - Chiều 11/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng.
Sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với nước lũ Tin tức

Sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với nước lũ

TTTĐ - Trực tiếp xuống địa bàn, kiểm tra công tác phòng, chống mưa lũ tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì sáng 11/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh, đây là một trong những vị trí đê xung yếu, nếu xảy ra vỡ đê sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của Nhân dân trong khu vực. Vì vậy, huyện Thanh Trì phải ứng trực nghiêm 24/24h, sẵn sàng ở mức cao nhất để ứng phó với mức độ cao hơn hiện tại của nước lũ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin Thời sự

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Chiều 10/9 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, tại Điện Kremlin, Thủ đô Moscow, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu Tin tức

Quan hệ Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố, ngày càng đi vào chiều sâu

TTTĐ - Chiều 10/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith nhân dịp đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Lào thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, triển khai phương tiện hỗ trợ người dân Tin tức

Bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, triển khai phương tiện hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg ngày 10/9/2024 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ Tin tức

Hội Nhà báo Việt Nam kêu gọi ủng hộ khắc phục hậu quả mưa lũ

TTTĐ - Ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Công văn số 457/CV-HNBVN về hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, mưa lũ.
Chuẩn bị phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ Tin tức

Chuẩn bị phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ

TTTĐ - Huyện Thường Tín cần có phương án, kịch bản theo từng cấp độ của báo động lũ, duy trì ứng trực 24/24h; chủ động, kiên quyết di dời người dân và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm
Triển khai ngay 7 nhiệm vụ cấp bách khắc phục hậu quả do bão Tin tức

Triển khai ngay 7 nhiệm vụ cấp bách khắc phục hậu quả do bão

TTTĐ - Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội vừa có Thông báo số 1866-TB/TU Kết luận cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy về việc ứng phó và các biện pháp khắc phục hậu quả cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huy động tổng lực, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân Tin tức

Huy động tổng lực, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản người dân

TTTĐ -Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, công tác phòng, chống thiên tai hiện tại cần được xem như hoạt động phòng thủ dân sự chính thức. Do đó, cần huy động tổng lực các lực lượng; tổ chức phân công cụ thể nhiệm vụ phòng, chống thiên tai; bảo đảm hậu cần, phương tiện, vật lực xử lý kịp thời các tình huống.
Hà Nội chủ động, quyết liệt ứng phó mưa lũ từ sớm, từ xa Tin tức

Hà Nội chủ động, quyết liệt ứng phó mưa lũ từ sớm, từ xa

TTTĐ - Dư luận Nhân dân tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt, khẩn trương, kịp thời của thành phố Hà Nội, các đơn vị và lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống lụt bão.
Xem thêm