Tag
Khơi thông nguồn lực trí thức trẻ người Việt Nam ở nước ngoài

Bài 3: Những sứ giả quảng bá văn hóa Việt

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 29/05/2024 09:00
aa
TTTĐ - Coi trọng và lấy văn hóa, gốc rễ truyền thống làm cốt lõi, nhiều thế hệ người Việt sinh sống ở nước ngoài, dù ở bất cứ quốc gia nào cũng luôn hướng về nguồn cội. Đặc biệt, trong đó, rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài thuộc thế hệ GenZ, Alpha… đã giữ gìn và lan tỏa tiếng Việt, quảng bá nét văn hóa đặc sắc của dân tộc nơi trời Tây. Đó không chỉ là cách mà họ khẳng định bản sắc Việt với thế giới, mà còn ẩn chứa biết bao tự hào khi mang dòng máu “con Rồng, cháu Tiên”.
Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia Bài 1: Khát vọng nâng tầm vị thế quốc gia

TTTĐ - Trong 6 triệu người Việt sinh sống tại 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, có hơn 600.000 doanh nhân, trí thức có ...

Bài 2: Thủ lĩnh ươm “hạt giống đỏ” nơi trời Âu Bài 2: Thủ lĩnh ươm “hạt giống đỏ” nơi trời Âu

TTTĐ - Trước yêu cầu hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, trí thức trẻ Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan ...

Áo dài, nón lá đưa người trẻ bay cao, bay xa

Trong "Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030", nhiệm vụ quan trọng đặt ra là vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa, vừa phát huy "sức mạnh mềm" văn hóa trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Để làm được điều này, người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò là những “đại sứ”, truyền tải một hình ảnh Việt Nam thân thiện, thanh bình, mới mẻ và đầy bản sắc với bạn bè năm châu.

Cách đây không lâu, ca sĩ Trọng Hiếu, một người gốc Việt, sinh sống tại Đức đã xuất sắc vượt qua hơn 350 thí sinh, giành vị trí thứ 3 trong chung kết Eurovision Song Contest 2023 của Đức, cuộc thi ca hát lớn nhất Châu Âu.

Bài 3: Những sứ giả quảng bá văn hóa Việt
Ca sĩ Trọng Hiếu

“Mình là ai? Mình đến từ đâu” - câu hỏi đó chính là động lực để chàng trai này quyết định sử dụng đàn tranh, nón lá, áo dài - nét đặc sắc của Việt Nam mang tới cuộc thi. Thật bất ngờ, chất Việt đó hòa quyện trong nét hiện đại của âm nhạc dân gian đương đại qua bản hit “Dare to be different” đã trở thành “vũ khí” đắc dụng để anh chinh phục thành công khán giả quốc tế.

Đáng nói, Trọng Hiếu cũng là người Việt Nam và Châu Á đầu tiên trong lịch sử lọt vào chung kết cuộc thi này.

Trò chuyện với phóng viên, Hiếu kể: “Mỗi lần cất lên câu hát: “Quê hương Việt Nam / Đưa tôi đi thật xa” là trong tôi lại trào dâng niềm xúc động. Tôi thực sự cảm ơn Việt Nam đã cho tôi thực hiện được ước mơ của mình, cho tôi sức mạnh và sự khác biệt. Tôi muốn đem văn hóa Việt đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Không gì hạnh phúc hơn là biết đến cội nguồn của mình”.

Hiếu kể, mỗi lần hát “Dare to be different”, anh tự nhắc nhở bản thân rằng: “Tôi là sự kết hợp của 2 nền văn hóa Đức - Việt. Tôi có trong mình sự tự do, phóng khoáng của người Đức nhưng cũng đồng thời tự hào về nguồn cội gốc Việt của mình”.

Sau cuộc thi, Trọng Hiếu liên tục biểu diễn ở nhiều nước khác nhau trên thế giới để giới thiệu văn hóa Việt Nam. Có thể thấy, thành công của anh không chỉ bởi tài năng, tầm nhìn mà còn là mong muốn, là khát khao của những người trẻ được giới thiệu bản sắc văn hóa Việt với thế giới. “Tôi là Trọng Hiếu, tôi muốn chứng minh cho cả thế giới biết rằng, tôi là người Việt Nam và tôi tự hào về điều đó” - anh nhấn mạnh lần nữa.

Bài 3: Những sứ giả quảng bá văn hóa Việt ra thế giới
Hình ảnh Trọng Hiếu gắn với chiếc nón lá quen thuộc đã để lại dấu ấn cho khán giả quốc tế

Cũng yêu thích văn hóa truyền thống như Trọng Hiếu, Brian Bùi, chàng trai 25 tuổi được cộng đồng người Việt ở Califonia (Mỹ) ngưỡng mộ qua những tiết mục biểu diễn đàn tranh tại các sự kiện văn hóa.

Sinh ra và trưởng thành tại Mỹ nhưng dòng máu Việt vẫn âm thầm chảy trong tâm hồn Brian Bùi. Từ lớp 6, cậu bé Brian đã tỏ ra thích học dòng nhạc dân tộc và tìm hiểu đàn tranh. Được bố mẹ ủng hộ, chàng trai này đã theo học chuyên ngành sáng tác âm nhạc tại trường Đại học Pacific.

Tính đến nay, Brian Bùi đã sáng tác khoảng 50 ca khúc tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Điều thú vị hơn, từ tình yêu với đàn tranh, Brian Bùi đã truyền cảm hứng cho bạn bè quốc tế và con em người Việt sinh sống trong bang.

Brian đã mở một lớp dạy piano và đàn tranh cho bạn bè yêu âm nhạc dân tộc. Nhiều học viên là người Việt và người Mỹ lần đầu được nghe và nhìn thấy đàn tranh rất thích thú và tò mò tìm hiểu.

Bên cạnh đó, tại các sự kiện giao lưu văn hóa cộng đồng, Brian Bùi còn rất tích cực mặc áo dài và tham gia biểu diễn với mong muốn để nhiều người biết hơn về âm nhạc và nhạc cụ của Việt Nam.

Tự hào khi nói tiếng mẹ đẻ

Văn hóa không thể tách rời ngôn ngữ. Muốn hiểu văn hóa, cội nguồn của mình thì phải thành thạo ngôn ngữ. Nhận thức được điều này, người Việt sinh sống tại nhiều quốc gia đã nỗ lực gìn giữ tiếng Việt để các thế hệ tiếp nối không quên ngôn ngữ mẹ đẻ. Chính từ đây, họ trở thành “đại sứ” quảng bá văn hóa Việt với bạn bè quốc tế.

Bài 3: Những sứ giả quảng bá văn hóa Việt
Sứ giả tiếng Việt Trần Hồng Vân

Khi trò chuyện với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Toàn Phương, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Đối ngoại và Kiều bào thừa nhận, đa số con cái của những người rời Việt Nam đến Mỹ hay ra nước ngoài sinh sống nay đã đến độ tuổi học đại học. Thế hệ F2, F3 này có nhu cầu học tiếng Việt rất lớn vì các bạn bắt đầu có ý thức nhiều hơn về cội nguồn.

“Vì thế, vấn đề gìn giữ tiếng Việt, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc ngày càng trở nên quan trọng. Được nói tiếng mẹ đẻ hàng ngày là một niềm tự hào và hạnh phúc hơn khi được giới thiệu với bạn bè thế giới về nơi mình sinh ra”, ông Toàn Phương khẳng định.

Cũng chính bởi niềm tự hào và khao khát được nói ngôn ngữ của của mình, những người con xa quê đã tìm ra muôn vàn cách để giúp con em mình nói và lưu giữ tiếng Việt. Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary, ông Lê Trọng Hà nói: “Tại Thủ đô Budapest, Trung tâm tiếng Việt của chúng tôi thường xuyên tổ chức các sự kiện tương tác, vui chơi với chủ đề về tiếng Việt thu hút hàng trăm con em kiều bào Việt và cả trẻ em Hungary tham gia như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...

Cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt tại nước ngoài 2023" cũng đón nhận hàng trăm công dân Việt Nam tại Hungary ghi danh. Ngoài ra, Hungary cũng vinh dự là một trong bốn nước đầu tiên nhận được tủ sách tiếng Việt dành cho người Việt Nam tại nước ngoài với hơn 450 đầu sách lớn nhỏ khác nhau từ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài”.

Tại Australia, chị Trần Hồng Vân - Sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023 nhiều năm nay đã theo đuổi công việc dạy tiếng Việt cho thế hệ F2,F3 tại xứ sở Kanguru.

Xuất phát từ một đề tài nghiên cứu sinh về phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ, chị Vân đã cộng tác với Đài SBS Vietnamese mở chương trình về việc phổ biến tiếng Việt và cách dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước sở tại. Chương trình phát 2 tiếng/tuần.

Bài 3: Những sứ giả quảng bá văn hóa Việt
Những lớp học tiếng Việt tại Úc của chị Trần Hồng Vân luôn thu hút các bạn nhỏ tham gia

“Trong 57 thứ tiếng thì tiếng Việt được phát 2 tiếng/tuần, hơn rất nhiều quốc gia khác. Đó là điều tuyệt vời, và còn cho thấy sự đón nhận của cộng đồng ở đây rất nhiệt tình” - chị chia sẻ.

Nói thêm về phương pháp giảng dạy tiếng Việt trong gia đình, chị Vân nhấn mạnh: “Thực tế hiện nay, thế hệ F2, F3 ở nước ngoài không có điều kiện tiếp xúc với tiếng Việt do các em học tiếng của nước sở tại trong trường và bố mẹ cũng không nói tiếng Việt.

Khi nghiên cứu về các trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, tôi nhận thấy, đối với lớp trẻ là con em của các kiều bào Việt Nam tại hải ngoại, cách phát triển tư duy chính là duy trì ngôn ngữ tiếng Việt hàng ngày. Cách tốt nhất là để các em và phụ huynh, người trong gia đình nói và giao tiếp bằng tiếng Việt từ nhỏ”.

Bài 3: Những sứ giả quảng bá văn hóa Việt
Lớp học tiếng Việt tại Úc của chị Trần Hồng Vân

Chị Vân bảo, lúc đầu, thuyết phục các gia đình dạy con học tiếng Việt không hề đơn giản. “Không chỉ bằng lý thuyết mà tôi phải đưa ra những bằng chứng nghiên cứu, thực tiễn, sự nhiệt huyết, uy tín của mình nên dần dần các bậc phụ huynh đã có thái độ tích cực. Thậm chí, nhiều người còn tìm hiểu thêm các biện pháp truyền tải tiếng Việt cho em một cách tự nhiên và đi vào đời sống nhất.

Muốn hiểu sâu về truyền thống, cội nguồn dân tộc thì phải thành thạo ngôn ngữ. Ví dụ, muốn hiểu được truyền thống người Việt như thế nào thì phải dạy con câu chào, hỏi với người cao tuổi ra sao; ăn thì phải mời như thế nào… Có như thế, tiếng Việt và văn hóa Việt mới đi sâu vào tâm hồn con trẻ một cách tự nhiên nhất, bền vững”, chị Vân chia sẻ.

Đến nay, ngoài dự án Super Speech nhằm huấn luyện cho các bố mẹ Việt Nam tại Australia về phương pháp hỗ trợ cho các con nói tiếng Việt tại nhà qua sinh hoạt hàng ngày, chị Vân còn mở trường Viet School và các lớp học online vào Chủ nhật hàng tuần thu hút đông đảo con em người Việt tới học.

“Lớp duy trì đều đặn khoảng 30 cháu. Có những gia đình ở rất xa, phải di chuyển rất mất thời gian, thậm chí, họ phải ở lại người quen tận hôm sau để cho con được học tiếng Việt. Vất vả đi lại nhưng họ đều không bỏ ngày nào, tham dự đều đặn các buổi học. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục công việc duy trì giảng dạy tiếng mẹ đẻ ở xứ Kanguru này” - “đại sứ” Hồng Vân bày tỏ.

Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng, song song với công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, công tác tiếng Việt luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Điều này được khẳng định thành chủ trương nhất quán, xuyên suốt và nêu thành nhiệm vụ cụ thể trong các văn bản chỉ đạo về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài như Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và mới đây nhất là Kết luận số 12/KL-TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 930/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2023 - 2030” và lựa chọn ngày 8/9 hàng năm là Ngày tôn vinh tiếng Việt. Đây là dấu mốc quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam ở nước ngoài.

Bài 3: Những sứ giả quảng bá văn hóa Việt
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng tặng sách cho người Việt tại Hàn Quốc

Công tác giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng được quan tâm. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước đã hỗ trợ sách giáo khoa, tài liệu dạy và học tiếng Việt; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên kiều bào; vận động chính quyền sở tại đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy của các trường phổ thông, đại học; cử các đoàn văn nghệ trong nước đi biểu diễn phục vụ kiều bào...

“Đặc biệt, triển khai đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, hằng năm, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan đại diện tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: Tìm kiếm Sứ giả tiếng Việt; hỗ trợ các hội đoàn tổ chức các lớp học tiếng Việt dành cho con em kiều bào; động viên những người có kinh nghiệm đứng lớp giảng bài cho các em… Một số nơi đã có trường dạy tiếng Việt như ở Lào, có Hội Việt ngữ như ở Nhật Bản…”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng nói.

Đọc thêm

Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trường Sa mùa biển động và những ký ức không thể quên

TTTĐ - Đó là những ngày tháng 12/2024, miền Bắc lạnh buốt, khi nhà nhà gấp rút chuẩn bị đón Tết thì đoàn công tác đặc biệt mang theo hơi ấm của đất liền hành trình đến với Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió…
Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà báo trẻ với mảng đề tài chính luận

TTTĐ - Những “chiến sĩ” cầm bút, với sức trẻ, tài năng và bản lĩnh chính trị vững vàng đang từng ngày “chiến đấu” để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên mặt trận văn hóa, tư tưởng.
Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bản lĩnh của nhà báo trẻ trong thời đại số

TTTĐ - Sự phát triển nhanh chóng của môi trường truyền thông số đòi hỏi lực lượng nhà báo trẻ thường xuyên chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của người làm báo, không ngừng có ý thức trau dồi, bồi đắp lý tưởng, nâng cao bản lĩnh, năng lực để giữ vững “lửa nghề”.
Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Ngòi bút nhân ái - cầu nối yêu thương

TTTĐ - Bên cạnh hoàn thành nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, báo chí còn là "cầu nối" giúp đỡ người nghèo khó, những mảnh đời kém may mắn. Nhiều câu chuyện đẹp đã được viết nên từ tấm lòng người làm báo và bạn đọc khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Báo Tuổi trẻ Thủ đô giành giải B viết về công tác Đoàn

TTTĐ - Tối 19/6, tại Thủ đô Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), một chặng đường vẻ vang, một thế kỷ vàng son của những ngòi bút phụng sự Tổ quốc và Nhân dân.
Mang sức trẻ, trí tuệ, nhiệt huyết đến với những vùng đất khó Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang sức trẻ, trí tuệ, nhiệt huyết đến với những vùng đất khó

TTTĐ - Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè không chỉ là cơ hội mang sức trẻ, trí tuệ và lòng nhiệt huyết đến với những con người, vùng đất khó khăn mà còn là dịp để mỗi bạn trẻ rèn luyện bản thân, trưởng thành trong những hành động thiết thực và ý nghĩa.
Yêu nước theo cách của bạn: Những lát cắt chân thực, đầy cảm xúc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Yêu nước theo cách của bạn: Những lát cắt chân thực, đầy cảm xúc

TTTĐ - Những video các bạn trẻ gửi về chương trình “Yêu nước theo cách của bạn” là lát cắt chân thực, cảm xúc và đầy cá tính về tình yêu đất nước. Với các bạn trẻ tình yêu đất nước không phải những điều lớn lao mà bắt đầu từ việc làm, hành động nhỏ.
Quảng Ngãi: Sân khấu hóa tuyên truyền về dân số và phát triển Nhịp sống trẻ

Quảng Ngãi: Sân khấu hóa tuyên truyền về dân số và phát triển

TTTĐ - Nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề dân số và phát triển, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi vừa phối hợp với Sở Y tế tổ chức Hội thi sân khấu hóa tuyên truyền năm 2025.
Hơn 250 chiến sĩ tình nguyện Bình Thuận ra quân chiến dịch hè Nhịp sống trẻ

Hơn 250 chiến sĩ tình nguyện Bình Thuận ra quân chiến dịch hè

TTTĐ - Sáng 14/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Bình Thuận, đã diễn ra Lễ ra quân Chiến dịch Mùa hè xanh và Hoa Phượng đỏ cấp tỉnh năm 2025, đánh dấu sự khởi đầu cho một mùa hè đầy ắp hoạt động tình nguyện ý nghĩa của thanh niên Bình Thuận.
Tổ chức lễ xuất quân chương trình "Học kỳ trong Quân đội" 2025 Nhịp sống trẻ

Tổ chức lễ xuất quân chương trình "Học kỳ trong Quân đội" 2025

TTTĐ - Ngày 12/6, Ban Tổ chức chương trình “Học kỳ trong Quân đội” và “Học làm chiến sỹ Công an” năm 2025 tỉnh Ninh Thuận đã long trọng tổ chức Lễ xuất quân Chương trình “Học kỳ trong Quân đội” năm 2025.
Xem thêm