Tag
Bản lĩnh, sáng tạo đưa Thủ đô lên tầm cao mới

Bài 3: Phân cấp, ủy quyền - "bệ phóng" cho Hà Nội bứt phá

Tiêu điểm 15/03/2025 09:00
aa
TTTĐ - Thời gian qua, nhờ thực hiện phân cấp, ủy quyền, công tác cải cách hành chính của TP Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực và được Nhân dân Thủ đô đánh giá cao. Đây là một quyết sách mang tính chất đột phá, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, tự chủ cho các đơn vị, địa phương...
Bản lĩnh, sáng tạo đưa Thủ đô lên tầm cao mới
Hà Nội trao Giải báo chí về xây dựng Đảng TP lần thứ VII Bài 2: Đột phá từ tư duy đến hành động
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội.

Tạo ra "làn gió" mới

Xuất phát từ mục tiêu đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, TP Hà Nội đã quyết tâm triển khai xây dựng Đề án về đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền trên địa bàn TP.

Ngày 12/9/2022, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND “Thông qua Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề án thể hiện cách tiếp cận với tư duy đổi mới, đột phá, xác định phân cấp, ủy quyền là nội dung quan trọng gắn với cải cách hành chính, nhằm giải quyết nhanh gọn các vấn đề, phục vụ tốt hơn yêu cầu của tổ chức, người dân trên địa bàn thành phố. Việc phân cấp, phân quyền gắn chặt với cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối, tầng nấc xử lý các nhiệm vụ, rút ngắn thời gian, thực hiện các quy trình thủ tục. Qua đó, giải quyết kịp thời và đáp ứng tốt hơn các yêu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trên tinh thần “nơi nào làm tốt thì giao cho nơi đó”. Thành phố ban hành hệ thống văn bản quy phạm về thực hiện phân cấp tương đối toàn diện ở các ngành, lĩnh vực. Thời gian qua, việc thực hiện phân cấp, phân quyền được thành phố thực hiện theo nguyên tắc những gì cấp dưới có thể thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn thì sẽ phân cấp cho cấp dưới thực hiện, không ôm đồm, giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả; đồng thời, bảo đảm đúng pháp luật, khoa học, phù hợp với đặc thù của Thủ đô văn hiến và đô thị đặc biệt.

Theo đó, Hà Nội điều chỉnh bổ sung quy định phân cấp cho cấp huyện 9 lĩnh vực: Đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trường trung học phổ thông; đầu tư hệ thống nước sạch ở vùng sâu, vùng xa; công trình xử lý nước thải cục bộ không kết nối được với hệ thống thu gom nước, xử lý nước thải tập trung của thành phố; đầu tư chợ hạng 1; cấp điện chiếu sáng ngõ, ngách trên địa bàn các quận; quản lý tượng đài, tranh hoành tráng; di tích; bến, bãi đỗ xe; đèn tín hiệu giao thông. Các nội dung về phân cấp, phân quyền và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian qua được thành phố xác định cụ thể dựa trên nhiều yếu tố, như tăng tính chủ động cho các quận, huyện, thị xã có nguồn lực tốt, có năng lực tổ chức triển khai; tăng cường phân quyền triệt để cho cấp huyện phát huy tính tự chủ triển khai nhiệm vụ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà và lãnh đạo huyện Gia Lâm gắn biển công trình cấp thành phố Trường THPT Dương Xá
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà và lãnh đạo huyện Gia Lâm gắn biển công trình cấp thành phố Trường THPT Dương Xá

Sau hơn 2 năm thực hiện, Hà Nội đã tạo "bệ phóng" cho các địa phương có nguồn lực tốt, tăng tính chủ động, cải cách hành chính thực chất cho cấp huyện; đáp ứng mong muốn, đề xuất từ cơ sở.

Những năm trước đó, từng có câu chuyện dự án xây dựng trường trung học phổ thông làm thủ tục cả mấy năm mà không được duyệt, trong khi nhu cầu học tập của con em địa phương ngày càng cấp thiết. Nguyên do là trường trung học phổ thông do cấp thành phố quản lý nên việc đầu tư xây dựng trường được hiểu là phải do cấp thành phố làm chủ đầu tư; mà cấp thành phố thì đầu việc quá lớn, nhiều không thể triển khai được ngay.

Sự vướng mắc phân cấp này còn khiến không ít trường bị hỏng hóc, xuống cấp chỗ nọ, chỗ kia nhưng mãi không sửa được vì phải chờ thành phố. Sau khi xem xét kỹ về pháp lý và các vấn đề liên quan, lãnh đạo TP Hà Nội đã quyết định phân cấp nội dung “đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trường trung học phổ thông” cho các quận, huyện. Nhờ đó, tiến độ sửa chữa, xây dựng mới các trường trung học phổ thông tăng nhanh, nhiều trường mới đi vào hoạt động, mang lại niềm vui cho học sinh và thầy cô.

Bảo đảm thủ tục thông suốt, mang lại hiệu quả cho Nhân dân

Theo Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố Hà Nội Hồ Vân Nga, thành phố đi đầu trong thực hiện phân cấp, ủy quyền, khi triển khai từ năm 2006. Khi đó, thành phố đã bắt đầu phân cấp trong một số lĩnh vực. Những năm sau đó, thành phố thường xuyên có chỉnh sửa, điều chỉnh quy định phân cấp ủy quyền để phù hợp với thực tiễn trong điều hành quản lý của bộ máy thành phố.

Đối với Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12/9/2022 của HĐND thành phố Hà Nội về việc thông qua Đề án phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội, sau 2 năm triển khai, tất cả 16 lĩnh vực được phân cấp, ủy quyền đều cho kết quả khả quan.

Đặc biệt, đối với lĩnh vực giáo dục, Nghị quyết số 23/NQ-HĐND có điều chỉnh phân cấp đầu tư xây dựng các trường trung học phổ thông từ nhiệm vụ của thành phố được chuyển giao cho các quận, huyện. Sau 2 năm thực hiện, thành phố đã hỗ trợ ngân sách cho các địa phương xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia 23.795 tỷ đồng.

Hà Nội đã triển khai Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính một cách bài bản, khoa học.
Hà Nội đã triển khai Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính một cách bài bản, khoa học. Ảnh minh họa

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chia sẻ, để làm được việc này thì kinh nghiệm của Hà Nội là “làm từ trên xuống”. Thành phố đã thành lập tổ công tác riêng, phân tích kỹ lưỡng, khoa học và áp dụng với tinh thần “vừa làm, vừa sửa”. "Đến thời điểm này, thực sự việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống", đồng chí Trần Sỹ Thanh khẳng định.

Trên cơ sở phân cấp, ủy quyền, Hà Nội đã ban hành chức năng nhiệm vụ của các sở, ngành, các cơ quan tương đương, phù hợp với thực tiễn và phân cấp, ủy quyền. Thành phố cũng đã rà soát và xác định vị trí việc làm của toàn bộ các đơn vị với 2.687 đề án về vị trí việc làm đã được phê duyệt, ban hành. Cùng với việc Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, trong năm 2025, Hà Nội sẽ xác định cụ thể tịnh biên biên chế phù hợp với quy mô, đặc thù của Thủ đô để nâng cao hiệu quả công việc, nguồn lực con người và tài chính, gắn với sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, đặc biệt là triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024 để sớm hiện thực hóa những chính sách đặc thù, vượt trội nhằm thúc đẩy quá trình phát triển Thủ đô bền vững, cụ thể hóa mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025. Đặc biệt, một số nghị quyết cá biệt giao triển khai cụ thể Luật Thủ đô tới đây tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho cấp huyện. Thực tiễn tại Hà Nội đã chứng minh chủ trương phân cấp, phân quyền đang đi vào cuộc sống nhanh chóng và hiệu quả.

(Còn nữa)

Lam Dương

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính Tiêu điểm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định sáp nhập đơn vị hành chính

Sáng 30/6/2025, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp uỷ, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu được thực hiện đồng bộ trên toàn quốc.
Thênh thang đường lớn… Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thênh thang đường lớn…

TTTĐ - Từ tinh giản bộ máy đến mở rộng không gian phát triển, thiết kế chuyển đổi số toàn diện, Việt Nam đang bước vào công cuộc cải cách quyết liệt, đồng bộ và đầy cảm hứng. Đó là hành trình sắp xếp lại đơn vị hành chính, rút gọn đầu mối, kiến tạo lại tư duy quản trị quốc gia, mở ra con đường thênh thang cho đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Lễ công bố các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Lễ công bố các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Sáng nay (30/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định của thành phố về việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phường, xã mới bây giờ phải kiến tạo, phục vụ người dân Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phường, xã mới bây giờ phải kiến tạo, phục vụ người dân

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phường, xã bây giờ phải kiến tạo, phục vụ người dân, không thể nặng về hành chính, quản lý như trước đây.
SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT Tiêu điểm

SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT

TTTĐ - Với tầm nhìn biện chứng, tư duy chiến lược và kinh nghiệm lãnh đạo sâu sắc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng nhấn mạnh vai trò “đoàn kết” như một “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt hành trình cách mạng, là mạch nguồn tạo nên sức mạnh vô địch đưa đất nước vượt qua mọi gian nan, thử thách.
Tinh gọn bộ máy - sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân MultiMedia

Tinh gọn bộ máy - sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân

Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ hình thành tư tưởng xây dựng Nhà nước kiểu mới - Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bác đã từng nói: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu quyền hạn là của dân; mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.
Học tập tư tưởng đổi mới của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong kỷ nguyên mới Tiêu điểm

Học tập tư tưởng đổi mới của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong kỷ nguyên mới

Cuộc đời hoạt động cách mạng oanh liệt, vẻ vang của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là tấm gương ngời sáng về người chiến sỹ cách mạng trung dũng, người lãnh đạo tài năng, sáng tạo của Đảng và Nhà nước.
Làm sâu sắc hơn nữa quan điểm, tư tưởng đổi mới của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Thời sự

Làm sâu sắc hơn nữa quan điểm, tư tưởng đổi mới của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn nữa những quan điểm, tư tưởng đổi mới, phong cách làm việc nói và làm của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh để giúp cán bộ, đảng viên tiếp tục học tập, vận dụng trong thực tiễn công tác, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới...
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đòn bẩy chiến lược đưa Quảng Trị vươn lên trở thành cực tăng trưởng mới vùng Bắc Trung Bộ Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đòn bẩy chiến lược đưa Quảng Trị vươn lên trở thành cực tăng trưởng mới vùng Bắc Trung Bộ

Sáng 25/6, tại Quảng Bình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương và một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả Tiêu điểm

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

TTTĐ - Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
Xem thêm