Tag
“Ma trận” thuốc bổ hậu COVID-19

Bài 3: Siết chặt quản lý các loại thực phẩm chức năng bán trên chợ “ảo”

Bạn đọc 14/05/2022 13:00
aa
TTTĐ - Thực trạng đáng lo ngại hiện nay, các loại thực phẩm chức năng bán tràn lan trên chợ “ảo”, Facebook đều khó có thể quản lý triệt để. Nhiều loại thực phẩm chức năng không rõ nhãn mác trôi nổi trên thị trường đa phần là hàng giả, hàng kém chất lượng.
“Ma trận” thuốc bổ hậu COVID-19 Kỳ 2: Lạm dụng thực phẩm chức năng "lợi bất cấp hại"

Nhập nhèm nguồn gốc, chất lượng

Trong đó, nổi cộm nhất là các mặt hàng thực phẩm chức năng được làm giả xuất xứ, không đạt tiêu chuẩn công bố. Trên môi trường mạng ngày càng xuất hiện nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, quá công dụng, dễ gây nhầm lẫn với thuốc chữa bệnh; Quảng cáo không đúng với nội dung và chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.Hiện tình trạng vi phạm pháp luật trên các website, ứng dụng thương mại điện tử, mạng xã hội đang đặt ra nhiều thách thức. Việc kinh doanh hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường số ngày càng diễn biến phức tạp.

Bắt giữ lượng lớn thuốc chữa Covid-19 tại TP HCM
Cơ quan chức năng bắt giữ lượng lớn thuốc chữa COVID-19 bán tràn lan trên mạng xã hội

Các loại thực phẩm chức năng được nhập khẩu chính hãng đều có niêm yết tem phụ, ghi rõ thông tin xác nhận về tác dụng phụ và thông tin xác nhận có lợi cho cấu trúc/chức năng. Tuy nhiên, rất khó để quản lý việc mua bán thực phẩm chức năng khi các loại này đang được bán tràn lan trên chợ “ảo”. Người tiêu dùng mua và sử dụng theo lời “rỉ tai” của người quen hoặc nghe theo lời quảng cáo của người bán dù không biết rõ về mức độ tin cậy của sản phẩm.

Mỗi năm Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã thu giữ hàng trăm loại thực phẩm chức năng bị làm giả. Theo khuyến cáo của Cục An toàn thực phẩm, người dân sử dụng những loại sản phẩm này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: Tiêu chảy, ngộ độc, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, da phồng rộp, trụy tim mạch, huyết áp giảm, khó thở…; nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến các bệnh lý về thận, gan, mật…

Những năm gần đây, việc sử dụng các dòng sản phẩm thực phẩm chức năng để chăm sóc, bồi bổ sức khỏe được người tiêu dùng nước ta ngày càng chú trọng hơn. Tuy nhiên, thực trạng quảng cáo, bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua hình thức online, gọi điện thoại cho người tiêu dùng rất phổ biến đặc biệt là sau hai năm ảnh hưởng đại dịch COVID-19.

Bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại nhà tăng nhanh, hoang mang trước nhiều quảng cáo thổi phồng thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh khiến người tiêu dùng tin theo, dẫn tới nhiều hậu quả khó lường cho tính mạng, sức khỏe người bệnh.

Tăng cường công tác kiểm tra quản lý

PGS. TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, pháp luật đã quy định rất rõ sản phẩm sử dụng cá nhân là thực phẩm chức năng “xách tay” mang theo người hoặc làm quà biếu thì không phải kiểm tra, không phải đăng ký và không được kinh doanh. Tuy nhiên, lợi dụng chính sách này, một số các tổ chức, cá nhân với danh nghĩa là mang về để sử dụng cá nhân nhưng vẫn lén lút bán ra thị trường.

Bài 3: Siết chặt quản lý các loại thực phẩm chức năng bán trên chợ “ảo”
PGS. TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nói về việc quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm chức năng bán trên mạng xã hội

Về quảng cáo, để quản lý chặt các mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, từ ngày 1/7/2019, Nghị định 15 hướng dẫn về Luật An toàn thực phẩm quy định tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được chứng nhận GMP, tức là điều kiện sản xuất phải gần như là thuốc chữa bệnh.

Do tác động của đại dịch COVID-19, việc thay đổi phương thức kinh doanh sang online phổ biến. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng lợi dụng các hình thức này để thổi phồng công dụng, gọi điện đến người tiêu dùng và quảng cáo như thuốc chữa bệnh, thậm chí là thần dược. Tất cả những nội dung đó là vi phạm quy định pháp luật.

Về tình trạng bán hàng online, quảng cáo online sai quy định, nhất là trên mạng xã hội, Cục An toàn thực phẩm đã cùng với Cục Phát thanh - Truyền hình làm việc trực tiếp với Facebook và nhận thấy vi phạm không chỉ ở những quảng cáo thực phẩm mà còn có trong nhiều lĩnh vực khác. Cơ quan chức năng đã yêu cầu Facebook tuân thủ pháp luật Việt Nam và sau đó, nhiều nội dung quảng cáo không đúng cũng đã được loại bỏ.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã thành lập tổ phản ứng nhanh giữa Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương để xử lý những quảng cáo không đúng sự thật. Vi phạm thuộc lĩnh vực của cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó xử lý.

Hiện nay, Luật Xử phạt vi phạm hành chính đã có quy định riêng về an toàn thực phẩm, được phép xử phạt gấp bảy lần vi phạm nếu như mức xử phạt tối đa không tương xứng với hành vi vi phạm. Ngoài ra, nếu có dấu hiệu hình sự thì đơn vị thanh kiểm tra chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo Bộ luật Hình sự về tội vi phạm an toàn thực phẩm, sản xuất thực phẩm giả.

Bộ Y tế cũng đã công khai các cơ sở vi phạm trên trang web của Cục An toàn thực phẩm. Ngay từ đợt dịch đầu tiên cho đến đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4, cơ quan chức năng đã xử lý nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sai quy định.

Ngoài hành vi vi phạm quy định về quảng cáo liên quan đến thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, qua quá trình hậu kiểm, Bộ Y tế phát hiện một số sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo không đúng bản chất sản phẩm, quảng cáo loại sản phẩm này như là thuốc chữa bệnh.

Để quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Cục An toàn thực phẩm sẽ trực tiếp lấy mẫu và đề nghị các địa phương thường xuyên lấy mẫu kiểm nghiệm, tiến hành thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm sai phạm để ngăn chặn nguy cơ sản phẩm kém chất lượng tới tay người tiêu dùng.

Đọc thêm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3 Đường dây nóng

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

TTTĐ - Chậm trễ trong việc triển khai kế hoạch kiểm tra, rà soát các dự án vốn ngoài ngân sách, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành số 3 bị Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình.
Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo Đường dây nóng

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng Đường dây nóng

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với Công ty Cổ phần Tư vấn giao thông Quảng Trị vì hành vi “Gian lận trong đấu thầu”.
Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong Đường dây nóng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng tại Dự án Cảng thủy nội địa và Kho bãi tổng hợp Đông Phong tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ (nay là TP Phú Mỹ), tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III Đường dây nóng

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

TTTĐ - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận Thanh tra về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng giai đoạn 2015 - 2022. Qua thanh tra, TTCP đã phát hiện nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III (nay là TP Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu).
Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn về việc xử lý hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật về đê điều.
Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi Đường dây nóng

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

TTTĐ - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Lâm Đồng đưa vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình

TTTĐ - UBND TP Hải Dương vừa ban hành thông báo về việc dừng hoạt động các trạm trộn bê tông, asphal tại bãi sông Thái Bình trên địa bàn thành phố.
Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo Đường dây nóng

Công an khởi tố vụ án hình sự, điều tra vụ mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo

TTTĐ - Tại tỉnh Long An, đất của người dân mua ở huyện Đức Hòa và làm thủ tục đầy đủ theo quy định nhưng lại bị mất vì liên quan hồ sơ được công chứng ở huyện Đức Huệ. Người bị mất đất khởi kiện ra tòa án qua 2 cấp xét xử, đến cấp phúc thẩm, tòa đã tuyên hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại từ đầu. Sau đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Huệ đã khởi tố vụ án hình sự và điều tra dấu hiệu tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim Đường dây nóng

Làm rõ thông tin xe cứu thương chở diễn viên đến ra mắt phim

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua thông tin phản ánh của báo chí về việc 1 xe cứu thương chở diễn viên đến họp báo ra mắt phim “Âm dương lộ” vào chiều 26/3 tại Quận 3, Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế đã xác minh nguồn gốc của xe cứu thương này.
Xem thêm