Tag
An toàn giao thông - nói “không” với vô văn hóa

Bài 3: Tăng cường các biện pháp xử phạt và giáo dục

Văn hóa giao thông 08/12/2020 21:00
aa
TTTĐ - Văn hóa giao thông là kỹ năng mềm, muốn hình thành, phát triển và đi theo con người suốt cả cuộc đời thì càng cần phải giáo dục bài bản, lặp đi lặp lại. Trong khi đó, các biện pháp xử phạt cũng phải được tăng cường, thực hiện nghiêm minh để răn đe và thượng tôn pháp luật.
Bài 2: “Trò chơi điền vào ô trống” vẫn tiếp diễn Bài 1: Có bao giờ bạn tự hỏi khi ngồi lên xe mình đang thiếu thứ gì?

Giáo dục đạt được những kết quả khả quan

Đó đây vẫn còn tình trạng học sinh đi xe máy phóng bạt mạng, không đội mũ bảo hiểm nhưng dường như giáo dục về an toàn giao thông trong nhà trường không còn là hình thức nữa. Hoạt động này đã đi vào thực chất khi tạo nên những lứa học sinh có ý thức chấp hành pháp luật rất tốt.

Chị Tuyết (ở quận Long Biên, Hà Nội) kể, mình thực sự ngạc nhiên và thấy ngượng với các con. Chuyện là một hôm đón con đi học về, trời đang chuẩn bị đổ cơn mưa, chị phóng rất nhanh. Chỗ ngã tư vắng người, đang đèn đỏ nhưng đường thoáng, chị vẫn cứ đi.

Cậu con trai cả hét lên: “Mẹ ơi, đang đèn đỏ mà!”. Cô con gái út cũng nằng nặc: “Sao mẹ lại vượt đèn đỏ. Không có chú công an nào là mẹ đi à?". Nghe đến thế, chị Tuyết dừng ngay lại, may mới chỉ qua vạch trắng một chút.

Cần giáo dục để hình thành nền móng tôn trọng pháp luật, có văn hóa giao thông trong các em học sinh
Các em học sinh cần được giáo dục để hình thành nền móng tôn trọng pháp luật, có văn hóa giao thông từ sớm

Lúc ấy, chị nghe hai đứa con mình nói chuyện với nhau: "Đấy, bao nhiêu người vẫn đứng chờ đằng sau kia kìa. Đèn đỏ có mấy giây nữa thôi mà. Mưa thì mặc áo mưa, không kịp thì ướt một chút cũng có sao đâu. Vượt đèn đỏ là vi phạm giao thông, còn nguy hiểm nữa".

Chị Tuyết vừa cảm thấy xấu hổ vừa vui. Bởi lẽ, hai đứa con chị nghĩ được như vậy, còn dám “đấu tranh” để ngăn chặn hành vi vi phạm của chị, chứng tỏ các con chị không chỉ “học vẹt” mà đã thấm nhuần tác dụng của an toàn giao thông. Tất nhiên, trong việc giữ gìn an toàn giao thông, chúng ta không vi phạm pháp luật là đã có văn hóa giao thông rồi.

Trên địa bàn Hà Nội, rất nhiều trường học có những hoạt động thiết thực, bổ ích để bồi đắp kiến thức và văn hóa giao thông cho các em học sinh. Tiểu học Văn Yên (phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) là một trong những ngôi trường như thế. Trong năm học 2019 - 2020, Tiểu học Văn Yên đã triển khai chương trình theo chủ đề “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, với tinh thần coi học sinh là chủ thể của sự sáng tạo và trọng tâm của sự thay đổi.

Theo hướng này, những quy định về Luật Giao thông đường bộ được minh họa, cụ thể hóa bằng hình vẽ, tiểu phẩm, hò, vè, đồng dao, thi “Rung chuông vàng”… sao cho dễ nhớ, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi học sinh, do chính học sinh thể hiện, đánh giá.

Trường THCS Tân Định (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nằm giữa khu vực đông đúc dân cư. Trong số 2.189 học sinh của nhà trường, có khoảng 1/4 đến trường bằng phương tiện cá nhân như xe đạp, xe đạp điện. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết, nhận thức cho học sinh về các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông là một trong những nội dung được nhà trường đặc biệt chú trọng.

Các em học sinh tham gia kí kết không vi phạm an toàn giao thông
Các em học sinh tham gia ký kết không vi phạm an toàn giao thông

Để đảm bảo học sinh đến và về an toàn, trường đã bố trí đội thanh niên xung kích cùng các thầy, cô giáo ứng trực ở cổng trường sẵn sàng phân luồng. Tuy nhiên, cùng với những biện pháp tích cực ấy, cô Chu Thị Xuân Hường - Hiệu trưởng THCS Tân Định đánh giá, việc giáo dục ý thức cho học sinh mới là cốt lõi của công tác ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

“Việc tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, ý thức tham gia giao thông cho học sinh được nhà trường thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều biện pháp. Cụ thể, ngay từ khi đón học sinh lớp 6 nhập trường, chúng tôi đã dạy các em về nội quy của trường, quy định về đảm bảo an toàn giao thông, ý thức giữ gìn vệ sinh trường học (nhắc nhở học sinh không đi hàng hai, hàng ba, đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, không sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi...).

Việc giám sát được thực hiện chặt chẽ. Nếu học sinh ngồi trên xe máy của bố mẹ hoặc tự đi xe đạp điện thì bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Trường áp dụng trừ thi đua nếu học sinh vi phạm. Bên cạnh đó, trong cuộc họp đầu năm, nhà trường cũng truyền tải nội quy này đến phụ huynh để cùng phối hợp thực hiện”, cô Hường chia sẻ.

Xử phạt cần phải nghiêm minh hơn

Những ngày qua, vụ sau khi tông xe làm 3 cô gái tử vong, tài xế xe 7 chỗ bỏ chạy ở Phú Thọ hay vụ người lái xe đâm chết cảnh sát cơ động ở Bắc Giang khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ. Những kẻ táng tận lương tâm này không những vi phạm nghiêm trọng về luật giao thông mà còn vô văn hóa, nhẫn tâm tới mức coi thường cả tính mạng người khác.

Còn rất nhiều trường hợp lái xe cán chết người, tài xế bỏ chạy để mỗi năm con số về những vụ tai nạn giao thông kinh hoàng làm nhức nhối cả xã hội; Là nỗi lo lắng thường trực cho tất cả những ai tham gia giao thông trên đường.

Không ai muốn xảy ra những trường hợp đau lòng như vậy nên càng phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ và có văn hóa khi tham gia giao thông
Không ai muốn xảy ra những trường hợp đau lòng như vậy nên càng phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ và có văn hóa khi tham gia giao thông

Những kẻ như vậy ngồi sau vô lăng đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho tất cả những người không may đi cùng tuyến đường họ đi qua. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn giao thông hơn nữa, giảm thiểu những nguy cơ thiệt hại thì ngoài các biện pháp giáo dục, tuyên truyền cần phải xử phạt thật nghiêm minh những lỗi vi phạm luật giao thông.

Ở Việt Nam, điển hình là Hà Nội, cứ hễ bị Cảnh sát giao thông dừng xe kiểm tra, người ta thường không chú trọng tới việc hỏi xem mình vi phạm lỗi gì để rút kinh nghiệm lần sau mà nhăm nhăm “gọi điện thoại cho người thân”. Lúc ấy, dường như việc duy nhất họ nghĩ đến là tìm xem ai “máu mặt” có thể nói chuyện được với Cảnh sát giao thông mong được bỏ qua hoặc phạt nhẹ đi.

Rõ ràng phải có những ca “trợ giúp từ người thân” như thế thành công nên họ vẫn cứ vi phạm và lại xin tiếp. Hầu hết mọi người không lo giải quyết vấn đề từ gốc, nghĩa là hình thành thói quen tôn trọng, tuân thủ pháp luật, học hỏi để rút kinh nghiệm lần sau mà chỉ cần mắc lỗi thì xin khéo, nhờ người thân... thế là xong.

Tất nhiên, xin xong như thế là “hú vía”, thoát nạn rồi lần sau lại… vi phạm tiếp. Không ai có thể tự rút kinh nghiệm hay cố gắng đi đứng thận trọng khi mà lỗi lầm được bỏ qua nhẹ nhàng như thế. “Của đau con xót”, cứ phạt thật nghiêm, ắt hẳn khi bị “đánh vào kinh tế” thì chẳng ai có thể coi thường luật pháp được nữa.

Bên cạnh đó, cũng cần phải giáo dục cho mỗi người tự thấy xấu hổ, có lỗi lầm, mặc cảm khi mình vi phạm Luật Giao thông. Tại sao kẻ cắp, kẻ trộm, người mang tiền án tiền sự, có “vết”, cảm thấy tội lỗi còn người vi phạm luật giao thông lại cứ “nhơn nhơn”? Bởi dễ được bỏ qua, không được coi đó là lỗi lầm nên người ta mặc nhiên cười xòa, không quá bận tâm, bị phạt rồi là xong.

Bài 3: Tăng cường các biện pháp xử phạt và giáo dục

Cái vòng luẩn quẩn đó còn cứ tiếp diễn mãi nếu vẫn còn cơ chế “xin - cho” ấy. Bởi sự xin - cho đây không còn nằm ở quan hệ cá nhân giữa công an - người vi phạm nữa mà rất có thể nó khiến xã hội mất an toàn. “Cái sảy nảy cái ung” khi những người xem nhẹ pháp luật và thiếu văn hóa giao thông đi lại hàng ngày trên đường.

Vì vậy, cần lắm những biện pháp xử phạt nghiêm minh, không cả nể với tất cả những hành vi vi phạm Luật Giao thông. Có như thế thì mới hình thành văn hóa giao thông một cách thực chất, có bề dày chiều sâu và bền chặt được.

Hà Nội tăng cường kiểm tra, phòng, chống dịch Covid-19 trong các trường học Hà Nội tăng cường kiểm tra, phòng, chống dịch Covid-19 trong các trường học
Yên Bái: Tăng cường cơ hội việc làm, phát triển thị trường lao động Yên Bái: Tăng cường cơ hội việc làm, phát triển thị trường lao động
Tăng cường giáo dục nhận thức cho học sinh về bảo vệ động vật hoang dã Tăng cường giáo dục nhận thức cho học sinh về bảo vệ động vật hoang dã

Đọc thêm

TP HCM: 4 tháng, xử phạt 16 cán bộ vi phạm nồng độ cồn Nhịp sống phương Nam

TP HCM: 4 tháng, xử phạt 16 cán bộ vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - 4 tháng đầu năm 2024, CSGT TP HCM đã phát hiện, xử lý 60.499 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, trong đó có 16 trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.
"Đồng bộ" ý thức với giao thông hiện đại Văn hóa giao thông

"Đồng bộ" ý thức với giao thông hiện đại

TTTĐ - Khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, những ưu tiên phát triển giao thông công cộng sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho người dân. Để tận hưởng trọn vẹn những tiện ích, ưu thế này thì mỗi công dân Thủ đô cần "đón đầu", nâng cao hơn nữa ý thức khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để "đồng bộ" với tầm hiện đại, văn minh, làm đẹp thêm thành phố của mình.
Cao Bằng: 77 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 77 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ bị "phạt nguội"

TTTĐ - Công an tỉnh Cao Bằng vừa thông báo kết quả phát hiện các trường hợp vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát giao thông (từ ngày 22/4 - 15/5/2024).
Lắp đặt camera phạt nguội trên đèo Hải Vân Nhịp điệu cuộc sống

Lắp đặt camera phạt nguội trên đèo Hải Vân

TTTĐ - Cơ quan chức năng thống nhất sẽ lắp đặt camera giám sát phạt nguội tại khu vực di tích Hải Vân quan, thuộc đèo Hải Vân và lập tổ tự quản để đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự cho du khách tham quan.
Cao Bằng: 39 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 39 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện 39 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Cao Bằng: 53 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 53 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 53 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024 Văn hóa giao thông

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
40 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 30 người tử vong Văn hóa giao thông

40 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 30 người tử vong

TTTĐ - Sáng 11/4, Cục Cảnh sát Giao thông cho biết quý I năm 2024, toàn quốc xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông đường sắt, làm chết 30 người, bị thương 5 người.
Tuyên truyền an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy cho bạn trẻ Văn hóa giao thông

Tuyên truyền an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy cho bạn trẻ

TTTĐ - Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã có nhiều hoạt động hưởng ứng Năm an toàn giao thông 2024, với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” và tuyên truyền về hoạt động phòng cháy chữa cháy trong thanh niên.
Cao Bằng: 46 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 46 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 46 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Xem thêm