Tăng ý thức - giảm tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông tiếp tục giảm sâu
Qua thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội cho thấy, trong quý I/2025, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 306 vụ tai nạn giao thông, làm 177 người tử vong, 199 người bị thương. So cùng kỳ năm 2024 giảm 81 vụ.
Theo đó, 3 tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 306 vụ tai nạn giao thông, làm 177 người tử vong, 199 người bị thương. So cùng kỳ năm 2024 giảm 81 vụ.
Trong đó, tai nạn giao thông liên quan đường sắt xảy ra 6 vụ, làm 6 người tử vong. So sánh thời gian cùng kỳ giảm 2 vụ, giảm 3 người tử vong, giảm 1 người bị thương; so sánh thời gian liền kề tăng 6 vụ, tăng 6 người tử vong, bằng số người bị thương.
Tai nạn giao thông liên quan lứa tuổi học sinh xảy ra 59 vụ làm 31 người tử vong, 42 người bị thương. So sánh thời gian cùng kỳ giảm 25 vụ, tăng 4 người tử vong, giảm 45 người bị thương; so sánh thời gian liền kề giảm 40 vụ, giảm 10 người tử vong, giảm 40 người bị thương.
![]() |
Lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý một trường hợp vi phạm |
Trên địa bàn Hà Nội xảy ra 18 vụ liên quan đến nồng độ cồn làm 5 người tử vong, 15 người bị thương (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 56 vụ, giảm 21 người tử vong, giảm 51 người bị thương).
Đáng chú ý, toàn thành phố có 11/30 địa phương có tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ, bao gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Hà Đông, Gia Lâm, Sơn Tây, Thạch Thất, Chương Mỹ, Đan Phượng. 2/30 địa phương có tình hình tai nạn giao thông tăng trên cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ là quận Long Biên và huyện Ba Vì.
Được biết, trong quý I/2025, đã có 188 kiến nghị, đề xuất liên quan tới công tác tổ chức giao thông (Công an Thành phố: 140 kiến nghị; Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị, cử tri, người dân: 48 kiến nghị).
Các ngành chức năng đã kiểm tra hiện trạng và xử lý: 135 kiến nghị. Thống nhất liên ngành giữ nguyên hiện trạng và tiếp tục theo dõi 28 kiến nghị và đang khảo sát hiện trạng, đánh giá nguyên nhân và đề xuất phương án xử lý 25 kiến nghị.
Có thể thấy rằng, tình hình tai nạn giao thông tiếp tục được giảm sâu là do ý thức của người dân tham gia giao thông cũng ngày càng được nâng cao. Điều đó chứng tỏ rằng Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã làm thay đổi tích cực nhận thức của người dân khi tham giao thông.
Áp dụng công nghệ hiện đại để xử phạt vi phạm giao thông
Ông Lê Kim Thành - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: Nghị định 168 ra đời, tất cả người dân đều quan tâm về vấn đề này và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Khi mọi người đều tuân thủ các quy định của pháp luật, không vi phạm thì không phải quan tâm đến mức phạt, cao hay thấp. Vấn đề cốt lõi là cần phải tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông từ trong ý thức, hành vi. Khi mà ý thức chưa cao thì mức xử phạt cao là một biện pháp rất tốt.
Bên cạnh việc tăng mức phạt, tạo sức răn đe, còn những cách quản lý khác, như trừ điểm giấy phép lái xe. Việc này, chắc chắn sẽ tác động đến tâm lý của người tham gia giao thông để lần sau không vi phạm nữa.
![]() |
Cảnh sát giao thông Hà Nội ghi hình phạt nguội các trường hợp vi phạm giao thông |
Trong tương lai, khi mà trật tự, an toàn giao thông đã đi vào nền nếp, tất cả mọi người đều có chung một nhận thức và đều có những thay đổi hành vi theo hướng tích cực thì các cơ quan quản lý Nhà nước có thể điều chỉnh các quy định về xử phạt.
Để tạo chuyển biến tích cực của người dân khi tham gia giao thông, thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông đã áp dụng camera giám sát, công nghệ thông tin vào quá trình xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Có thể thấy rằng, việc áp dụng công nghệ trong công tác giám sát, xử phạt vi phạm trật tự, an toàn giao thông đã đem lại hiệu quả rất lớn, thể hiện được tính nghiêm, minh bạch.
Khi tham gia giao thông trên đường mà áp dụng công nghệ hiện đại thì người dân đều đang được giám sát. Do vậy, người dân cần phải có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật. Nếu vi phạm thì hình ảnh camera là bằng chứng rõ nhất.
“Tôi hy vọng rằng, thời gian tới, không phải chỉ những thành phố lớn mà tất cả thành phố trên toàn quốc đều áp dụng công nghệ vào xử phạt, giám sát giao thông. Từ đó có sự kết nối liên thông để công bố các trường hợp vi phạm nhằm nâng cao ý thức của người dân”, ông Lê Kim Thành nhấn mạnh.
Tin liên quan
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu phát triển hệ thống đường sắt đô thị kết nối liên vùng

Hải Dương: Ai trúng gói thầu xây dựng đường hơn 613 tỷ đồng?

Thái Nguyên: Một phụ nữ tử vong trong chiếc ô tô bị lật dưới ao

Quảng Nam tìm kiếm thiết kế cho cầu Tam Thanh 400 tỷ đồng

Hoằng Hoá (Thanh Hoá): Tai nạn giao thông làm 2 người thương vong

TP Hồ Chí Minh hợp tác Hàn Quốc về định hướng phát triển metro

"Đôi cánh" để hàng không Việt Nam xanh hơn, cạnh tranh hơn

Quyết tâm khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại
