Tag

Bài 35: Cần quyết liệt ngăn chặn tình trạng tái chiếm vỉa hè, lòng đường

Phóng sự 26/05/2017 11:18
aa
TTTĐ.VN - Sau hơn 2 tháng Hà Nội đồng loạt ra quân thiết lập lại trật tự đô thị, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã có nhiều chuyển biến được nhân dân đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, tại một số tuyến phố, sau khi lực lượng chức năng ra quân, người dân lại tiếp tục tái lấn chiếm vỉa hè.

Bài 35: Cần quyết liệt ngăn chặn tình trạng tái chiếm vỉa hè, lòng đường

>> Tạo đột phá xây dựng nền hành chính hành động và phục vụ:
Bài 34: Ưu tiên, giải quyết thủ tục hành chính cho người lao động ngay tại chỗ

Tái chiếm vỉa hè, lòng đường

Sau hơn 2 tháng đồng loạt ra quân thiết lập lại trật tự đô thị trên địa bàn TP Hà Nội, theo ghi nhận của phóng viên, về cơ bản, tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã được xử lý khá triệt để. Tuy nhiên, hiện một số tuyến phố đang diễn ra tình trạng vỉa hè bị người dân tái lấn chiếm. Còn nhớ, khi ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị, nhiều lãnh đạo quận, huyện tại Hà Nội đã có những phát biểu cương quyết để xử lý tình trạng này.

Cụ thể, ngày 4/3/2017, quận Hà Đông đã tiến hành ra quân để thực hiện xử lý, vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, xóa các biển bảng, bục bệ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Trao đổi với báo chí tại lễ ra quân ông Vũ Ngọc Phụng, Chủ tịch UBND quận Hà Đông cho biết: “Điểm khác biệt của lần ra quân lập lại trật tự đô thị lần này là giao trách nhiệm cho chủ tịch UBND các phường, từng đoàn thể, trách nhiệm từng tổ dân phố; có phiếu giao việc cho từng cán bộ phụ trách tuyến phố, hộ kinh doanh… Trên cơ sở các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện. Nếu cán bộ nào để xảy ra việc lấn chiếm và tái lấn chiếm lòng đường, vỉa hè thì cán bộ được giao phụ trách tuyến đường, khu phố đó phải chịu trách nhiệm với các hình thức kiểm điểm khác nhau từ khiển trách đến thuyên chuyển công tác hoặc cao là buộc thôi việc”.


Bài 35: Cần quyết liệt ngăn chặn tình trạng tái chiếm vỉa hè, lòng đường
Hè phố Lê Đại Hành bị chiếm dụng làm bãi gửi xe

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn phường Vạn Phúc (Hà Đông), tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường vẫn diễn ra trên một số tuyến phố. Đáng chú ý, khu vực ngã tư Tố Hữu - Vạn Phúc, một phần diện tích đất lâu nay đã được quy hoạch làm công viên, trồng cây xanh lại bị chiếm dụng hết làm nơi để xe, bán bia, nước giải khát...

Theo quan sát, trên khu đất rộng hàng trăm mét vuông ngay sát đường Tố Hữu, phía ngoài nhìn vào cây tre, trúc xanh mát. Các cọc sắt, xích sắt được quây xung quanh khu đất rất cẩn thận. Phía trong dưới những tán cây chủ quán lại ngang nhiên bày la liệt bàn ghế nhựa phục vụ thực khách. Nào là nước mía, bia hơi và đồ nhậu nhanh cũng được chủ quán phục vụ nhiệt tình.

Không chỉ riêng phường Vạn Phúc, theo ghi nhận của PV tại nhiều tuyến đường của Hà Nội đã xảy ra tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường chủ yếu diễn ra với các hành vi như: Bán hàng trà đá trên vỉa hè, dừng đỗ xe sai quy định, họp chợ dưới vỉa hè, lòng đường, bày bán hàng quán tràn ra lòng đường, mái che mái vẩy đua ra vỉa hè...

Các trường hợp tái diễn lấn chiếm vỉa hè cũng xuất hiện ở một số tuyến phố như: Phố Trần Cung (quận Bắc Từ Liêm); Phủ Doãn, Hàng Ngang, Hàng Đào... (quận Hoàn Kiếm); phố Nguyễn Chí Thanh, Đê La Thành… (quận Ba Đình), phố Thụy Khuê, Võng Thị… (quận Tây Hồ); Lò Đúc, Lê Đại Hành… (quận Hai Bà Trưng); một số tuyến phố tại địa bàn phường Yên Hòa, Trung Hòa (quận Cầu Giấy).

Nhiều giải pháp sau khi xử lý trật tự đô thị

Chia sẻ về giải pháp chống tái lấn chiếm kinh doanh trên vỉa hè, ông Hà Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Đống Đa cho biết, quận Đống Đa đã thiết lập đường dây nóng để người dân phản ánh, xây dựng phương án lắp đặt hệ thống camera trên các tuyến phố, địa bàn công cộng để phát hiện, xử lý các cơ sở, hộ kinh doanh, cá nhân cố tình vi phạm trật tự đô thị. Bên cạnh đó, quận cũng sẽ duy trì hoạt động của 8 tổ công tác liên ngành, phối hợp các phường thực hiện công tác kiểm tra giải quyết vi phạm trên 72 tuyến phố, các khu vực công cộng. Mặt khác, quận cũng đã có phương án để hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi chiến dịch dẹp vỉa hè. Địa bàn quận có gần 400 quán bán nước trên hè phố. Thời gian qua, quận đã vận động 101 hộ vào buôn bán trong nhà; 25 hộ nghỉ bán hàng và chuyển đổi kinh doanh; giải tỏa được 8 điểm chợ cóc và sắp xếp 7 điểm chợ tạm.

Chia sẻ về kết quả lập lại trật tự vỉa hè trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho rằng, sau 2 tháng thì kết quả đạt được đã rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số tuyến phố có tình trạng “tái chiếm” như phố Phủ Doãn là nơi có bệnh viện, tập trung nhiều người bán hàng rong từ các nơi khác đến. Ông Phạm Tuấn Long cho biết, quận đã giao cho các lực lượng chức năng cương quyết không để vỉa hè bị tái lấn chiếm.

Bên cạnh đó, quận cũng đã bố trí cho các hộ dân gặp khó khăn vào hoạt động tại các chợ Vọng Hà, 19/12, chợ Hàng Da. Ngoài ra, quận tiếp tục đưa các hộ kinh doanh vào hoạt động trên phố đi bộ ở khu vực phố cổ. Thời gian qua, đã có nhiều hộ kinh doanh lớn trên vỉa hè tự thuê địa điểm kinh doanh gần đó như hàng ốc Đinh Liệt, bún Bảo Khánh...

Đề nghị chính quyền địa phương tiếp tục vào cuộc xử lý tình trạng tái chiếm vỉa hè, lòng đường đang diễn ra hiện nay.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Xem thêm