Tag
Thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là thiết thực nối tiếp và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Bài 4: Thay đổi cả nhận thức của giáo viên và học sinh

Văn hóa 26/11/2020 11:44
aa
TTTĐ - Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học đang cụ thể hóa các hoạt động của nhà trường, phụ huynh, đồng thời có sự nhắc nhở, giám sát và thưởng, phạt rõ ràng. Điều này tạo nên sự thay đổi về nhận thức của cả giáo viên và học sinh.
Tri ân Bí thư Đoàn là giáo viên

Biến chuyển từ trong nhận thức

Bất kỳ ai đến trường Tiểu học Kim Liên (Đống Đa), ngay tại cổng trường, trong phòng bảo vệ đều có trưng 1 bảng nội quy rất trang nghiêm, dễ nhìn. Theo đó việc đầu tiên của mọi người khi vào trường là bỏ mũ bảo hiểm, xuống xe tắt máy và dắt bộ xe vào nơi để. Tại thời điểm này có thêm quy định đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và đo thân nhiệt trước khi vào trường... Với khách đến làm việc phải có hẹn trước, trong giờ học giáo viên không được tiếp khách.

Ở trường Tiểu học Phương Liên, bộ quy tắc ứng xử trong trường học được triển khai rất hiệu quả
Ở trường Tiểu học Phương Liên, bộ quy tắc ứng xử trong trường học được triển khai rất hiệu quả

Phía trong sân, là nội quy chung của nhà trường, của học sinh; Trong phòng Hội đồng là bảng quy tắc ứng xử giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh… nêu cụ thể từ trang phục đến việc được làm và không được làm trong trường…

Theo cô Phạm Thị Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Phương Liên: “Đầu tiên Nhà trường tuyên truyền cho tất cả cán bộ, giáo viên trong nhà trường nắm được, từ đó nhận thức rõ vấn đề và việc cần làm. Sau đó, mỗi lớp, mỗi bộ phận từ văn phòng, công đoàn đến bảo vệ, lao công… lại xây dựng quy tắc riêng. Tất cả đều hướng tới việc nói lời hay, làm việc tốt, văn minh, thực hiện đúng pháp luật, cảnh quan xanh, sạch đẹp”.

Cô hiệu trưởng cũng cho biết thêm, việc đưa ra quy tắc cụ thể cho từng việc trong trường học rất có lợi cho nhà trường và cả phụ huynh. Ví dụ như học sinh về giữa giờ, trong khi trường có quy định không cho người lạ vào, nếu không có quy định cụ thể cho vấn đề này thì dễ dẫn đến việc, bảo vệ không cho phụ huynh vào trường, trong khi học sinh ốm nằm ở phòng Y tế mà không được về, từ đó sẽ gây bức xúc cho phụ huynh, học sinh...

Vì thế nhà trường đã quy định chi tiết cho từng bộ phận, học sinh về giữa giờ, việc đầu tiên cô giáo phải gọi cha mẹ, có biên bản bàn giao giữa cô giáo và phụ huynh. Cô giáo viết biên bản đưa học sinh xuống cổng, đồng thời cầm tờ giấy đó cho bố hay mẹ đến đón, ký vào mới được về. Nếu học sinh ốm mà đưa xuống phòng Y tế thì phòng Y tế có trách nhiệm đưa ra…”.

Tuy nhiên, nhiều giáo viên trường Tiểu học Phương Liên cho biết, để áp dụng Quy tắc ứng xử trong trường học với phụ huynh là khó nhất. Vì vậy cần phải quy định cụ thể hơn và nhiều cách tiếp cận, tuyên truyền khác mới đạt hiệu quả…

“Tôi thấy rằng Bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học rất cần thiết để cho mọi người biết cách ứng xử cho phù hợp. Chúng tôi vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, bổ sung thêm cho phù hợp với bối cảnh thực tế. Nội quy rõ ràng, quy định cụ thể nên mọi người cứ thế mà thực hiện, đã đưa vào thi đua rồi, anh vi phạm thì cứ thế mà trừ điểm. Với sự thưởng, phạt nghiêm minh, cho đến thời điểm hiện tại đã có sự chuyển biến rất tốt”, cô Phạm Thị Ngọc Lan cho biết.

Khi đã có nhận thức về việc cần phải thay đổi để làm cho môi trường sư phạm trở nên thân thiện thì chính giáo viên luôn là người gương mẫu, đi đầu. Như vậy, ngoài việc truyền dạy kiến thức, thầy cô giáo còn luôn giữ vững hình ảnh người giáo viên Nhân dân, mô phạm, nghiêm trang nhưng không cứng nhắc, tận tâm, tận tình, chan hòa nhưng không suồng sã.

Điều đó giúp cho học sinh cảm nhận được thầy cô giáo không quá xa vời mà thực sự gần gũi và rất đáng kính trọng.

Tiết học thân ái

Tại lớp 8A2 trường THCS Ngọc Lâm, tiết học Văn diễn ra nghiêm trang, lời giảng bài của cô Phùng Thị Vui lúc trầm, lúc bổng với nhiều ví dụ liên hệ thực tế, sinh động, thậm chí gây cười khiến học sinh thi thoảng lại cười ồ lên thích thú. Tiết Văn không còn là nỗi sợ, hay buồn ngủ mà hơn 50 học sinh chăm chú lắng nghe cô giảng… Trong giờ học của cô Vui, học sinh giơ tay phát biểu rất nhiều, sai hay đúng đều được cô khuyến khích, đúng được khen mà sai cũng vẫn được khen và cô sửa sai luôn tại chỗ…

Giờ ra chơi của cô Vui cũng rất cởi mở, thân thiện. Thường thì giờ ra chơi nào cũng có học sinh lên hỏi bài. Cô tươi cười, tận tình giảng giải, trò thoải mái bày tỏ, 1 lần không hiểu, các em hỏi lại lần thứ 2 đến khi nào hiểu bài mới thôi… Dù cởi mở thế nhưng vẫn không mất đi sự lễ phép, kính trọng đúng mực giữa thầy và trò.

Cô Phùng Thị Vui cho biết: “Quy tắc ứng xử văn hóa, giúp cho giáo viên xây dựng được quy định cụ thể theo tình hình thực tế lớp học, từ đó học sinh tuân theo và hình thành lối sống đẹp, văn minh. Bản thân giáo viên phải là người thay đổi trước để học sinh noi theo. Điều mà tôi làm được đó là thân thiện, lắng nghe học sinh, từ đó các em thầy gần gũi và chia sẻ với mình nhiều hơn”.

Mỗi tiết học các em không chỉ thu về kiến thức mà còn nhận về cả tình yêu thương và sự quan tâm của thầy cô giáo
Mỗi tiết học các em không chỉ thu về kiến thức mà còn nhận về cả tình yêu thương và sự quan tâm của thầy cô giáo

Em Nguyễn Đình Trung, học sinh lớp 8A2 cho biết: “Ngay từ đầu năm cô Vui đã phổ biến nội quy của lớp học, sau đó trong những giờ sinh hoạt, cô lại nhắc nhở hoặc lấy ví dụ từ những trường hợp cụ thể để nói về những quy tắc đối với học sinh, những điều được và không được làm. Vì thế, những quy tắc ứng xử văn hóa của học sinh, hầu như em luôn nhớ trong đầu. Em thấy, thời gian ở trên lớp của chúng em còn nhiều hơn ở nhà nên đây như một gia đình thứ 2. Vì vậy, bạn bè cần phải chan hòa, gắn bó, chia sẻ với nhau”.

Như vậy, bản thân học sinh cũng luôn biết được phần việc, trách nhiệm cũng như kỉ cương trong trường lớp. Các em đã hiểu và đã biến quy tắc ứng xử thành những hành động hàng ngày. Bên cạnh việc chan hòa thân ái với bạn bè, học sinh cũng đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của giáo viên cũng như cảm nhận được tình cảm mà thầy cô truyền đạt qua từng tiết học.

(Còn nữa)

Bài 3: Cùng thay đổi để trường học trở nên hạnh phúc Bài 3: Cùng thay đổi để trường học trở nên hạnh phúc
Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người... Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người...
“Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long “Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm