Tag
Thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học là thiết thực nối tiếp và phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo”

Bài 3: Cùng thay đổi để trường học trở nên hạnh phúc

Văn hóa 24/11/2020 00:00
aa
TTTĐ - 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn Hà Nội đều đã xây dựng, triển khai thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa trong môi trường giáo dục; Hầu hết giáo viên, phụ huynh, học sinh đều thay đổi tích cực… Đến trường học bây giờ, không phải chỉ để học chữ mà còn để hạnh phúc.
Chuyện cô giáo mầm non 27 năm xây trường học hạnh phúc

100% trường học áp dụng

Thực hiện Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT về Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên; Kế hoạch số 168/KH-UBND ngày 18/8/2020 của UBND thành phố về thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 - 2025”; Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2020 - 2025”.

Từ khi áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong trường học tại Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể về văn hóa ứng xử ở thầy cô và học sinh cũng như các bậc phụ huynh
Từ khi áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong trường học tại Hà Nội đã có những thay đổi đáng kể về văn hóa ứng xử ở thầy cô và học sinh cũng như các bậc phụ huynh

Theo đó, mục tiêu chung là tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo…

Đến nay, 100% trường học xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học đảm bảo phù hợp với điều kiện và đặc trưng của nhà trường.

Để thực hiện được những mục tiêu trên, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT yêu cầu các trường trên địa bàn tích cực tuyên truyền bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học.

Các nhà trường xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử với sự tham gia và cam kết của các bên liên quan (cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh...). Bên cạnh đó, trong môi trường sư phạm thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác; Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; Cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục…

Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc
Mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc

Trong Bộ quy tắc ứng xử này cũng có yêu cầu ứng cung cách ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục với người học, giữa giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh…

Dù bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học được áp dụng chưa lâu nhưng theo đánh giá của nhiều người, đây là một việc vô cùng thiết thực, khi mà thời gian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường, hành vi ứng xử không đẹp của giáo viên, phụ huynh diễn ra khiến dư luận bức xúc và phiền lòng.

Trường học hạnh phúc

Đến trường Tiểu học Phúc Đồng (Long Biên) một điều dễ nhận ra là các em học sinh đều rất lễ phép. Dù không biết khách đến trường là ai nhưng trong giờ ra chơi tại sân trường, nhìn thấy người lạ là học sinh đều chào hỏi. Không chỉ học sinh, ngay cả bảo vệ, nhân viên, hay giáo viên trong trường đều tỏ ra rất thân thiện.

Cô Đinh Thị Thoa, hiệu trưởng trường Tiểu học Phúc Đồng (Long Biên) cho biết: “Khi chưa có bộ quy tắc ứng xử trong trường học thì cách giao tiếp hay ăn mặc của phụ huynh khi đến trường cũng khác hơn so với khi Nhà trường đưa bộ quy tắc ứng xử vào để tuyên truyền, thực hiện.

Các giáo viên thay đổi cách giao tiếp với phụ huynh và học sinh rất hiệu quả. Không khí trong lớp học trở nên thân thiện hơn, giáo viên và phụ huynh đã cởi mở hơn… Đây là tiền đề để thay đổi việc học và hỗ trợ tốt cho việc thực hiện kế hoạch trường học hạnh phúc. Thay đổi được việc ứng xử và nhận thức cho phụ huynh”.

Các em học sinh thân thiện, hòa đồng, ứng xử có văn hóa hơn
Các em học sinh thân thiện, hòa đồng, ứng xử có văn hóa hơn

Nếu như trước đây, tại trường THCS Phan Đình Giót (Thanh Xuân), nhiều phụ huynh còn mặc cả đồ ngủ rất nhàu nhĩ để đưa đón con đi học thì sau khi được phổ biến, thực hiện tắc ứng xử văn hóa trong trường học, cha mẹ học sinh đã nghiêm trang hơn, chú ý đến trang phục của mình khi đến không gian sư phạm.

Giao tiếp giữa giáo viên với phụ huynh, giáo viên với học sinh được cải thiện hơn nhiều. Hiện nay, trong những giờ ra chơi, các em học sinh đã chuyện trò thân thiện và giúp đỡ nhau chan hòa. Điều đáng nói là không khí căng thẳng giữa thầy và trò không còn nữa mà thay vào đó là sự gần gũi, chan hòa. Học sinh không còn cảm thấy sợ giáo viên, ngược lại, giờ ra chơi, các em thường chủ động lên tận bàn cô giáo để trao đổi bài vở.

Em Nguyễn Trường An, học sinh lớp 8A5 trường THCS Phan Đình Giót, cho biết: “Lúc đầu, khi thầy cô tuyên truyền về Bộ quy tắc ứng xử trong trường học, em thấy vài bạn bỗng dưng thân thiện với mình, không nói bậy và đặc biệt là không trêu chọc nhau thái quá như mọi khi, sau đó thấy nhiều bạn khác cũng thế.

Các bạn đối xử tôn trọng và hay giúp đỡ nhau hơn, thế là em cũng đối lại với bạn như vậy… Cứ thế chúng em thành thân thiết từ lúc nào không hay. Em cảm thấy thực sự vui. Mỗi lần đến lớp không còn e ngại, sợ sệt điều gì mà những buổi học với em là những giờ phút rất bổ ích, sảng khoái và hạnh phúc nữa”.

Nội dung của Quy tắc ứng xử trong trường học:

Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; người học phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục; cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.

Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục… hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục...

Bộ Quy tắc ứng xử cũng quy định cách ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Ứng xử với người họcvới giáo viên và với cha mẹ người học, khách…

(Còn nữa)

Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người... Bài 2: Để tình cảm thầy trò vẫn còn lay động lòng người...
“Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long “Tôn sư trọng đạo” - Truyền thống đáng tự hào đất Thăng Long
Hà Nội: Nhiều trường học hướng về miền Trung ruột thịt Hà Nội: Nhiều trường học hướng về miền Trung ruột thịt

Đọc thêm

Họa sĩ trẻ Như Ngọc gây ấn tượng mạnh mẽ với tranh lụa Nghệ thuật

Họa sĩ trẻ Như Ngọc gây ấn tượng mạnh mẽ với tranh lụa

TTTĐ - Lần đầu tiên tham gia triển lãm nhóm "Ngộ 2024" tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những tác phẩm màu nước trên lụa của họa sĩ trẻ Như Ngọc đã gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng. Là giảng viên tại đại học Trường Đại học Công nghệ Đông Á nhưng với tình yêu nghệ thuật thôi thúc cô quay lại cầm cọ sáng tác để gửi gắm những tâm tư tình cảm của mình trên tranh…
Giải Mai Vàng năm 2024: Dấu ấn nghệ sĩ ba miền hội tụ Nghệ thuật

Giải Mai Vàng năm 2024: Dấu ấn nghệ sĩ ba miền hội tụ

TTTĐ - Sáng 24/10, Báo Người Lao động tổ chức gặp gỡ báo chí để giới thiệu chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập giải Mai Vàng và lễ trao giải Mai Vàng lần thứ 30.
Khám phá những điều lý thú trên "giao lộ di sản" của Hà Nội Nghệ thuật

Khám phá những điều lý thú trên "giao lộ di sản" của Hà Nội

TTTĐ - Nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, những tuyến phố Ngô Quyền, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền… có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. Hàng ngày, người ta vẫn đi qua, hoặc chỉ dừng lại để check-in mà ít ai biết rằng những công trình ấy lưu giữ những… bí mật lộ thiên. Thuộc tuyến "giao lộ di sản" của Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024, những điều lý thú này được Ban Tổ chức hé lộ, hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn với người dân và du khách.
Vẻ trẻ trung, quyến rũ vượt thời gian của Hoa hậu Thu Hoài Thời trang - Làm đẹp

Vẻ trẻ trung, quyến rũ vượt thời gian của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Nhân dịp đón tuổi mới, doanh nhân, Hoa hậu Thu Hoài đã chia sẻ loạt khoảnh khắc trẻ trung, quyến rũ với sắc vóc vượt thời gian đáng ngưỡng mộ.
Có chính sách cụ thể “hồi hương” cổ vật, bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Có chính sách cụ thể “hồi hương” cổ vật, bảo vật quốc gia

TTTĐ - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp tỉnh thực hiện việc thu hồi, mua, đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia về nước.
Công bố cuộc thi "Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam" năm 2024 Thời trang - Làm đẹp

Công bố cuộc thi "Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam" năm 2024

TTTĐ - Ngày 22/10, tại Thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) đã diễn ra buổi họp báo, chính thức công bố cuộc thi "Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam" năm 2024.
"Giao lộ sáng tạo" kết nối những di sản biểu tượng của Hà Nội Nghệ thuật

"Giao lộ sáng tạo" kết nối những di sản biểu tượng của Hà Nội

TTTĐ - Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024 giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia, đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.
Đa sắc Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua các tác phẩm hội họa Văn hóa

Đa sắc Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua các tác phẩm hội họa

TTTĐ - Chiều 22/10/2024, Trung tâm Hoạt động Văn hóa - Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác phẩm xuất sắc của cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa”.
Dồi dào nguồn cảm hứng hội họa từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nghệ thuật

Dồi dào nguồn cảm hứng hội họa từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám

TTTĐ - Triển lãm “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa”, giới thiệu tác phẩm đặc sắc, được khơi nguồn cảm hứng từ các hình tượng kiến trúc, các họa tiết đặc trưng tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám.
Hội tụ tinh hoa văn hóa miền Đông tại Bình Thuận Âm nhạc

Hội tụ tinh hoa văn hóa miền Đông tại Bình Thuận

TTTĐ - Hình ảnh những tà áo dài thướt tha, những điệu múa dân tộc sôi động đã tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa đa sắc màu của miền Đông Nam Bộ tại Hội diễn Tiếng hát miền Đông lần thứ XXI.
Xem thêm