Tag
TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng

Đô thị 31/05/2023 17:24
aa
TTTĐ - Liên quan đến thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố theo Chỉ thị số 23/CT-TU của Thành ủy TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức đã có những chia sẻ với báo Tuổi trẻ Thủ đô về những vấn đề này.
TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép Bài 2: Muôn kiểu xây dựng công khai Bài 3: Những “chiêu thức” cải tạo, sửa chữa công trình Bài 4: Tránh báo chí hay né sự thật? Cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý

- PV: Ngày 25/7/2019, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TU về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố. Vậy, công tác giám sát của HĐND TP Thủ Đức theo tinh thần Chỉ thị số 23 trong những năm qua đã triển khai như thế nào? Kết quả ra sao, thưa ông?

- Ông Nguyễn Phước Hưng - Chủ tịch HĐND TP Thủ Đức: Về công tác giám sát của HĐND TP Thủ Đức trong thực hiện theo Chỉ thị số 23/CT-TU (CT 23) của Thành ủy TP Hồ Chí Minh: Ngay từ khi sáp nhập 3 quận: Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức thành TP Thủ Đức, Thường trực HĐND thành phố đã đặt ra nhiệm vụ giám sát việc thực hiện CT 23 là nhiệm vụ thường xuyên, trong suốt các kỳ họp của HĐND thành phố và trong quá trình đại biểu thực hiện nhiệm vụ của mình tại các đơn vị ứng cử.

Trên cơ sở nghị quyết về Chương trình giám sát năm 2023 của HĐND thành phố, ngày 6/9/2022, Thường trực HĐND thành phố đã ban hành Quyết định số 226/QĐ-HĐND về việc thành lập đoàn giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện CT 23 ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP Thủ Đức.

Trước khi thực hiện CT 23 của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh, tình trạng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP Thủ Đức cũng diễn ra khá phức tạp. Nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch đã được phát hiện và xử lý nhưng vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Tuy nhiên, các hành vi vi phạm trên nếu không được chấn chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến việc phá vỡ quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng nhất định đến niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp.

Nguyên nhân khách quan của tình hình trên chủ yếu là do người dân nhập cư tăng cao, nhu cầu về nhà ở lớn, một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của các quy định pháp luật và chế tài chưa đủ để răn đe, cố tình vi phạm.

Nguyên nhân chủ quan là chương trình nhà ở dành cho người nhập cư chưa được quan tâm.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp ở nhiều nơi chưa tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, xây dựng; Chưa quyết liệt, cá biệt có nơi còn buông lỏng, để xảy ra tiêu cực, nhũng nhiễu.

Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng ở nhiều nơi chưa được tập trung đúng mức, chưa nhận trách nhiệm trước Nhân dân về tình trạng vi phạm pháp luật trong xây dựng và tiêu cực ở địa phương.

Sự phối hợp giữa Thanh tra Sở Xây dựng, UBND các quận và UBND phường trong xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng còn chồng chéo, chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả; Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về trật tự xây dựng còn nhiều hạn chế và kém hiệu quả…

Từ tháng 1/2021 đến nay, UBND TP Thủ Đức đã quan tâm, tập trung triển khai nhiều giải pháp tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo nội dung CT 23 và Kế hoạch số 3333/KH-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh.

UBND TP Thủ Đức đã ban hành và thường xuyên tập trung chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn; Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình thực tế; Duy trì giao ban công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý định kỳ hàng tháng.

Bên cạnh đó, UBND TP Thủ Đức cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính đã có hiệu lực trong lĩnh vực trật tự xây dựng; Tập trung tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng có quy mô lớn, phức tạp trên địa bàn một số phường để đảm bảo hiệu quả răn đe...

Qua giám sát, TP Thủ Đức đã đánh giá về tình hình vi phạm trật tự xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn có chiều hướng kéo giảm so với giai đoạn trước đây, bình quân khoảng 0,27 trường hợp/ngày.

Nhà 107/6/47 đường 38, phường Hiệp Bình Chánh
Nhà có mặt là tường xây, vách tole trên đường 38, phường Hiệp Bình Chánh

- Công tác giám sát theo tinh thần CT 23 của HĐND TP Thủ Đức hiện đang được thực hiện như thế nào? Định hướng triển khai sắp tới, thưa ông?

- Hiện nay, Thường trực HĐND TP Thủ Đức vẫn xác định việc giám sát UBND TP Thủ Đức và 34 phường trong thực hiện CT 23 là một nhiệm vụ quan trọng. Bởi vì hiện nay mặc dù tình hình vi phạm trật tự xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn có chiều hướng kéo giảm so với giai đoạn trước đây tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những hạn chế nhất định.

Công tác quản lý trật tự xây dựng mặc dù đã được tập trung thực hiện, tuy nhiên vẫn còn xảy ra công trình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý.

Công tác tổ chức thực hiện các quyết định đối với những công trình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn còn tồn đọng trong những năm qua chưa được xử lý dứt điểm; Còn nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính người dân chưa thực hiện hình thức xử phạt chính (phạt tiền).

Công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực xây dựng có lúc còn hiệu quả chưa cao (đặc biệt còn trường hợp người dân vi phạm về trật tự xây dựng), hình thức tuyên truyền chưa phong phú và đa dạng, chưa đi sâu vào đối tượng là chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng…

Vì vậy, để có thể giúp UBND TP Thủ Đức và 34 phường khắc phục những hạn chế trên, Thường trực HĐND thành phố tiếp tục đặt ra nhiệm vụ giám sát việc thực hiện CT 23 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là nhiệm vụ thường xuyên, trong suốt các kỳ họp của HĐND thành phố và trong quá trình đại biểu thực hiện nhiệm vụ của mình tại các đơn vị ứng cử.

Trong đó có việc tập trung trọng tâm, trọng điểm ở các nội dung kiến nghị đã được nêu trong Thông báo kết luận số 346/TB-HĐND ngày 13/12/2022 của Thường trực HĐND thành phố về kết quả giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện CT 23 ngày 25/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh trên địa bàn TP Thủ Đức.

Kết quả giám sát về công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP Thủ Đức sẽ được báo cáo đại biểu tại các kỳ họp giữa năm và cuối năm để cùng nhau thảo luận, đánh giá và có giải pháp thực hiện sao cho hiệu quả.

- Thưa ông, số lượng nhà không phép, sai phép theo giám sát của HĐND TP Thủ Đức từ khi thành lập thành phố đến nay là bao nhiêu? Kết quả xử lý ra sao? So với trước như thế nào?

- Số lượng nhà không phép, sai phép từ khi thành lập TP Thủ Đức đến nay là 269 vụ; Trong đó, xây dựng không phép 142 vụ, xây dựng sai phép 127 vụ.

Kết quả đã thực hiện xử lý: 31 vụ (26 trường hợp đã tháo dỡ, 5 trường hợp đã được cấp phép); Đang tiếp tục thực hiện: 238 vụ.

Số liệu qua các năm cụ thể:

STT

Thời kỳ

Tổng số công trình vi phạm

Sai phép

Không phép

1

6 tháng đầu năm 2019 (thời điểm trước khi ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU)

569

244

325

2

6 tháng cuối năm 2019

358

127

231

3

Năm 2020

268

87

181

4

Năm 2021

116

43

73

5

Năm 2022

108

52

56

6

Năm 2023

45

32

13

Hai công trình nhà xưởng ở số 18 đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước
Bài 5: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn
Hai công trình nhà xưởng trên đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước

- Thưa ông, những khó khăn trong công tác giám sát của HĐND TP Thủ Đức đối với thực trạng quản lý xây dựng tại các địa bàn hiện nay như thế nào?

- Những khó khăn trong công tác giám sát của HĐND TP Thủ Đức đối với thực trạng quản lý xây dựng tại các địa bàn hiện nay là: Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách còn ít, phạm vi địa bàn lớn gấp nhiều lần về diện tích và số dân, rất khó khăn để HĐND tổ chức hoạt động giám sát diện rộng và hiệu quả.

TP Thủ Đức nằm ở phía Đông của TP Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên 211,56km2, dân số 1.013.795 người. Toàn thành phố có 34 phường, với nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu Đại học Quốc gia và nhiều cơ sở kinh doanh… đã thu hút số lượng lớn người dân từ các nơi khác đến sinh sống, lao động và học tập, làm gia tăng dân số cơ học dẫn đến áp lực rất lớn về nhà ở, trường học, bệnh viện, công trình, hạ tầng đô thị...

Trên thực tế, nhu cầu về nhà ở vẫn không thể đáp ứng so với số lượng dân cư tập trung về địa bàn thành phố ngày càng nhiều. Do đó, địa phương vẫn còn tình trạng người dân cố tình thực hiện các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn, làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan cấp phép xây dựng và công tác quản lý Nhà nước. Một số trường hợp cố tình khiếu nại, khởi kiện nhằm mục đích kéo dài thời gian xử lý vi phạm.

Công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định pháp luật về lĩnh vực xây dựng vẫn đang trong quá trình tìm các mô hình mới thay thế các phương pháp tuyên truyền truyền thống nên hiệu quả chưa cao.

Đảng ủy, UBND một số phường đôi lúc chưa sâu sát địa bàn, còn trường hợp chưa chỉ đạo xử lý kịp thời theo quy định; Vẫn còn tình trạng nể nang, e ngại trong việc tổ chức ngăn chặn, cưỡng chế công trình vi phạm; Có phường chậm thực hiện các chỉ đạo của UBND TP Thủ Đức.

Công tác tổ chức thực hiện các quyết định đối với công trình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn còn tồn trong những năm qua chưa được xử lý dứt điểm. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa bố trí được kinh phí thực hiện và tìm, thuê đơn vị tư vấn lập hồ sơ phương án phá dỡ công trình, bộ phận công trình xây dựng vi phạm…

- Được biết, TP Thủ Đức hiện đã có phần mềm bản đồ quy hoạch cấp phép xây dựng. Vậy, thông tin trên phần mềm đạt được bao nhiêu phần trăm so với việc cấp phép thực tế? Phần mềm này có hỗ trợ được cho công tác giám sát thực trạng xây dựng của HĐND TP Thủ Đức? Thưa ông?

- Từ tháng 4/2022 đến nay, TP Thủ Đức đã áp dụng phần mềm trực tuyến để cấp phép xây dựng, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi trong lập thủ tục xây dựng nhà ở, đồng thời giúp cơ quan Nhà nước trong việc tra cứu quy hoạch, tham mưu, đề xuất cấp phép chính xác, cũng như công tác số hóa trong theo dõi tình hình thụ lý hồ sơ, quản lý, lưu trữ, trích xuất, kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng...

Phần mềm cấp phép trực tuyến cũng giúp cho công tác tra cứu, kiểm tra hoạt động xây dựng tại vị trí thửa đất đó có giấy phép hay không có giấy phép xây dựng. Do đó, phần nào cũng giúp cho tổ chức, cá nhân có thông tin vi phạm pháp luật về xây dựng tại địa phương. Từ khi dùng phần mềm trực tuyến, tỷ lệ giải quyết hồ sơ cấp phép xây dựng đúng hẹn đạt 94,8%.

Đối với HĐND thành phố, từ khi có phần mềm này cũng đã nắm được tình hình giải quyết hồ sơ cấp phép xây dựng của UBND thành phố; Kịp thời trao đổi những trường hợp Nhân dân có ý kiến liên quan đến quá trình tiếp công dân tại trụ sở UBND TP Thủ Đức và đơn thư công dân gửi về Thường trực HĐND thành phố.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng
Hàng loạt công trình nhà tole "khủng" trên đường Nguyễn Duy Trinh, phường Phú Hữu
Bài 5: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý về trật tự xây dựng trên địa bàn
Cụm nhà xưởng của Hoa Sen Home được dựng bằng tole ngay mặt tiền Nguyễn Duy Trinh
Cụm nhà xưởng của Hoa Sen Home ngay mặt tiền Nguyễn Duy Trinh

- Trong CT 23 có nói đến tình trạng cán bộ thoái hóa, tìm cách “lách luật”… để cho qua việc xây dựng không phép. Vậy, từ khi thành lập đến nay, TP Thủ Đức đã xử lý được bao nhiêu trường hợp vi phạm xây dựng không phép, sai phép? Công tác đề xuất, xử lý trách nhiệm cán bộ có liên quan đến việc xây dựng không phép, sai phép là bao nhiêu trường hợp? 5 tháng đầu năm 2023 và lần gần nhất là trường hợp nào?

- Sau khi thành lập TP Thủ Đức, Ban Thường vụ Thành ủy đã tổ chức kiểm tra 10 tổ chức và 7 đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý (Đảng ủy và Bí thư Đảng ủy phường Hiệp Bình Chánh, Đảng ủy phường Bình Trưng Đông, Đảng ủy phường Tam Phú, Đảng ủy phường Tăng Nhơn Phú A, Đảng ủy phường Phú Hữu, Đảng ủy Đội Thanh tra địa bàn thành phố, Đảng bộ Phòng Quản lý đô thị thuộc Đảng ủy cơ quan Chính quyền, Đảng ủy phường Trường Thạnh, Đảng ủy phường Long Trường và Đảng ủy phường Long Phước). Qua kiểm tra, phần lớn các đơn vị và cá nhân được kiểm tra đều lãnh đạo, quản lý, điều hành thực hiện CT 23 tương đối tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại trên địa bàn như: Phát sinh các công trình xây dựng, sửa chữa không phép chưa được phát hiện xử lý kịp thời; Việc thực hiện cưỡng chế phá dỡ các công trình xây dựng không phép, sai phép theo kết luận thanh kiểm tra, giám sát kết quả đạt được chưa cao, tiến độ xử lý chưa đạt yêu cầu; Chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của lực lượng nòng cốt, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và các tầng lớp Nhân dân trong vai trò giám sát, phản biện xã hội và cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương đối với công tác quản lý trật tự xây dựng…

Trong đó, 2 tổ chức Đảng kiểm điểm rút kinh nghiệm những hạn chế thiếu sót theo kết luận kiểm tra (Đảng ủy phường Trường Thạnh, Đảng ủy phường Long Trường).

Từ khi sáp nhập đến nay, UBND thành phố đã ban hành 1 công văn về việc tổ chức kiểm điểm, nhắc nhở đối với 3 cán bộ, công chức có thiếu sót, vi phạm theo Báo cáo số 397/BC-TT ngày 10/4/2023 của Thanh tra TP Thủ Đức (1 đồng chí cấp phường và 2 đồng chí cấp thành phố).

PV: Xin cảm ơn ông!

Liên quan loạt bài viết “TP Thủ Đức “loạn” nhà không phép, sai phép”, vừa qua Văn phòng Thành ủy TP Thủ Đức đã có văn bản gửi Thường trực UBND TP Thủ Đức và Bí thư Đảng ủy 34 phường của thành phố đề nghị UBND TP Thủ Đức chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, xác minh nội dung báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng và báo cáo Thường trực Thành ủy Thủ Đức.

Đảng ủy 34 phường nhanh chóng chỉ đạo và rà soát báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Đức về tình hình trật tự xây dựng theo tinh thần Chỉ thị số 23-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TP Hồ Chí Minh trên địa bàn. Đồng thời, các phường có liên quan loạt bài đăng trên báo Tuổi trẻ Thủ Đô kiểm tra, rà soát, giải trình cụ thể đối với từng công trình mà báo phản ánh.

Đọc thêm

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông Đô thị

Quận Tây Hồ ra quân lập lại trật tự đô thị, an toàn giao thông

TTTĐ - Sáng 20/11, tại Công an quận Tây Hồ (Hà Nội), Ban Chỉ đạo 197 quận tổ chức lễ ra quân tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường trên địa bàn quận.
Mạnh tay trong quản lý trật tự xây dựng Đô thị

Mạnh tay trong quản lý trật tự xây dựng

TTTĐ - Quy định áp dụng biện pháp cắt điện, nước theo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng tháo gỡ những khó khăn kéo dài trong công tác quản lý đô thị.
Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng Xã hội

Tháo gỡ nhiều vướng mắc phát sinh trong quản lý trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 19/11, kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nội dung này giúp việc bảo đảm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả hơn, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc đã tồn tại từ lâu.
Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
Xem thêm