Bài 51: Muốn tạo ra khác biệt phải đầu tư vào đào tạo
![]() |
(TTTĐ) Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hòa nhập với việc tham gia vào các sân chơi lớn như WTO, TPP và AEC, đang tạo ra cạnh tranh lớn đến từ các tập đoàn tài chính, ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước. Một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng là nhân lực. Bà Alexis Đan Phạm – Giám đốc khối Quản trị nguồn nhân lực, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã chia sẻ với độc giả báo Tuổi trẻ Thủ đô cái nhìn toàn diện về vấn đề nguồn nhân lực của ngành Tài chính Ngân hàng…
>>Phát triển nguồn nhân lực trẻ- Nhiệm vụ chính trị cấp thiết:
Bài 40: Không thể “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng”…
Bài 41: Tạo môi trường làm việc thuận lợi để nâng cao chất lượng nhân lực
Bài 42: Tạo đột phá nhờ đổi mới trong quản lý và đánh giá cán bộ
Bài 43: Trưởng thành từ môi trường “thử lửa”
Bài 44: Nghịch lý bài toán lao động
Bài 45: Xây dựng “thương hiệu nhân sự” để giữ chân người tài
Bài 46: “Trao quyền”, dành đất “dụng võ” để giữ người tài
Bài 49: Cần thay đổi cách thức đào tạo nhân lực ngành tài chính – ngân hàng
Bài 47: Giữ chân nhân tài bằng lương, thưởng minh bạch, công bằng và hấp dẫn
Bài 48: Tôn trọng năng lực cá nhân – thương hiệu đặc biệt của FPT
Bài 49: Cần thay đổi cách thức đào tạo nhân lực ngành tài chính – ngân hàng
![]() |
Bà Alexis Đan Phạm
Theo bà Alexis Dan Phạm, nhu cầu về nguồn nhân lực ngân hàng đòi hỏi cao về năng lực, kiến thức, kinh nghiệm là rất lớn, đặc biệt với những vị trí quản lý cấp cao, nắm giữ những vai trò chủ chốt tại các mảng nghiệp vụ cốt lõi, trọng yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ chức uy tín, thì hiện nhân sự chất lượng cao trong ngành ngân hàng vẫn đang thiếu cả về chất và lượng, việc tuyển dụng không hề đơn giản, do đặc thù kinh doanh của ngành, luôn đòi hỏi người lao động phải có các kiến thức, kỹ năng, tư duy, hành vi chuẩn mực và chuyên nghiệp.
Vì thế việc liên tục đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân sự kế cận là vô cùng cần thiết. Việc tạo điều kiện cho người lao động phát huy tốt nhất các thế mạnh, tiềm năng của mình thông qua việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp và tạo cảm hứng vẫn là một trong những chiến lược chính cho các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tùy theo đặc thù mô hình kinh doanh và chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Vấn đề thực thi thành công công tác phát triển nhân lực cũng sẽ là điểm mấu chốt nhằm giữ chân và thu hút nhân tài chất lượng cao, trong bối cảnh Việt Nam chuyển mình hội nhập với kinh tế thế giới.
Bà Alexis Đan Phạm chia sẻ thêm, nhân sự chất lượng cao là yếu tố quan trọng để hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững của ngân hàng. Trên thực tế, Techcombank đã và đang nỗ lực không ngừng trong hành trình chinh phục khát vọng về phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tốt nhất sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, nguồn nhân lực vượt trội chính là chìa khóa dẫn đến những thành công vượt trội. Do đó, nhân lực xuất sắc là một trong ba trụ cột chính của “Chiến lược thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh chung của Techcombank” nói riêng và các ngân hàng nói chung. Nhân lực xuất sắc sẽ là thành quả của việc trân trọng và tạo điều kiện cho tất cả các cán bộ nhân viên ngân hàng thành công (trong đó có Techcombank), đạt được những mục tiêu họ đặt ra trong công việc và cả trong cuộc sống, từ đó trở thành lợi thế cạnh tranh vượt trội, góp phần vào thành công của Ngân hàng.
Thực tế, Techcombank đã thực hiện chính sách thu hút và giữ chân người tài thông qua chiến lược “Nhân sự xuất sắc”, cụ thể như sau: Xây dựng định vị giá trị, cung cấp cho các Techcomers (cán bộ, nhân viên Techcombank) những lý do rõ ràng; thuyết phục để họ gia nhập và gắn kết với “gia đình” Techcombank, thông qua việc cung cấp những cơ hội phát triển vượt bậc, tạo điều kiện tối đa để từng nhân viên có cơ hội thăng tiến dựa trên năng lực; đồng thời, xây dựng những người quản lý trực tiếp vừa hồng vừa chuyên, dẫn dắt công việc kinh doanh và phát triển đội ngũ Techcomers, chia sẻ tầm nhìn và sứ mệnh xây dựng một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và từ đó cùng nhau vươn ra thế giới.
Với tâm niệm “con người là tài sản quý giá nhất của tổ chức”, thông qua việc xây dựng chế độ lương thưởng và phúc lợi cạnh tranh, ngân hàng luôn ghi nhận và cố gắng mang lại từ các Techcomers; từ đó có chính sách đãi ngộ xứng đáng nhất. Không chỉ để họ có thể chia sẻ những thành quả của mình với gia đình, người thân, những chính sách đãi ngộ của ngân hàng còn hướng đến việc giúp các Techcomers tạo lập nền tảng tài chính vững vàng cho tương lai.
Tiếp tục xây dựng năng lực vượt trội cho Techcomers thông qua công tác đào tạo và phát triển, dựa trên khung đào tạo phát triển toàn diện theo chuẩn khu vực cùng với lộ trình thát triển nghề nghiệp rõ ràng cho mỗi Techcomer, nhằm xây dựng nguồn nhân lực nội bộ với năng lực vươt trội một cách bền vững, chủ động để có kế hoạch, hướng đến những lợi ích lâu dài; xây dựng môi trường làm việc tốt, nơi mà mỗi Techcomer đều có tinh thần gắn kết cao và được tạo điều kiện để phát huy năng lực một cách tối đa, đem lại thành công cho bản thân, đồng nghiệp, cho tổ chức và cảm nhận rõ ràng sự trân trọng của ngân hàng dành cho mỗi nhân viên.
Doanh nghiệp muốn định vị mình khác biệt cần phải đầu tư vào đào tạo và phát triển. Dịch vụ vượt trội chỉ có thể được tạo ra bởi những con người vượt trội.
Khởi động từ đầu năm 2014, dự án Phân nhóm và Phát triển nghề nghiệp (dự án Job Categorization hay được gọi tắt là JobCat) là một trong những dự án lớn của Techcombank với mục tiêu chuẩn hóa năng lực cho cán bộ nhân viên theo tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho từng nhóm vị trí và tăng cường hiệu quả hoạt động đào tạo, phát triển thông qua phương pháp tiếp cận toàn diện 70:20:10. Với dự án JobCat, Techcombank tự hào là ngân hàng nội địa đi đầu trong xây dựng lộ trình nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên, kết nối với hệ thống chương trình đào tạo và phát triển tổng thể cho từng phân nhóm công việc, với nội dung và phương thức đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế, hướng đến việc nâng tầm kiến thức và kỹ năng của cán bộ nhân viên người Việt đạt chuẩn khu vực.
Các “ông lớn” ngân hàng đang cố gắng cân bằng giữa cuộc sống và công việc để giữ chân người tài
|
(còn nữa)
Cao Hòa
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

Hương Tết "làng" chổi đót

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại
