Tag
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

Phóng sự 01/02/2025 08:00
aa
TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Nơi đảo tiền tiêu Lý Sơn Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

Soi sáng lòng người nơi đầu sóng

Trong hải trình đến Trường Sa lần này, chúng tôi may mắn được ghé thăm những ngôi chùa trên đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông. Không phải như công trình vật chất thông thường, những ngôi chùa ở đây chính là điểm tựa tâm linh soi sáng lòng người giữa đại dương mênh mông.

Ngôi chùa đầu tiên chúng tôi đến thăm là chùa Song Tử Tây, ở xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà. Ngôi chùa uy nghi, trầm mặc, là ngôi chùa lớn nhất trong 9 ngôi chùa tại quần đảo Trường Sa hiện nay.

chùa Song Tử Tây
Chùa Song Tử Tây uy nghi giữa biển đảo Trường Sa

Sư thầy Thích Nhuận Vạn, Trụ trì chùa Song Tử Tây chia sẻ: "Ở đây, chùa không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là ngọn đèn sáng giữa biển khơi, là điểm tựa tinh thần cho những người lính và ngư dân trên đao tiền tiêu. Mỗi ngày, chúng tôi chăm sóc từng gốc cây, ngọn cỏ trong khuôn viên chùa. Chúng tôi gìn giữ không chỉ niềm tin mà còn là tình yêu với biển cả, với đất nước. Dưới mái chùa này, dù cách xa đất liền nhưng lòng người vẫn luôn ấm áp, yên bình. Đây là nơi kết nối tâm linh, mang lại hi vọng, tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên đảo".

Sự hiện hữu của ngôi chùa như một chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bà con nơi biển, đảo xa xôi và có ý nghĩa thiêng liêng với mỗi người sinh sống, đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ. Mọi người đến chùa cũng là hướng về cội nguồn dân tộc, hướng về đất liền, cầu mong sóng yên, biển lặng, may mắn, an lành...

Chùa là một trong những điểm đến viếng thăm của những người dân từ đất liền ra thăm đảo
Chùa không chỉ là nơi các cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên đảo đến lễ Phật mà còn là điểm đến viếng thăm của những người dân từ đất liền ra thăm đảo

Là người dân ở đảo Song Tử Tây, chị Nguyễn Thị Lơ rất năng đến chùa. Thường xuyên rằm, mùng một, ngày lễ, Tết, chị cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân trên đảo đều tới sum họp bên cảnh chùa, cùng với sư thầy làm công tác Phật sự, giúp ngôi chùa trang nghiêm, thanh tịnh.

Chị Lơ chia sẻ: “Là cư dân của đảo, đã thành thói quen tôi luôn đợi tiếng chuông chùa ngân lên mỗi buổi sáng như lời chào ngày mới. Đến đây không những giúp tôi cảm thấy lòng mình được an yên hơn mà còn cảm nhận được sự hiện diện của quê hương trong từng tiếng chuông chùa vang vọng. Tiếng chuông giúp tôi vơi đi nỗi nhớ nhà và cảm thấy mình được tiếp thêm niềm tin trong cuộc sống”.

Ông Nguyễn Thiên An, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Song Tử Tây, huyện Trường Sa cho biết: “Tôi tuyên truyền vận động Nhân dân hàng tháng vào các ngày rằm, mùng một nên hỗ trợ sư thầy quét dọn vệ sinh chùa; phục vụ các đoàn dân chính Đảng ra thăm. Khi sư thầy Thích Nhuận Vạn mới tới đảo cũng nhiều bỡ ngỡ, chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ, vận động bà con Nhân dân giúp đỡ thầy ổn định cuộc sống sinh hoạt và làm nhiệm vụ nơi đảo tiền tiêu”.

Chùa Sinh Tồn
Chùa Sinh Tồn, tại xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà

Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm

Tại xã Sinh Tồn, ngôi chùa nằm sát cạnh khu dân cư. Cũng giống như các chùa ở quần đảo Trường Sa, chùa Sinh Tồn được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, với tam quan, sân chùa, gác chuông, nhà chính điện, nhà tiền đường mái nghiêng, lợp ngói.

Đặc biệt, toàn bộ văn bia, hoành phi, các bức đại tự, câu đối trong các chùa ở đây đều được sử dụng chữ tiếng Việt, như một sự khẳng định tinh thần tự tôn dân tộc, khẳng định chủ quyền và văn hóa Việt Nam. Đây không chỉ là địa điểm thực hành tín ngưỡng của cư dân huyện đảo và ngư dân, mà còn góp phần khẳng định đời sống tâm linh phong phú của người Việt trong suốt nhiều thế kỷ vươn khơi, bám biển.

Trong khuôn viên chùa, nổi bật giữa mái ngói cong đỏ tươi là màu xanh mát của những cây phong ba - loại cây đặc trưng của Trường Sa vẫn hiên ngang, vươn mình mạnh mẽ trước sóng gió khắc nghiệt.

Sư thầy Thích Quy Thái, Trụ trì chùa Sinh Tồn cho biết: Chùa có nhà bia tưởng niệm 64 anh hùng liệt sĩ hi sinh tại đảo Gạc Ma năm 1988.

Vào ngày 14/3 hằng năm, nhà chùa cùng cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân tổ chức lễ tri ân các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; từ đó, củng cố thêm lòng quyết tâm, ý chí bền bỉ, kiên cường cho quân và dân trên đảo tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ở đảo Sinh Tồn Đông, chùa Sinh Tồn Đông cũng là "cột mốc tâm linh", điểm tựa vững chắc cho quân và dân trên đảo, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam.

Ngôi chùa ở đây có sự khác biệt là hoa văn, họa tiết trang trí mái chùa không giống với các biểu tượng long, ly, quy, phụng như những ngôi chùa truyền thống mà cong vút biểu tượng cho hình sóng biển in trên nền trời xanh thẳm, mang đậm dấu ấn đặc trưng của ngôi chùa giữa đại dương. Ở cổng tam quan chùa Sinh Tồn Đông có hai chữ “Từ bi” - “Hùng lực” thể hiện tinh thần độc lập, tự cường, hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Sinh Tồn Đông
Chùa Sinh Tồn Đông khang trang, đẹp đẽ, thanh tịnh nơi tiền tiêu
Các cán bộ, chiến sĩ đến chùa dâng hương, lễ phật
Các cán bộ, chiến sĩ ở đảo đến chùa dâng hương lễ Phật

Thầy Trúc Thành, Trụ trì chùa Sinh Tồn Đông cho biết, với tấm lòng của phật tử cả nước, năm 2021, chùa đã được hoàn thiện, khang trang, to đẹp như hiện nay. Đặc biệt, mỗi viên gạch, viên ngói để xây chùa đều được khắc biểu tượng Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đối với người dân Việt Nam, đi chùa lễ Phật, đã trở thành một nét văn hóa tốt đẹp. Với những cán bộ, chiến sĩ, người dân đang sống trên các đảo tại Trường Sa, những ngôi chùa còn khẳng định sự tiếp nối truyền thống văn hóa của dân tộc nơi đầu sóng ngọn gió. Cùng với đó, mỗi năm có hàng chục chuyến tàu chở bà con từ đất liền ra thăm cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân ở đảo, trong đó, chùa cũng là điểm đến tâm linh của các đoàn khách.

Chùa là điểm tựa tâm linh của những người sinh sống trên đảo
Chùa là điểm tựa tâm linh của những người sinh sống trên đảo tiền tiêu

Những ngôi chùa ở đây chính là những “cột mốc tâm linh”, điểm tựa tinh thần cho quân và dân vươn khơi, bám biển. Tình yêu, trách nhiệm canh giữ biển trời Tổ quốc của họ vốn đã mạnh mẽ, nay lại càng bền chặt hơn khi có sự hiện diện của những mái chùa Việt.

Chị Mai Thị Úc Lan (người dân sinh sống tại xã đảo Sinh Tồn) bày tỏ: Giữa hải đảo xa xôi, ngôi chùa đã trở thành điểm tựa tinh thần cho người dân; đồng thời, mang lại sự bình an cho mọi người. Nhờ vậy, người dân trên đảo bớt đi những lo lắng khi xa đất liền và yên tâm gắn bó, đoàn kết với chiến sĩ Hải quân, để cùng nhau xây dựng cuộc sống, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Đọc thêm

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Xem thêm