Tag

Bài 58: Mượn Tết để chặt chém

Văn hóa 11/02/2017 12:03
aa
TTTĐ - Đã thành lệ, vào dịp Tết là các cửa hàng ăn uống hoặc dịch vụ lại mặc sức tăng giá! Đây là hành động kinh doanh xấu mang tính chộp giật, cơ hội, cần phải loại bỏ.

Bài 58: Mượn Tết để chặt chém

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
* Bài 50: Vui buồn ở phố đi bộ
* Bài 51: Hà Nội ngày ấy - bây giờ
* Bài 52: Áo dài khoe sắc gọi xuân về
* Bài 53: Phố cổ, nghề xưa
* Bài 54: Xấu đẹp không chỉ ở bộ quần áo
* Bài 55: Chuyện biếu quà Tết
* Bài 56: Lễ chùa đầu năm – Nét đẹp văn hóa
* Bài 57: Khi lòng tham làm lu mờ cả nhân cách…


Phí trông xe tăng hơn 10 lần so với ngày thường

Chị Lê Tú (Hà Đông, Hà Nội) đi du xuân trên hồ Hoàn Kiếm cảm thấy bức xúc khi dừng ở vệ đường gửi xe. .


“Tôi vừa dừng, nghe giá vé gửi xe mà muốn té xỉu. 50.000 đồng/xe máy, cao chưa từng thấy. Không lẽ, lên hồ Hoàn Kiếm du xuân, vào đền Ngọc Sơn lại cứ chạy xe máy lòng vòng. Thôi đành ngậm ngùi gửi xe để cho con đi dạo và chụp mấy kiểu ảnh” – chị Tú nói.


Bài 58: Mượn Tết để chặt chém

Mặc dù giá vé gửi xe đắt đỏ, nhưng hầu hết khách vẫn phải gửi vì không còn sự lựa chọn nào...



Khi ý kiến về giá tiền gửi xe cao, một chủ trông xe lí giải: “Giá ngày Tết chỗ nào cũng đắt. Các bác được du xuân còn bọn em phải ngồi đây trông xe hầu hạ cũng coi như bồi dưỡng thêm chút ít thôi mà”.

Cái gọi là "chút ít" đó cụ thể như sau: Giá gửi một chiếc xe ga như LX hay Attila, Lead là 50.000 đồng, xe số là 30.000 đồng (gấp 10-15 lần so với ngày thường). Ô tô loại 4 chỗ là 100.000 đồng/xe, ô tô 7 chỗ là 150.000 đồng/xe. Đây là giá tiền trông xe tại một số điểm thuộc đường Lý Thái Tổ vào chiều 31/1 và sáng 1/2.

Theo quan sát của phóng viên, trên tuyến đường này vào mấy ngày đầu năm lúc nào cũng chật cứng người đi bộ. Dọc các tuyến đường xung quanh tượng đài Lý Thái Tổ có 4-5 điểm gửi xe với giá cao ngất ngưởng.

Phủ Tây Hồ (Quảng An) có bãi gửi xe miễn phí. Tuy nhiên, theo một số khách vào Phủ thì bãi gửi xe quá đông nên đã chọn cách gửi ở các điểm trông xe tự phát của nhà dân, khoảng 20.000-30.000 đồng/xe máy.

Quán ăn cũng mặc sức "hò hét"


Hầu hết các cửa hàng ăn uống phục vụ trong dịp Tết ở Hà Nội đều tăng giá, có loại đồ ăn tăng 100%. Với người Hà Nội, tất cả những nỗi khổ bị chặt chém ngày Tết không trở thành nỗi bức xúc lớn bởi mọi người đã quá quen với điều đó.

Bài 58: Mượn Tết để chặt chém

Một cửa hàng ăn uống trên phố Đinh Liệt (Hà Nội) niêm yết giá mới trong những ngày Tết.


Những ngày Tết chán ngán với giò, gà luộc, bánh chưng, các món xào... nên các món đặc sản như bún ốc, bún riêu ăn kèm rau sống được dịp lên ngôi. Từ mùng 2 đến khoảng mùng 10 Tết, ở bất cứ con đường hay tuyến phố nào cũng có thể bắt gặp những hàng bún ốc, bún riêu bắt mắt với mùi thơm của dấm bỗng mời gọi. Trong số đó, có ít hàng bún riêu, bún ốc bán lâu năm, đa phần là một vài gia đình nắm bắt cơ hội cũng nhảy ra kinh doanh. Chưa nói tới chất lượng bát bún thế nào, chỉ riêng về giá tiền cũng đủ khiến du khách phải ngán ngẩm.

Sau khi hào hứng vào thưởng thức một bát bún ốc Hồ Tây thì khi đứng dậy trả tiền đã ngã ngửa bởi chủ quán thản nhiên “quát”: Mỗi bát 100.000 đồng! Một bát bún ốc thường ngày bán ở một khu chợ của Hà Nội cao lắm cũng chỉ có giá 20.000 đồng, nếu có thêm một hai miếng giò thì 25.000 đồng. Vẫn là bát bún ốc, bún riêu đó bán trên vỉa hè Hà Nội những ngày Tết giá “rẻ” cũng phải 50.000 đồng.

Một cửa hàng bún ốc ở Hòe Nhai, con phố bán bún ốc khá nổi tiếng ở Hà Nội, thường có động tác “nói cho rõ” về mức giá bán ngày Tết bằng một thông báo dán ngay trên tường: “Để ngày tết phục vụ chu đáo, nhà hàng bán đồng loạt 1 loại giá thập cẩm 70.000 đồng/bát”.

Khi hỏi nhà hàng ngày về mức giá đắt gấp đôi ngày thường, bà chủ giải thích: “Giá đó là mềm lắm rồi vì ngày Tết chúng tôi phải trả lương nhân viên gấp đôi, thậm chí gấp 3; giá các nguyên liệu đầu vào cũng đắt hơn mà thậm chí đắt hơn cũng không có mà mua”.

Văn hóa phục vụ, nhất là liên quan đến dịch vụ ăn uống của Hà Nội vẫn luôn bị phàn nàn. Vào dịp Tết, “đặc sản” phục vụ kiểu Hà Nội với phong cách mậu dịch, ban phát còn rơi rớt càng có dịp phát huy.

Taxi "chảnh"

Đi chúc Tết bằng xe taxi thì rất tiện lợi. Vừa không phải trông xe, không phải đi gửi ở xa xôi, vừa đi tập trung, không còn lo bị lạc nhau. Cũng chính vì nhiều người có suy nghĩ này nên đã đẩy tình trạng khan hiếm xe taxi mặc dù cả thành phố có đến hơn 2 vạn chiếc xe lớn nhỏ. Nhiều khách hàng ở Hà Nội phản ánh rất khó gọi taxi, kể cả taxi truyền thống lẫn Uber hay Grab trong những ngày Tết. Lí do chính là từ ngày 27 Tết, phần lớn tài xế đều ưu tiên cho các cuốc chở liên tỉnh, đưa khách về quê xa thay vì kiếm khách trong nội đô.

Chị Minh Thư (Nguyễn Chí Thanh) và một vài người bạn sau khi vẫy taxi truyền thống lẫn gọi qua ứng dụng đặt xe đều bị từ chối đã phải bấm bụng đi bộ hơn 2 cây số. "Ít xe nên mãi mới vẫy được một chiếc, khi mình nói địa chỉ thì lại bị tài xế lắc đầu. Họ chỉ đồng ý chở quãng đường từ 5 - 7km trở lên", chị Thư bực tức nói.

Trong khi đó, đặt xe qua ứng dụng Uber và Grab trong nội thành mấy ngày Tết cũng không còn được rẻ như trước do lượng xe ít hơn, giá thường gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường.


Tương tự, anh Lê Tùng (Thanh Xuân) gọi xe đi từ quận Thanh Xuân về huyện Chương Mỹ bị tính tới 600.000 đồng (đắt gấp đôi nếu đi taxi truyền thống). "Tuy nhiên, gọi xe truyền thống cũng chẳng dễ những ngày này nên nhà có con nhỏ và cũng đang cần đi nhanh nên mình đành lên xe đi cho được việc dù rất tiếc tiền", anh Tùng kể.

Ở thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), chỉ là thành phố cấp hai nhưng người bán hàng, lái xe taxi, dịch vụ giải trí... rất có ý thức trong việc gìn giữ văn hóa. Các mức giá ăn uống, dịch vụ bình dân nếu so với cùng loại hình ở Việt Nam còn có phần rẻ hơn, ngon hơn, tốt hơn. Họ hiểu rằng, việc xây dựng hình ảnh thân thiện để thu hút du khách phải bắt đầu từ những hành động nhỏ. Trong khi đó, lối tư duy khôn lỏi và chộp giật của những con người hết sức thiển cận như những ví dụ kể trên đang tự làm hại chính mình...

(còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Triển lãm ảnh “Hào hùng Điện Biên" Điện ảnh - Âm nhạc

Triển lãm ảnh “Hào hùng Điện Biên"

TTTĐ - Hòa chung trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), từ ngày 2/5 đến hết m 7/5, tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã, UBND phường Trúc Bạch tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hào hùng Điện Biên”.
Những thước phim chân thực, xúc động về Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Những thước phim chân thực, xúc động về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Từ ngày 3 - 5/5 Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ chiếu miễn phí 6 bộ phim tài liệu về chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là những tác phẩm được thực hiện trong những năm tháng của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp cho đến nay.
NTK Châu Loan cùng áo dài "Niên hoa" đến Thái Lan Văn hóa

NTK Châu Loan cùng áo dài "Niên hoa" đến Thái Lan

TTTĐ - Đến với Tuần lễ thời trang trẻ em Bangkok (Thái Lan) - BangKok Kid International Fashion Week (BKIFW) 2024, Nhà thiết kế (NTK) Châu Loan đã mang theo bộ sưu tập (BST) áo dài "Niên hoa" gồm 20 mẫu thiết kế nghệ thuật đính kết vẽ tay tỉ mỉ.
Những tác phẩm nghệ thuật với chất liệu nhân văn của lịch sử Điện ảnh - Âm nhạc

Những tác phẩm nghệ thuật với chất liệu nhân văn của lịch sử

TTTĐ - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam cho ra đời 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên". Những tác phẩm nghệ thuật này được tạo nên bởi chất liệu giàu ý nghĩa nhân văn của lịch sử và khơi gợi lòng tự hào, biết ơn sâu sắc với những mầm non của đất nước.
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà quyến rũ trong khoảnh khắc kết thúc nhiệm kỳ Giải trí

Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà quyến rũ trong khoảnh khắc kết thúc nhiệm kỳ

TTTĐ - Tối 28/4 (giờ Ai Cập), chung kết Hoa hậu Môi trường Thế giới - Miss Eco International 2024 diễn ra tại Ai Cập thu hút sự quan tâm của người hâm mộ nhan sắc. Trong vai trò Hoa hậu đương nhiệm, đồng thời cũng là ban giám khảo của cuộc thi, Nguyễn Thanh Hà đã có mặt từ trước để đồng hành, đánh giá thí sinh để tìm ra cô gái xứng đáng cho chiếc vương miện.
Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản Giải trí

Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản

TTTĐ - Đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” là sự kiện chính nằm trong Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng năm 2024. Đây là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phòng Hải Phòng.
Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử Văn học

Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử

TTTĐ - Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng hình thức và thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Bella Vũ khoe tài đàn hát trong buổi hoà nhạc riêng Giải trí

Bella Vũ khoe tài đàn hát trong buổi hoà nhạc riêng

TTTĐ - Ngày 27/4, Bella Vũ đã trình diễn đêm nhạc đặc biệt “Bella Vu - Steinway Piano Recital” tại TP Hồ Chí Minh.
Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú Văn học

Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú

TTTĐ - Kỉ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc cùng tên của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904 - 1931).
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GRDP Văn hóa

Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GRDP

TTTĐ - Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố.
Xem thêm