Tag

Bài 62: Nâng cao kỹ năng, biến thách thức thành cơ hội

Nhịp sống trẻ 03/08/2017 12:23
aa
TTTĐ.VN - Trong bối cảnh hội nhập, nhất là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ có hiệu lực từ 2018, đem lại cho Việt Nam những cơ hội lớn để phát triển và đạt tới sự thịnh vượng, cũng như cơ hội chuyển dịch sang một nền kinh tế có năng suất cao dựa trên kỹ năng và sự đổi mới. Làm thế nào để biến những thách thức đó trở thành cơ hội, mang lại cho người lao động Việt Nam, nhất là lao động trẻ có những vị trí việc làm với thu nhập cao là trăn trở của toàn xã hội…

Bài 62: Nâng cao kỹ năng, biến thách thức thành cơ hội

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 61: Vững vàng hội nhập


Nâng cao kỹ năng lao động

Hiện thị trường lao động Việt Nam đang được các nhà đầu tư, tuyển dụng đánh giá cao khi dân số Việt Nam đang ở thế “cơ cấu dân số vàng” (tức người trong độ tuổi lao động nhiều gấp đôi người ngoài độ tuổi lao động). Khi TPP có hiệu lực, việc tự do hóa thương mại và đầu tư cũng dẫn đến tăng nhu cầu lao động, mức linh hoạt của thị trường lao động sẽ tăng lên và từ đó dẫn đến việc nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực lao động.


Bài 62: Nâng cao kỹ năng, biến thách thức thành cơ hội
Lao động làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội. Ảnh: Vương Đức

Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng thì phát triển thị trường lao động được coi là một yêu cầu bức thiết. Chất lượng giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa để phát triển nguồn nhân lực. Yêu cầu cấp thiết hiện nay của Việt Nam là cải cách, tăng đầu tư phát triển giáo dục đại học và đào tạo nghề, đồng thời gắn kết giữa đào tạo của nhà trường với nhu cầu của thị trường… Điểm yếu của lao động Việt Nam là thiếu kỹ năng mềm như cách làm việc nhóm, giao tiếp, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng tuân thủ quy trình lao động...

Để phù hợp với hoàn cảnh hội nhập, người lao động cần ý thức phải luôn luôn học hỏi, cập nhật kỹ năng mới. Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, hàng năm, 20% ngân sách được chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, người có trình độ đại học thất nghiệp nhiều do những kiến thức học được trong nhà trường không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Bản thân từng cơ sở đào tạo cũng khó có khả năng nắm bắt được nhu cầu của thị trường.

Hiện nay, số học sinh, sinh viên thi vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp gấp 3 lần số lượng vào học các trường nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu thì khó có thể là điểm đến hấp dẫn.

Nếu so sánh thành tựu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, có thể nói rằng năng suất là điểm tối trong bức tranh về phát triển kinh tế xã hội.

Theo đại diện Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam, nếu người lao động không có nỗ lực thì những giải pháp về đầu tư trang thiết bị hiện đại hay tăng cường đào tạo cũng không phát huy hết hiệu quả như mong muốn. Do vậy, Nhà nước và doanh nghiệp đều phải tạo được môi trường thúc đẩy người lao động chủ động và nỗ lực thì mới có thể khai thác được lợi thế của Việt Nam trong việc nâng cao năng suất cũng như thúc đẩy kinh tế tại thời điểm hiện nay cũng như trong giai đoạn sắp tới.

Trước ngưỡng cửa hội nhập, muốn phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của thị trường lao động trong nước, Việt Nam cần phải có những đánh giá xác thực về chất lượng nguồn nhân lực để tìm ra giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng lao động, cải thiện các điều kiện lao động trong nước để đáp ứng các yêu cầu theo cam kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC); cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo đội ngũ lao động chuyên môn có tay nghề cao, thực hiện tái cấu trúc lại một số ngành theo hướng hiện đại bằng cách ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất lao động, từng bước vươn lên thế chủ động trong lĩnh vực lao động - việc làm trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Cạnh tranh quyết liệt ngay trong khu vực ASEAN

Chất lượng nguồn nhân lực thấp, ứng với trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu nguồn nhân lực có tay nghề cao, trong khi cơ hội việc làm khi gia nhập ASEAN chỉ đến với những lao động có kỹ năng và tay nghề. Do vậy, những lao động giản đơn không thể tiếp cận việc làm. Ngoài ra, khi tham gia hội nhập, ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp giỏi, người lao động còn cần có ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác để có cơ hội tham gia làm việc tại các quốc gia thuộc Cộng đồng ASEAN. Nếu người lao động Việt Nam không ý thức được điều này thì sẽ thua ngay trên “sân nhà," bởi khó cạnh tranh về trình độ tay nghề, chuyên môn với nhiều quốc gia trong ASEAN. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, người lao động phải học hỏi, cập nhật kỹ năng mới.

Cộng đồng ASEAN được hình thành sẽ tạo áp lực lớn cho thị trường lao động Việt Nam như vấn đề quản lý lao động nước ngoài, vấn đề tiếp cận với thông tin thị trường lao động nước ngoài do hạn chế tiếng Anh. Việt Nam sẽ tiếp nhận nhiều lao động chất lượng cao từ các nước bạn tới làm việc, trong khi đó trình độ lao động Việt Nam thấp, làm việc chủ yếu ở khu vực phi chính thức, với gần một nửa số lao động Việt Nam đang làm việc trong ngành nông nghiệp, lĩnh vực có năng suất lao động, thu nhập ở mức thấp so với nhiều nền kinh tế khác trong ASEAN. Điều đó cho thấy cạnh tranh trực tiếp giữa lao động Việt Nam và lao động các nước sẽ diễn ra rất quyết liệt.

Ngoài ra hệ thống thông tin của thị trường lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém và hạn chế như bị chia cắt giữa các vùng, miền; khả năng bao quát, thu nhập và cung ứng thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu các đối tác trên thị trường lao động, đặc biệt là người sử dụng lao động và người lao động. Hệ thống chỉ tiêu về thị trường lao động tuy đã ban hành nhưng chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế. Vì vậy, chưa đánh giá được hiện trạng của cung-cầu lao động, các “nút thắt” về nhu cầu nhân lực trong nước. Ngoài ra, còn thiếu mô hình dự báo thị trường lao động tin cậy và nhất quán, thiếu đội ngũ cán bộ, chuyên gia làm công tác thống kê, phân tích, dự báo.

Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng tăng khả năng thực hành và các kỹ năng nghề nghiệp cho người học, ưu tiên đào tạo nghề và định hướng nghề nghiệp, tăng cường khả năng sử dụng kỹ năng mềm như giao tiếp, ngoại ngữ, lập kế hoạch. Từng chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương, vùng, ngành phải thực sự coi đầu tư đào tạo nghề nghiệp là đầu tư cho phát triển, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo đặc biệt trong nội khối ASEAN.

Đối với việc tăng cường quản lý lao động sau năm 2015, cần xuất phát từ quan điểm bảo vệ vị trí việc làm trong nước đối với các công việc mà lao động Việt Nam có thể đáp ứng được và chỉ tuyển lao động nước ngoài đối với vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Bên cạnh đó, chúng ta cần xây dựng nhiều văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn việc dịch chuyển lao động giữa các quốc gia; nghiên cứu và xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật thống nhất để điều chỉnh các đối tượng thay vì hướng dẫn từng trường hợp riêng biệt.

Ngoài ra, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động sẽ giúp các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng nhu cầu về kỹ năng hiện tại và tương lai của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế. Mở rộng bao phủ các chương trình bảo hiểm thất nghiệp quốc gia, việc hội nhập sẽ góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra nhu cầu mới cho một số ngành nghề trong khi giảm nhu cầu đối với một số ngành nghề khác. Trong khối ASEAN cần tăng cường hợp tác về các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với lao động di cư thông qua các thỏa thuận công nhận tham gia và hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giữa các quốc gia ASEAN.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ Camera 360 trẻ

3.000 suất quà Trung thu tặng trẻ em quận Tây Hồ

TTTĐ - Trong dịp Trung thu năm nay, Thành đoàn – Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, Quận đoàn – Hội đồng Đội quận Tây Hồ và Công ty Cổ phần Phúc Long Heritage dành 3.000 suất quà, trị giá hơn 360 triệu đồng tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trên địa bàn quận Tây Hồ.
Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão Nhịp sống trẻ

Phố Hàng Mã vắng vẻ hơn sau bão

TTTĐ - Theo nhiều tiểu thương, sau cơn bão số 3, cùng với thời tiết thất thường, phố Hàng Mã không đông như mọi năm, lượng bán hàng cũng ít hơn.
Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn Camera 360 trẻ

Mọi nỗ lực không bao giờ là muộn

TTTĐ - 8 năm sau ngày tốt nghiệp Phổ thông trung học (PTTH), Ngô Minh Thành (sinh năm 1992) lại quyết tâm một lần nữa chinh phục Đại học Y Hà Nội. Từ đó, một “câu chuyện cổ tích” giữa thời hiện đại đã được viết ra khiến nhiều người khâm phục…
Trung thu ấm áp... Bản tin công tác Đội

Trung thu ấm áp...

TTTĐ - Những món quà được các anh chị đoàn viên, thanh niên trao tặng đã giúp các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng ngập lụt có mùa Trung thu ấm áp hơn.
1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận Tuổi trẻ học và làm theo Bác

1.000 người được khám, tầm soát bệnh lý tim mạch và thận

TTTĐ - Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam, Bệnh viện Thống Nhất và Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam vừa tổ chức chương trình "CAREME – Yêu lấy mình - Khám sàng lọc bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn, thận chuyển hóa tại cộng đồng" với sự tham gia của hơn 1.000 người dân trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bí thư Trung ương Đoàn động viên, trao hỗ trợ người dân vùng lũ Bắc Kạn

TTTĐ - Sáng 16/9, đồng chí Nguyễn Phạm Duy Trang - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng đoàn công tác đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ bà con, thanh thiếu nhi vùng thiệt hại nặng nề do mưa lũ sau bão số 3 tại tỉnh Bắc Kạn.
Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu Nhịp sống trẻ

Thành đoàn Hà Nội: Chăm lo cho thiếu nhi dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Để kịp thời động viên bà con Nhân dân, thiếu nhi trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đón Tết Trung thu ấm áp, vui tươi, chiều ngày 16/9, tại điểm trường Tiểu học Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Thành đoàn – Hội đồng Đội Thành phố Hà Nội, tổ chức Chương trình thăm, tặng quà cho thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024.
Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Bản lĩnh trong thế giới phẳng

Mô hình tốt, bài học hay bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

TTTĐ - Nhiều mô hình hay, bài học kinh nghiệm sâu sắc được các đại biểu chia sẻ tại Hội thảo khoa học quốc gia “Hệ thống báo Đảng với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch”. Hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Áo xanh tình nguyện xuống đồng gặt lúa chạy lũ giúp dân

TTTĐ - Cánh đồng lúa tại các thôn của xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sắp thu hoạch bị chìm trong biển nước. Để người dân không bị mất trắng, thanh niên tình nguyện quyết định xuống đồng gặt lúa sớm chạy lũ giúp dân.
Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Trao yêu thương đến các em nhỏ bị bệnh tim

TTTĐ - Cảm thông sâu sắc với những em bé ngay từ khi chào đời đã bị bệnh tim, không thể vui chơi bình thường như các bạn, em Đỗ Nhật Quang (học sinh lớp 12D11, Trường THPT Việt Đức) đã tổ chức một dự án từ thiện nhỏ nhằm chia sẻ, động viên các em mắc bệnh tim bẩm sinh đang điều trị tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Xem thêm