Tag

Bài 81: "Công xưởng" thứ hai hay "bàn đạp"?

Nhịp sống trẻ 19/09/2017 17:00
aa
TTTĐ.VN - Ngành công nghiệp điện tử đang có bước phát triển vượt bậc khi xuất khẩu sang hơn 100 thị trường, trong đó có các thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… Trong bối cảnh hội nhập, các bạn trẻ làm việc trong lĩnh vực này cần phải thay đổi để có thể cạnh tranh, hợp tác bình đẳng với giới lao động trẻ trong khu vực; từ đó nắm bắt hội trở thành “công xưởng” thứ hai của thế giới, nếu không phải chấp nhận làm "bàn đạp" cho doanh nghiệp nước bạn?

Bài 81:

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 80: Ứng dụng công nghệ tự động hóa là điều kiện bắt buộc


Biểu tượng của hội nhập

Hội nhập sâu rộng TPP và FTA đã mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, điện tử… Trong đó, ngành công nghiệp điện tử là biểu tượng cho hội nhập của Việt Nam, đóng góp nhiều cho xuất khẩu, ghi tên vào bản đồ các nước xuất khẩu mặt hàng điện tử trên thế giới.

Theo ông Suttisak, Phó giám đốc điều hành công ty Reed Tradex thì ngành công nghiệp điện tử là một trong những ngành đạt hiệu suất nổi bật nhất tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Các tập đoàn điện tử khổng lồ như Intel, Panasonic, Microsoft, Samsung đã thành lập chi nhánh hoặc mở nhà máy tại Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp địa phương vẫn tiếp tục đảm bảo các đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên, trong thời kì công nghệ và sự kết nối phát triển theo hướng công nghiệp 4.0, các ngành công nghiệp khác nhau cần phải xây dựng hướng phát triển mới và liên kết với nhau tạo ra chuỗi kinh doanh mới, tạo thuận lợi cho tất cả các bên.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành “công xưởng” thứ hai của thế giới, khi một loạt tập đoàn điện tử, viễn thông lớn tuyên bố rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, chuyển sang khu vực Đông Nam Á. Sự quan tâm và tăng cường đầu tư của ba quốc gia hàng đầu về công nghệ thông tin là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tạo đà, kéo theo nhiều nhà đầu tư khác tham gia vào công cuộc phát triển của Việt Nam. Đây chính là cơ hội cho các bạn trẻ Việt.

Bài 81:
Chị Đỗ Thị Thu Hương – Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam

Chị Đỗ Thị Thu Hương – Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam cho rằng: “Năm 2016, Ngân hàng thế giới đã đánh giá Việt Nam là công trường của ngành chế biến, chế tạo thế kỉ 21. Các ông lớn như Samsung, Intel… đổ bộ vào Việt Nam rất cần lực lượng lao động trẻ và các doanh nghiệp làm phụ trợ cho họ. Đây là điều đáng mừng với các doanh nghiệp điện tử Việt Nam và là cơ hội cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, hội nhập là sân chơi mang tính quốc tế ngay tại sân nhà nên yếu tố cạnh tranh rất lớn. Vậy nên, không chuẩn bị tâm thế, nhân lực, vật lực các bạn sẽ bị thua ngay trên sân nhà”.

Mạnh dạn, chủ động trong mọi tình huống

Tuy có nhiều cơ hội phát triển nhưng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn là ngành công nghiệp non trẻ. Hàng điện tử bao gồm các linh kiện điện tử và phụ tùng liên quan chỉ chiếm khoảng 3% sản phẩm điện tử và tin học. Sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài về kỹ thuật là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam. Nguồn nhân lực có khả năng thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ vẫn là rào cản khó vượt qua. Khu vực tư nhân trong nước còn yếu, đầu tư nghiên cứu phát triển không đáng kể.

Đại diện Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cũng nhìn nhận, trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, các doanh nghiệp nội địa hiện đã đáp ứng 30% - 35% nhu cầu linh kiện đối với điện tử gia dụng. Tuy nhiên, sản phẩm cung ứng cho điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dùng cho công nghệ cao chỉ đạt 5%. Còn theo Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ (SIDEC) thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công thương, tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử nội địa hiện chỉ đạt 12%, còn lại 88% nhập từ nước ngoài, từ nhập linh kiện điện tử cao cấp đến linh kiện cơ khí, nhựa, cao su.

Theo chị Đỗ Thị Thu Hương, trong một vài năm trở lại đây, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp điện tử tại Việt Nam tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, để cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì cần phải thay đổi. Đồng thời, doanh nghiệp bắt buộc phải nâng cao năng suất chất lượng. “Cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp điện tử. Với bối cảnh hội nhập sâu rộng, các công ty nổi tiếng quốc tế đã và đang đổ bộ vào thị trường Việt Nam, việc nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điện tử đang là vấn đề nóng của các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách. Đứng trước bối cảnh đó, các doanh nghiệp nội buộc phải tìm mọi cách cải tiến nâng cao năng suất chất lượng mới có thể cạnh tranh nổi”, chị Hương nhấn mạnh.

Để năng cao năng suất chất lượng, tiến sâu vào quá trình hội nhập, anh Lê Minh Tâm, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo nghiệp vụ, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho rằng, có nhiều hệ thống công cụ cải tiến năng suất chất lượng cho các doanh nghiệp. Lựa chọn áp dụng một hệ thống công cụ nào đó cho doanh nghiệp là quyết định chiến lược. Hệ thống quản lý theo các tiêu chuẩn là chuẩn mực quốc tế, hướng đến sự ổn định của chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo niềm tin cho khách hàng. Có rất nhiều hệ thống quản trị nhưng các doanh nghiệp có thể tham khảo hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Có các hệ thống quản lý này, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đánh giá doanh nghiệp nội cao hơn khi hợp tác.

Bên cạnh đó, để hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu và đuổi kịp các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và khai thác tài nguyên thiên nhiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh trong các hàng hóa và dịch vụ dựa trên hàm lượng tri thức và có giá trị gia tăng cao hơn. Khả năng cạnh tranh phải dựa trên sự đổi mới không chỉ ở khía cạnh công nghệ mà còn bao gồm những cải tiến đối với quy trình sản xuất và sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp, hệ thống giáo dục, các thể chế thân thiện với thị trường và khả năng quản lý đúng đắn nền kinh tế vĩ mô.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI nhận định, công nghệ điện tử Việt Nam chưa thoát khỏi công nghệ lắp ráp. Do đó, cần tạo đột phá trong tái cấu trúc nền kinh tế, bắt đầu từ đột phá trong ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục dạy nghề. Thêm vào đó, tập trung phát triển mạnh mẽ đội ngũ lao động trẻ và các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, để tăng giá trị, tạo việc làm bền vững cho người lao động cần có chiến lược nâng cao chất lượng bền vững để cạnh tranh với lao động giá rẻ các nước và cạnh tranh với robot.

Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhấn mạnh: “Chuẩn bị cho chiến lược hội nhập và toàn cầu hóa, không còn con đường nào khác, người Việt trẻ cần phải thay đổi, để có thể cạnh tranh, hợp tác bình đẳng với người trẻ trong khu vực, nhất là khi họ gia nhập vào thị trường lao động toàn cầu. Với doanh nghiệp, không ngừng đổi mới và sáng tạo, quan sát thế mạnh của doanh nghiệp “đối thủ” để từ đó hoạch định chiến lược cho riêng mình”.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Sẵn sàng cho công tác tổ chức đồng loạt Đại hội cấp xã Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sẵn sàng cho công tác tổ chức đồng loạt Đại hội cấp xã

TTTĐ - Ngay sau khi được sự đồng ý chủ trương của Thường trực Thành ủy Hà Nội về việc tổ chức Ngày hội Thanh niên Thủ đô và tổ chức đồng loạt Đại hội đại biểu Hội LHTN (LHTN) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 – 2029, Ủy ban Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội đã chủ động tổ chức, triển khai các phần việc, để triển khai ngày hội thành công.
Kinh nghiệm quản trị đại học và công bố bài báo quốc tế Camera 360 trẻ

Kinh nghiệm quản trị đại học và công bố bài báo quốc tế

TTTĐ - Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Y dược Cần Thơ vừa tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quản trị đại học trong cơ chế tự chủ và kinh nghiệm công bố bài báo quốc tế, nâng cao chất lượng tạp chí khoa học.
Liên hoan chiến sĩ sĩ nhỏ Điện Biên quận Hoàn Kiếm Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Liên hoan chiến sĩ sĩ nhỏ Điện Biên quận Hoàn Kiếm

TTTĐ - Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt đối với thiếu nhi Thủ đô khi cùng thiếu nhi cả nước thi đua học tập, rèn luyện lập thành tích và hướng tới các ngày lễ, sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước như: kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 55 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Xốc lại tinh thần làm việc để “chữa nghèo” Camera 360 trẻ

Xốc lại tinh thần làm việc để “chữa nghèo”

TTTĐ - Hết kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, phải quay về với công việc, học tập, thích nghi lại với thói quen sinh hoạt thường ngày, nhiều bạn trẻ cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Tuy nhiên, không ít người cũng nhanh chóng xốc lại tinh thần làm việc để “chữa nghèo” sau thời gian dùng tiền đi “chữa lành”.
Công chức trẻ tận tâm, giàu sáng kiến Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Công chức trẻ tận tâm, giàu sáng kiến

TTTĐ - Phát huy tinh thần “3 trách nhiệm” (trách nhiệm với công việc, trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm với chính mình) của người công chức, Phan Việt Dũng, Bí thư chi đoàn 1 Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chàng trai trẻ cũng là người có nhiều sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc.
Nghỉ lễ và niềm vui sum vầy Camera 360 trẻ

Nghỉ lễ và niềm vui sum vầy

TTTĐ - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 này, nhiều người thay vì lên kế hoạch cho lịch trình du lịch dài ngày, tận hưởng cảm giác thanh bình, sum vầy chốn quê nhà, cùng gia đình sau thời gian xa cách.
Những người trẻ nhiệt huyết… Nhịp sống trẻ

Những người trẻ nhiệt huyết…

TTTĐ - Cán bộ Đoàn ưu tú luôn được coi là những người tiên phong, nhiệt huyết, góp phần quan trọng trong việc phát triển và xây dựng Thủ đô giàu mạnh. Họ là những cá nhân xuất sắc, có năng lực vượt trội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội cùng khát vọng xây dựng đất nước ngày càng thịnh vượng.
Người lính năm xưa kể chuyện Điện Biên Phủ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Người lính năm xưa kể chuyện Điện Biên Phủ

TTTĐ - Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ông Lê Văn Cự (quê ở Đông Ninh, Đông Sơn, Thanh Hóa) là một trong những người lính năm xưa trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đầy khốc liệt.
Kỳ nghỉ lễ không deadline của người trẻ Camera 360 trẻ

Kỳ nghỉ lễ không deadline của người trẻ

TTTĐ - Để có một kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 thực sự “thảnh thơi”, nhiều người trẻ đã tranh thủ hoàn thành công việc từ vài tuần trước đó. Đa phần họ đều sợ cảnh phải bận rộn, “chôn chân” một chỗ trong khi gia đình, bạn bè được nghỉ ngơi và quây quần bên nhau.
Du lịch “chữa lành” dịp nghỉ lễ Nhịp sống trẻ

Du lịch “chữa lành” dịp nghỉ lễ

TTTĐ - Nghỉ lễ 5 ngày, đi du lịch ở đâu để tận hưởng trọn vẹn cả kỳ nghĩ mà vẫn phù hợp với túi tiền? Năm nay, xu hướng du lịch “chữa lành” an toàn, vui mà lại tiết kiệm mà lựa chọn mà nhiều bạn trẻ hướng tới.
Xem thêm