Tag
Vụ Bí thư Huyện ủy Đại Từ bị tố chèn ép doanh nghiệp:

Bản ghi âm gốc chứng minh sai phạm được gửi đến cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên

Bạn đọc 10/08/2020 08:00
aa
TTTĐ - Đại diện Công ty Yên Phước cho biết, đã nộp bản ghi âm gốc cuộc trao đổi được cho là của ông Lê Kim Phúc, Bí thư Huyện ủy Đại Từ và bà Đàm Hương Huệ với đại diện Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương tới Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thái Nguyên; Đồng thời cung cấp thêm cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô nhiều tài liệu liên quan tới việc tố cáo lãnh đạo huyện Đại Từ chèn ép doanh nghiệp.
Thái Nguyên: Lãnh đạo huyện Đại Từ đòi “bảo kê”, chèn ép "triệt hạ" doanh nghiệp? Thái Nguyên: Quản lý chặt nguồn thải, tránh phát sinh “điểm nóng” môi trường Nhà đầu tư an tâm khi chọn tỉnh Thái Nguyên là điểm đến

Hàng chục tỉ đồng được chuyền vào tài khoản cá nhân

Theo đơn tố cáo cũng như phản ánh của ông Ngụy Quang Thuyên, trợ lý Tổng Giám đốc Công ty Yên Phước, tháng 6/2018, ông Lê Kim Phúc, Bí thư Huyện ủy Đại Từ liên tục gây sức ép để Công ty Cổ phần Yên Phước phải dành việc khai thác, vận chuyển than cho một công ty “sân sau” của ông Phúc do bà Đàm Hương Huệ (Công ty Uyên Hiển, có địa chỉ ở thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên), làm đầu mối với giá "chát".

Cụ thể, giá thị trường mà Công ty Cổ phần Yên Phước thuê khai thác, vận chuyển than đang là 55.000đồng/tấn nhưng bị đơn vị do bà Huệ làm đầu mối "thổi giá" lên 100.000đồng/tấn. Đổi lại, ông Phúc sẽ cho Công ty Yên Phước vận chuyển than từ mỏ qua cầu đập tràn Cây Biêu thuộc xã Phú Cường, huyện Đại Từ và sẽ không bị lực lượng chức năng chặn bắt kiểm tra trên đường.

5630 dt7
Lực lượng chức năng huyện Đại Từ, Thái Nguyên kiểm tra xe vận chuyển than và các sản phẩm qua xã Phú Cường (ảnh cắt từ clip Công ty Yên Phước cung cấp)

Trước sức ép này, Công ty Yên Phước buộc phải yêu cầu đơn vị đang ký kết khai thác là Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương cho bà Huệ trở thành đơn vị vận chuyển than, "xít". Trong một thời gian ngắn, số tiền giao dịch giữa Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương với bà Huệ lên tới hơn chục tỉ đồng. Ngày 29/2/2020, Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương đã kí Biên bản đối chiếu công nợ với bà Đàm Hương Huệ xác nhận còn nợ bà Huệ trên 17 tỉ đồng.

Doanh nghiệp này cũng đã nhiều lần chuyển tiền vào tài khoản của bà Huệ tại Ngân hàng Techcombank huyện Đại Từ: Ngày 23/10/2019, trả 2 tỉ đồng từ tài khoản của bà Lê Thị Hải Ninh tại ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh; Ngày 23/12/2019 trả 1 tỉ đồng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh... Nhiều phiếu chuyển tiền vào tài khoản mang tên Đàm Thị Huệ tại ngân hàng Techcombank huyện Đại Từ với số tiền dao động từ 2 đến 5 tỉ đồng…

5733 hd7
Biên bản đối chiếu công nợ của công ty Đông Bắc Hải Dương với bà Đàm Hương Huệ

Mặc dù, bà Huệ có công ty riêng và đứng ra vận chuyển than, quặng xít từ mỏ của Công ty Yên Phước nhưng tiền thanh toán lại phải trả thẳng vào tài khoản cá nhân của bà Huệ, chứ không thông qua tài khoản của Công ty Uyên Hiển.

Theo vị trợ lý của bà Châu Thị Mỹ Linh, từ ngày 4/3/2019 đến tháng 12/2019, bà Đàm Hương Huệ đòi tăng giá vận chuyển lên 130.000 đồng/tấn, đồng thời "ép" Công ty Yên Phước hạ giá bán than xuống 70.000 đồng/tấn, để bù lại giá cước vận chuyển tăng theo yêu cầu. Do Công ty Yên Phước không chấp nhận tăng giá cước vận chuyển của bà Huệ nên “liên minh” tan vỡ.

"Nếu chúng tôi chấp nhận yêu cầu trên thì mới yên ổn vận chuyển, không bị thanh, kiểm tra. Tuy nhiên, trước đòi hỏi quá đáng này, công ty tôi đã từ chối. Đồng thời, xin phép xây dựng một con đường khác với cầu mới qua đập tràn Cây Biêu để vận chuyển than, tránh làm ảnh hưởng đến tuyến đường cũ", ông Ngụy Quang Thuyên bức xúc nói.

Nguồn cơn này dẫn tới việc từ đầu năm 2020 đến nay, doanh nghiệp này thường xuyên bị các lực lượng chức năng gây khó dễ. Ngay cả trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến căng thẳng vào tháng 3, 4 vừa qua, doanh nghiệp vẫn phải tổ chức tiếp đón các đoàn kiểm tra của huyện.

Đại diện Công ty Yên Phước cho rằng, vì làm trái ý của Bí thư Huyện ủy, nên ngày 28/4, ông Lê Kim Phúc đã chỉ đạo ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ lập đoàn thanh tra liên ngành, thanh tra doanh nghiệp, mỏ than của Yên Phước. Đây là việc làm không đúng quy định của Luật Thanh tra 2020, khi "không có kế hoạch, không xây dựng đề cương yêu cầu của đối tượng thanh tra báo cáo...".

Ngày 30/5, Công ty Yên Phước gửi đơn tố cáo ông Phúc lên lãnh đạo các cấp. Ngay sau đó, ông Phúc liên tục chỉ đạo cho liên ngành chức năng trong huyện tổ chức ngăn chặn, bắt giữ xe vận chuyển than và “xít” của khách hàng Công ty Yên Phước ngay bên ngoài mỏ.

5859 hoa don
Nhiều phiếu chuyển tiền vào tài khoản mang tên Đàm Thị Huệ

Tiếp đến ngày 3/7, UBND huyện Đại Từ thành lập tổ công tác tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển, tập kết hàng hóa than, khoáng sản trên địa bàn xã Phú Cường. Về việc này lãnh đạo Công ty Yên Phước cho rằng, quyết định này của huyện Đại Từ có nhiều bất thường. Ở Đại Từ có 8 xã có than, nhưng chỉ kiểm tra duy nhất xã Phú Cường - nơi mỏ than thuộc khu B của Yên Phước đang hoạt động là không khách quan, không tường minh khi không ghi ngày kết thúc.

"Trong quá trình vận chuyển than, "xít", xe vận chuyển của khách hàng chúng tôi bằng xe 10 tấn (đúng và dưới tải trọng cho phép của tuyến đường 13 tấn), nhưng việc bị kiểm tra, cân tải liên tục như vậy gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp rất nhiều, tốn kém cả về kinh phí, mất uy tín với khách hàng. Không dừng lại ở việc kiểm tra, mới đây, một chiếc xe hổ vồ không rõ danh tính người điều khiển đã xông thẳng vào con đường nội bộ của công ty rồi để đó khiến xe của công ty không thể ra vào bãi, đây là thủ đoạn của "xã hội đen"", đại diện Công ty Yên Phước bức xúc nói.

Yêu cầu giám định lời nói của ông Phúc

Liên quan sự việc Công ty Yên Phước tố cáo ông Lê Kim Phúc - Bí thư Huyện ủy Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, ngày 9/8, ông Ngụy Quang Thuyên, người được bà Châu Thị Mỹ Linh - Tổng Giám đốc Công ty Yên Phước ủy quyền giải quyết vụ việc cho biết: Sáng 7/8 ông Thuyên đã có buổi làm việc và nộp bản ghi âm gốc cuộc trao đổi được cho là của ông Lê Kim Phúc và bà Đàm Hương Huệ với đại diện Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương tới Uỷ ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Thái Nguyên.

0025 dt6
Đại diện Công ty Yên Phước cho biết, đường bê tông và cầu qua đập tràn Cây Biêu đã được công ty sửa chữa cho người dân

Theo Biên bản đoàn kiểm tra UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên lập, tiếp nhận thiết bị ghi âm là chiếc điện thoại, bên trong có 2 đoạn hội thoại gốc đều có tên Bản ghi mới với thời lượng 1 giờ 27 phút 55 giây. Thời gian ghi âm vào ngày 18/4/2020. Ngoài 2 đoạn hội thoại ghi âm gốc thì trong ứng dụng ghi âm còn có 2 bản sao với tổng thời lượng là 9 phút 39 giây. Các bên đã ký niêm phong chiếc điện thoại có nội dung ghi âm.

Trước đó, vào ngày 17/7, UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên có văn bản về việc giải quyết đơn tố cáo đối với Bí thư Huyện ủy Đại Từ và Phó Chủ tịch Thường Trực UBND huyện. Đồng thời, xác minh thông tin đơn tố cáo từ phía bà Châu Thị Mỹ Linh. UBKT Tỉnh uỷ Thái Nguyên cũng đã mời Tổng Giám đốc Công ty CP Yên Phước lên để làm rõ nội dung tố cáo Bí thư huyện Đại Từ o ép doanh nghiệp.

0140 duong moi 2
Con đường cấp phối được Công ty Yên Phước mới mở để vận chuyển than từ mỏ ra đường tỉnh 264

Sáng 4/8, theo ủy quyền, ông Thuyên đã có buổi làm việc với UBKT Tỉnh uỷ Thái Nguyên. Tại biên bản làm việc giữa đoàn kiểm tra của UBKT Tỉnh uỷ Thái Nguyên với ông Ngụy Quang Thuyên, ông Thuyên đã giao nộp 1 USB cho UBKT tỉnh. Trong USB có 4 đoạn hội thoại có liên quan đến đơn tố cáo của bà Châu Thị Mỹ Linh.

Trong 4 đoạn hội thoại nêu trên, theo ông Thuyên có sự tham gia của ông Lê Kim Phúc, bà Đàm Thị Hương Huệ và một số người thuộc Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương.

"Chúng tôi đề nghị giám định âm thanh là lời nói của ông Lê Kim Phúc và bà Đàm Thị Hương Huệ", ông Thuyên nói, và cho biết, UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tiếp nhận bằng chứng do ông cung cấp.

Ngoài nội dung trên, ông Thuyên cũng cung cấp cho PV báo Tuổi trẻ Thủ đô nhiều tài liệu có liên quan đến việc Công ty Yên Phước tố cáo Bí thư Huyện ủy Đại Từ Lê Kim Phúc và thuộc cấp lạm dụng chức vụ, quyền hạn chèn ép doanh nghiệp…

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc.

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm