Tag

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Nông thôn mới 24/02/2023 23:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP).
Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật cho nông thôn mới Thủ đô Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm bảo đảm hiệu quả, thực chất
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Bộ tiêu chí OCOP) là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, gồm 06 nhóm sản phẩm: Thực phẩm; đồ uống; dược liệu và sản phẩm từ dược liệu; hàng thủ công mỹ nghệ; sinh vật cảnh; dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Bộ tiêu chí của sản phẩm gồm 3 phần: Phần A - Các tiêu chí đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (40 điểm), gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng; Phần B - Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị; câu chuyện về sản phẩm; Phần C - Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (35 điểm), gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Phân thành 5 hạng

Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ tiêu chí OCOP. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 5 hạng.

Cụ thể, hạng 5 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm đặc trưng, tiêu chuẩn chất lượng cao và hội tụ điều kiện để xuất khẩu.

Hạng 4 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến dưới 90 điểm, là sản phẩm đặc trưng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiếp cận thị trường tốt, có tiềm năng nâng cấp lên hạng 5 sao.

Hạng 3 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến dưới 70 điểm, là sản phẩm có đặc thù, được quản lý và thương mại ổn định, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.

Hạng 2 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến dưới 50 điểm, sản phẩm được sản xuất, bước đầu hình thành chất lượng cụ thể, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.

Hạng 1 sao có tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm sơ khai, chưa được hình thành trong thương mại, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

Ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp

Về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương.

Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/2/2023, thay thế Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số phụ lục Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ vào điều kiện thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.

Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, công nhận theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 trước ngày 24/2/2023, được bảo lưu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận.

Đối với các sản phẩm được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá đạt tiềm năng 5 sao, có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao trước ngày 31/12/2022, tiếp tục áp dụng Bộ tiêu chí theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg.

Đọc thêm

Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân Nông thôn mới

Tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao đời sống Nhân dân

TTTĐ - Năm 2024, huyện Thanh Trì đã đạt nhiều kết quả nổi bật về kinh tế, xã hội. Điểm nhấn là chuỗi các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì và đón Bằng công nhận Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Thanh Trì trở thành huyện đầu tiên của TP Hà Nội đạt được kết quả này.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển nghề truyền thống Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển nghề truyền thống

TTTĐ - Đến năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 6 nghề được công nhận là nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh. Hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chính sách, động lực để nghề, làng nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển.
Huyện Gia Lâm có thêm hai xã hoàn thành Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Huyện Gia Lâm có thêm hai xã hoàn thành Nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Gia Lâm, là: Đa Tốn và Yên Thường.
Gia Lâm được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Gia Lâm được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Ngày 16/12/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Chuẩn bị chu đáo cho tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc Nông thôn mới

Chuẩn bị chu đáo cho tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc

TTTĐ - Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Năm 2024, Sơn Tây thu ngân sách hơn 2.200 tỷ đồng Nông thôn mới

Năm 2024, Sơn Tây thu ngân sách hơn 2.200 tỷ đồng

TTTĐ - Trong năm 2024, tổng thu ngân sách thị xã Sơn Tây (Hà Nội) là hơn 2.260 tỷ đồng (146,2%); thu nhập bình quân toàn thị xã đạt 73,5 triệu đồng/người/năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp Nông thôn mới

Căn cứ để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp

TTTĐ - Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Yên Thường Kinh tế

Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Yên Thường

TTTĐ - Ngày 17/12/2024, Đoàn thẩm định nông thôn mới (NTM) Thành phố Hà Nội đã đã tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 2 xã Yên Thường và Đa Tốn.
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội: Kích cầu tiêu dung nội địa Nông thôn mới

Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội: Kích cầu tiêu dung nội địa

TTTĐ - Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 diễn ra từ ngày 20 - 24/12, tại Chợ đầu mối Bích Hòa khu dịch vụ thương mại xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội
Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng để về đích huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí xây dựng huyện thành quận... Nông thôn mới

Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng để về đích huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí xây dựng huyện thành quận...

TTTĐ - Sau khi về đích Nông thôn mới năm 2017, huyện Hoài Đức (Hà Nội) tiếp tục bắt tay vào thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với hoàn thành các tiêu chí lên quận và cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025.
Xem thêm