Tag

Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật cho nông thôn mới Thủ đô

Nông thôn mới 16/11/2019 16:36
aa
TTTĐ - Với hàng nghìn làng nghề truyền thống và nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản cấp quốc gia, cấp vùng miền... nếu khai thác, phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Hiện, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được triển khai rộng trên địa bàn Hà Nội, việc làm này đang từng bước tạo sức bật cho nông nghiệp, nông dân Thủ đô ngày càng phát triển.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm: Sức bật cho nông thôn mới Thủ đô

Chương trình mỗi xã một sản phẩm tạo sức bật cho nông thôn mới Thủ đô

Bài liên quan

Tập trung chỉ đạo nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao

Huy động sức dân xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất

Huyện Mỹ Xuyên sau 10 năm chung sức xây dựng nông thôn mới

Thị xã Ngã Năm: Hành trình 10 năm xây dựng và hoàn thành nông thôn mới

Phát triển sản phẩm lợi thế

Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) có hàng nghìn hộ làm nghề gốm sứ, doanh thu từ sản xuất của cả xã ước đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Để triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm huyện Gia Lâm đã chuẩn bị và lựa chọn rất kĩ các sản phẩm tham gia chương trình OCOP.

Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Ngọc Thuần cho biết, huyện đã lựa chọn được 80 sản phẩm tham gia chương trình OCOP năm 2020. Đặc biệt, Gia Lâm phát triển các sản phẩm gốm sứ của làng nghề Bát Tràng đạt tiêu chuẩn 5 sao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Nếu được chú trọng đầu tư, các sản phẩm có lợi thế ở địa phương sẽ phát triển bài bản hơn.

Còn với vai trò là chủ doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hà Nội, bà Hà Thị Vinh, Giám đốc Công ty TNHH Quang Vinh cho biết, sản phẩm gốm sứ của công ty Quang Vinh 90% là xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ tại thị trường trong nước. . Việc Công ty phát triển sản xuất, kinh doanh đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn xã Bát Tràng và vùng lân cận. Để phát triển sản phẩm làng nghề, bà Hà Thị Vinh đề nghị Thành phố Hà Nội sớm thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng và điều hành Chương trình OCOP nhằm hỗ trợ cho làng nghề phát triển bền vững.

“Đây là cơ hội cho các làng nghề tiếp cận với chuyên gia, nhà khoa học, công nghệ, thiết bị tiên tiến để ứng dụng vào sản xuất. Điều này giúp sản phẩm làng nghề được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao giá trị", bà Hà Thị Vinh kiến nghị.

Huyện Gia Lâm đã lựa chọn được 80 sản phẩm tham gia chương trình OCOP đến năm 2020
Huyện Gia Lâm đã lựa chọn được 80 sản phẩm tham gia chương trình OCOP đến năm 2020

Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí, mục tiêu Hà Nội đặt ra cao và việc thực hiện khá khả thi. Bởi vì, Hà Nội có 1.350 làng có nghề, trong đó, hơn 300 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận làng nghề truyền thống. Hơn nữa, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước trong việc ứng dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, thực phẩm bằng tem điện tử thông minh QRcode (hơn 5.000 sản phẩm được gắn mã). Đây là tiềm năng và cũng là nền tảng để phát triển OCOP.

Bên cạnh đó, Hà Nội đang phát triển nhiều vùng sản xuất nông sản, đặc sản... đó chính là lợi thế để triển khai Chương trình OCOP. Qua rà soát, đối chiếu với 6 nhóm sản phẩm trong chương trình OCOP của trung ương (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - nội thất - trang trí, vải và may mặc, dịch vụ du lịch nông thôn), Hà Nội có khoảng 7.200 sản phẩm có lợi thế.

Để phát huy lợi thế, Hà Nội đang triển khai rất nhiều giải pháp. Hiện nay, thành phố hoàn thành công tác tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP. Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục hỗ trợ các tập thể, cá nhân đăng ký nhãn hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân...

Chuẩn hóa sản phẩm OCOP

Để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP, Hà Nội đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới để xây dựng đề án OCOP thành phố Hà Nội. Mục tiêu của thành phố sẽ tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có. Đồng thời củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch...

Định hướng phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: “Về lâu dài, Hà Nội sẽ đầu tư cho ba làng nghề: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Vạn Phúc (quận Hà Đông) và Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) phát triển OCOP gắn với du lịch. Bên cạnh đó, thành phố xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội, dự kiến đặt tại huyện Đông Anh (trên đường đến sân bay quốc tế Nội Bài) nhằm tạo thuận lợi cho giới thiệu, quảng bá và bày bán sản phẩm, phục vụ khách du lịch khi đến Hà Nội”.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm đang được thành phố Hà Nội triển khai với kỳ vọng tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Chương trình mỗi xã một sản phẩm đang được thành phố Hà Nội triển khai với kỳ vọng tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Ngoài ra, thời gian vừa qua, thành phố cũng thúc đẩy tổ chức nhiều đợt hội chợ, phiên chợ OCOP. Đơn cử, từ ngày 10 - 13/10, tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức phiên chợ quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trên toàn quốc. Đây là "sân chơi" để người sản xuất giới thiệu, quảng bá, bày bán sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân Thủ đô và khách du lịch…; khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất phát triển chương trình OCOP…

Mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục phối hợp với với siêu thị BigC Thăng Long tổ chức hội thảo kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị BigC và Go! Việt Nam. Chương trình nhằm tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao giá trị cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô. Việc đưa sản phẩm nông sản, thực phẩm của Hà Nội vào hệ thống siêu thị sẽ có lợi cho cả người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm đang được thành phố Hà Nội triển khai với kỳ vọng tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Với hàng nghìn làng nghề truyền thống và nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản cấp quốc gia, cấp vùng miền... nếu khai thác, phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thủ đô.

Đọc thêm

Huyện Gia Lâm có thêm hai xã hoàn thành Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Huyện Gia Lâm có thêm hai xã hoàn thành Nông thôn mới kiểu mẫu

Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội đã thẩm định 2 xã Nông thôn mới kiểu mẫu của huyện Gia Lâm, là: Đa Tốn và Yên Thường.
Gia Lâm được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Gia Lâm được Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Ngày 16/12/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1574/QĐ-TTg công nhận huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội) đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Chuẩn bị chu đáo cho tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc Nông thôn mới

Chuẩn bị chu đáo cho tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp toàn quốc

TTTĐ - Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Năm 2024, Sơn Tây thu ngân sách hơn 2.200 tỷ đồng Nông thôn mới

Năm 2024, Sơn Tây thu ngân sách hơn 2.200 tỷ đồng

TTTĐ - Trong năm 2024, tổng thu ngân sách thị xã Sơn Tây (Hà Nội) là hơn 2.260 tỷ đồng (146,2%); thu nhập bình quân toàn thị xã đạt 73,5 triệu đồng/người/năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.
Căn cứ để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp Nông thôn mới

Căn cứ để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển nông thôn, nông nghiệp

TTTĐ - Sáng 18/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Yên Thường Kinh tế

Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu tại xã Yên Thường

TTTĐ - Ngày 17/12/2024, Đoàn thẩm định nông thôn mới (NTM) Thành phố Hà Nội đã đã tiến hành kiểm tra và đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 2 xã Yên Thường và Đa Tốn.
Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng để về đích huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí xây dựng huyện thành quận... Nông thôn mới

Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng để về đích huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí xây dựng huyện thành quận...

TTTĐ - Sau khi về đích Nông thôn mới năm 2017, huyện Hoài Đức (Hà Nội) tiếp tục bắt tay vào thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với hoàn thành các tiêu chí lên quận và cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025.
Những sản phẩm thêu tay OCOP vươn tầm quốc tế Nông thôn mới

Những sản phẩm thêu tay OCOP vươn tầm quốc tế

TTTĐ - Khởi nghiệp từ quê hương Mỹ Đức (Hà Nội) với nghề thêu tay truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã có tới 5 sản phẩm tranh thêu tay được phân hạng OCOP được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến.
Thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 3 xã của huyện Mỹ Đức Nông thôn mới

Thẩm định Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu tại 3 xã của huyện Mỹ Đức

Đoàn thẩm định Nông thôn mới thành phố Hà Nội tiếp tục thẩm định 3 xã của huyện Mỹ Đức đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Trong đó, các xã: Hợp Thanh, Hợp Tiến đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và xã Đại Hưng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP tại Ba Vì Nông thôn mới

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP tại Ba Vì

TTTĐ - Sở Công thương Hà Nội phố hợp với UBND huyện Ba Vì tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP huyện Ba Vì.
Xem thêm