Tag

Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng để về đích huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí xây dựng huyện thành quận...

Nông thôn mới 16/12/2024 21:00
aa
TTTĐ - Sau khi về đích Nông thôn mới năm 2017, huyện Hoài Đức (Hà Nội) tiếp tục bắt tay vào thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới nâng cao gắn với hoàn thành các tiêu chí lên quận và cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025.
Huyện Hoài Đức nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép” Hoài Đức tuyên truyền sử dụng điện an toàn, đảm bảo phòng cháy chữa cháy

Nỗ lực về đích với nhiều kết quả nổi bật

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình số 10-CTr/HU ngày 20/7/2021 của Huyện ủy Hoài Đức về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2021-2025”, toàn huyện đã đạt được những kết quả nổi bật.

Theo đó, về xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu, tính đến hết tháng 11/2024, huyện Hoài Đức có 18/19 xã đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao (xã Vân Côn đang chờ xét đợt 2 năm 2024); 6/19 xã được công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu (xã An Khánh đang chờ xét đợt 2 năm 2024), hoàn thành trước 1 năm so với mục tiêu chương trình đề ra. Năm 2025, huyện Hoài Đức tiếp tục đề nghị công nhận thêm 3 xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Về xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao: Sau khi huyện hoàn chính hồ sơ, thủ tục đề nghị xét, công nhận, ngày 19/11/2024, Hội đồng thẩm định Trung ương đã thẩm định, đánh giá huyện Hoài Đức đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Đồng chí Nguyễn Hoàng Trường, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức.

Về cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn của huyện Hoài Đức, tốc độ tăng trưởng bình quân 1,66%; giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2021 - 2024 đạt 5.196 tỷ đồng (năm 2024 ước đạt 1.327 tỷ đồng); tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện được ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 75%.

Trên địa bàn huyện có 4 sản phẩm gồm: Nhãn chín muộn Hoài Đức, phật thủ Đắc Sở, bưởi đường Quế Dương, rau an toàn Tiền Lệ được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và Công nghệ) bảo hộ và cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Huyện Hoài Đức cũng tiếp tục phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện đăng ký thêm 4 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm bưởi đường, bánh gai Yên Sở, ổi Yên Sở, bánh đa nem Ngự Câu.

Ngày 26/12/2023, UBND huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “La Tinh Hoài Đức” cho sản phẩm bưởi đường của huyện Hoài Đức và UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định về việc cho phép UBND huyện Hoài Đức sử dụng địa danh “La Tinh Hoài Đức” để đăng ký và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi đường. Đây cũng là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của thành phố Hà Nội được cấp chỉ dẫn địa lý.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hoài Đức có nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu như: 77,5ha sản xuất rau, quả theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng thành công mô hình sản xuất rau, quả an toàn có sự tham gia theo chuỗi PGS tại các xã: Tiền Yên, Vân Côn, Song Phương, Cát Quế, với diện tích 176ha; mô hình sản xuất nho hạ đen, nho mẫu đơn theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với du lịch sinh thái trải nghiệm tại xã An Thượng; mô hình trồng rau thuỷ canh tại xã Tiền Yên với diện tích 0,5ha; 13 đơn vị có diện tích cây trồng được cấp mã số vùng trồng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu với diện tích 78,23ha, hàng năm cho thu nhập bình quân từ 500 đến 600 triệu đồng/ha/năm.

Về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm), tính đến hết tháng 10/2024, toàn huyện Hoài Đức có 131 sản phẩm được đánh giá phân hạng đạt từ 3 sao trở lên, đạt 87% mục tiêu chương trình. Dự kiến, hết năm 2024, huyện có tổng số 163 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên, vượt chỉ tiêu kế hoạch giao 13 sản phẩm. Huyện xây dựng được 4 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; 01 trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm mỹ nghệ xã Sơn Đồng, đã được Sở Công thương Hà Nội công nhận.

Về xây dựng thương hiệu làng nghề, huyện Hoài Đức có làng nghề bánh kẹo - dệt may La Phù đã được cấp nhãn hiệu tập thể; làng nghề chế biến nông sản Minh Khai huyện đang đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện, dự kiến hoàn thành mục tiêu chương trình vào cuối năm 2025.

Huy động cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp Nhân dân

Năm 2024, thu nhập bình quân toàn huyện Hoài Đức ước đạt trên 86 triệu đồng/người/năm, dự kiến năm 2025 đạt 95 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 96%; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 86,3%, tăng 6,3% so với mục tiêu của Chương trình, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 60% đạt mục tiêu của chương trình, duy trì không để phát sinh hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,5%, vượt 0,5% so với mục tiêu chương trình.

Hoài Đức: Chung sức, đồng lòng về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Đường phố huyện Hoài Đức ngày càng khang trang, sạch đẹp...

Cùng với đó, tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa đạt 98,5%, vượt 8,5% so với mục tiêu chương trình; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93%, (mục tiêu chương trình đề ra 92%). Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa 95% (đạt mục tiêu chương trình). 100% số xã có hội trường đa năng với quy mô 200-250 chỗ ngồi. 100% số thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng bảo đảm phục vụ các chương trình văn hóa - văn nghệ. Toàn huyện có 106 điểm vui chơi, giải trí có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao. Tổng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn huyện 160,05 ha, diện tích cây xanh bình quân đạt 4,95m2/người.

Đồng chí Nguyễn Hoàng Trường - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức cho biết, xác định xây dựng nông thôn mới là việc làm thường xuyên, không có điểm dừng để hoàn thành mục tiêu đạt huyện Nông thôn mới nâng cao, huyện đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận, chung tay góp sức của nhân dân.

Bên cạnh đó, huyện đã chủ động linh hoạt trong công tác chỉ đạo, triển khai và sự phối hợp đồng bộ của các phòng, ban, đơn vị cùng các xã trên địa bàn. Trong quá trình triển khai nhiệm vụ xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao gắn với đề án phát triển huyện thành quận, xã thành phường, huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ với quan điểm đối với các tiêu chí trùng nhau giữa 2 bộ tiêu chí Nông thôn mới nâng cao và tiêu chí phường, quận thì chọn tiêu chí cao hơn để thực hiện, nhằm phấn đấu hoàn thành mục tiêu kép.

Đồng thời, huyện xây dựng Nông thôn mới nâng cao theo định hướng trở thành quận phải chú trọng phát triển kinh tế nhanh, bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường, phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, môi trường sống an toàn, lành mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần để nông dân và người dân nông thôn thực sự là trung tâm, chủ thể, động lực.

Cùng với đó, huyện phải có sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát, quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền, nhất là vai trò của người đứng đầu. Trong công tác chỉ đạo, điều hành phải xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, phân công trách nhiệm rõ ràng sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp; đồng thời tranh thủ sự lãnh đạo, giúp đỡ của thành phố nhằm tạo điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện phát triển thành quận trong thời gian tới.

Đọc thêm

Những sản phẩm thêu tay OCOP vươn tầm quốc tế Nông thôn mới

Những sản phẩm thêu tay OCOP vươn tầm quốc tế

TTTĐ - Khởi nghiệp từ quê hương Mỹ Đức (Hà Nội) với nghề thêu tay truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã có tới 5 sản phẩm tranh thêu tay được phân hạng OCOP được đông đảo người dân trong và ngoài nước biết đến.
An Giang đăng cai tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2024 Nông thôn mới

An Giang đăng cai tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2024

TTTĐ - Trong hai ngày 17 và 18/12/2024, tại tỉnh An Giang sẽ được tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2024 với sự tham gia của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội chợ hàng OCOP - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt Nông thôn mới

Hội chợ hàng OCOP - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

TTTĐ - Hà Nội đang là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng các sản phẩm OCOP, trong đó, nhiều sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ các sản phẩm này vẫn còn những khó khăn nhất định. Để đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, thành phố đã đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm tại nhiều địa điểm, đặc biệt là qua các hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, hệ thống siêu thị…
Rộn ràng mua sắm tại hội chợ xúc tiến tiêu dùng 2024 Nông thôn mới

Rộn ràng mua sắm tại hội chợ xúc tiến tiêu dùng 2024

TTTĐ - Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng 2024 "Rộn ràng mua sắm" do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA), Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Thạch Thất, phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 27 - 30/12/2024,tại Quảng trường vườn hoa Phùng Khắc Khoan, Trung tâm Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Quảng bá, tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế Nông thôn mới

Quảng bá, tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế

TTTĐ - Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối, giới thiệu, quảng bá tiêu thụ nông sản năm 2024, sáng 7/12, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Nông dân thành phố và Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2024 - 2028 và trao đổi kinh nghiệm công tác.
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác hội và phong trào nông dân Nông thôn mới

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác hội và phong trào nông dân

TTTĐ - Ngày 6/12, Đoàn cán bộ của Hội Nông dân thành phố Hà Nội do Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phạm Hải Hoa làm trưởng đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến, hỗ trợ kết nối, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ nông sản tại thành phố Đà Nẵng.
Lễ hội mua sắm 2024: Quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu Nông thôn mới

Lễ hội mua sắm 2024: Quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu

TTTĐ - “Lễ hội mua sắm 2024” với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn diễn ra từ ngày 20 - 24/12/2024, tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Nông thôn mới

Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

TTTĐ - Từ ngày 27 - 31/12/2024, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) sẽ diễn ra Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội.
Độc đáo phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội Nông thôn mới

Độc đáo phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội

TTTĐ - Từ ngày 25 - 29/12/2024, tại Khu Đô thị Vinhomes Royal City (72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội.
Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vươn tầm thế giới Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vươn tầm thế giới

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
Xem thêm