Tag
Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" của nhà thơ Hữu Thỉnh

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc

Văn học - Nghệ thuật 18/04/2024 12:15
aa
TTTĐ - Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" của nhà thơ Hữu Thỉnh ra đời đúng dịp kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm văn học vô cùng ý nghĩa hướng đến ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước, khơi dậy tình yêu và lòng tự hào dân tộc, cũng như sự biết ơn các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để giành lại độc lập cho Tổ quốc, đối với thế hệ trẻ hôm nay.
Nối dài những hoạt động ý nghĩa vì biển đảo Tổ quốc Ra mắt cuốn sách "Điện Biên Phủ - Lịch sử và ký ức" Làm sâu sắc thêm tầm vóc của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Cùng hướng về Điện Biên đầy thiêng liêng và tự hào

Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" gồm 21 chương và 5 phần bình luận bằng thơ, kể về chiến dịch Điện Biên từ những ngày đầu đến lúc kết thúc chiến tranh và cuộc sống hôm nay của vùng đất thiêng ấy.

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc
Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" của nhà thơ Hữu Thỉnh

Trường ca "Giao hưởng Điện Biên" được nhà thơ Hữu Thỉnh khởi bút vào đúng ngày kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/2023. Sau gần một năm, tác phẩm này được hoàn thành (20/3/2024) với bao nhiêu tâm huyết, trí tuệ và cả tinh thần trách nhiệm.

Trong kho tàng thi ca đồ sộ của nhà thơ Hữu Thỉnh, cũng đã từng có những trường ca thơ tạo được ấn tượng sâu sắc cho độc giả như "Đường tới thành phố" (1979), "Trường ca biển" (1994), "Sức bền của đất" (2004), "Trăng Tân Trào" (2016)...

"Giao hưởng Điện Biên" là trường ca thơ dài nhất của ông (21 chương), nó xứng đáng với tầm vóc của một chiến dịch lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ về tác phẩm mới nhất của mình
Nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ về tác phẩm mới nhất của mình

Chia sẻ về tác phẩm mới nhất này, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết: “Vào dịp đầu xuân Tân Tỵ - 2001, tôi có vinh dự thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam lên trao giải thưởng văn học năm 2000 của Hội tặng tác phẩm “Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp do nhà văn Hữu Mai thể hiện.

Đại tướng rất vui nói với chúng tôi đại ý: Cuốn sách được Hội Nhà văn trao giải thưởng chắc sẽ có thêm nhiều người tìm đọc. Đại tướng thăm hỏi ân cần về tình hình văn học, hoạt động của Hội và gửi lời chúc năm mới tới tất cả nhà văn. Trước lúc ra về, tôi được Đại tướng trao tặng tập hồi ức nói trên và nói vui: “Đây là quà năm mới tôi tặng đồng chí”".

Đã hơn hai mươi năm đã qua kể từ ngày đáng ghi nhớ ấy. Bởi lẽ, cũng như ông tiết lộ: "Viết về Điện Biên Phủ đối với tôi là điều say mê nhưng đồng thời cũng là việc làm quá sức".

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc

Trong thời gian đó, Hữu Thỉnh đã nhiều lần đọc lại tác phẩm nổi tiếng của Đại tướng, tiếp nhận từ đó những giá trị cao quý về vẻ đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ, về sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương, của Bác và đặc biệt là thiên tài quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Tác phẩm của Đại tướng đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho ông. "Lúc đó một là do sự tích lũy vốn sống còn ít ỏi, thứ hai là thời gian tập trung vào công việc quản lý (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam và Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam - PV). Do đó việc chuẩn bị cho tập trường ca này chỉ thực sự đến với tôi từ sau khi nghỉ hưu. Đúng khi có thời gian tập trung cho sáng tác thì thời kỳ sung sức đã đi qua", nhà thơ Hữu Thỉnh tiết lộ.

Tri ân thế hệ làm nên chiến công oanh liệt

Sau nhiều năm suy nghĩ, ông đã đi đến quyết định phải viết một cái gì đó về Điện Biên Phủ. "Trước khi bắt tay vào công việc khó khăn này, tôi đã nhiều lần lên Điện Biên, đến các địa danh lịch sử, gặp gỡ một số cán bộ, chiến sĩ đã từng tham gia chiến đấu ở Điện Biên, đọc rất nhiều sách báo trong và ngoài nước viết về võ công oanh liệt này của quân và dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh", nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.

Ông cũng tâm sự rằng, tình cảm thì rất sâu nặng nhưng khi thực sự bắt tay vào công việc thì gặp phải nhiều khó khăn. Đó là viết về một chiến dịch lịch sử, phải làm xúc động tâm hồn người đọc.

Khó hơn nữa là qua 70 năm, sự kiện lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được các nhà quân sự, các sử gia, các nhà văn, nhà báo và nhất là những người trong cuộc nói tới rất nhiều rồi, khai thác dưới mọi khía cạnh rồi, đến lượt mình, liệu ông còn có thể đem đến một cái gì mới?

Bản hòa âm lòng biết ơn, tự hào và tình yêu Tổ quốc
Nghệ sĩ thể hiện trích đoạn trường ca "Giao hưởng Điện Biên"

Trong khi đó, những cái gì được gọi là chớp sáng, là bay bổng, xuất thần thì khi bước vào tuổi 80 đã trở nên vơi hụt, sút giảm ngoài ý muốn.

Hơn nữa, quan niệm viết về lịch sử của ông từ khi viết "Giao hưởng Điện Biên" cũng có khác lúc còn trẻ. Đó là những vấn đề đặt ra mang tính thách thức đối với người viết. Bởi thế, trong trường ca này, ông muốn đặt Chiến thắng Điện Biên Phủ đúng với hoàn cảnh lịch sử của nó và những suy cảm của một người làm thơ sau độ lùi 70 năm.

Nhà thơ quan niệm: "Tôi cho rằng, viết về lịch sử thì cái quan trọng hàng đầu là phải tôn trọng sự thật lịch sử. Chính vì thế, trong trường ca này, các bạn có cảm thấy những sự kiện lịch sử được gia công hơn so với sự bay bổng, cất cánh là bởi lý do như vậy.

Cũng do quan niệm có thay đổi nên trong trường ca này, tôi đã dành một chương mở đầu để viết về chuyện đi xuất ngoại bí mật của Bác đầu năm 1930, tiếp đó là chiến dịch biên giới. Tôi nghĩ nếu không có thành công của hai sự kiện trên thì chúng ta gặp vô vàn khó khăn để dành thắng một tập đoàn cứ điểm hùng mạnh như Điện Biên Phủ".

Tác giả kí tặng sách tới bạn đọc
Tác giả kí tặng sách tới bạn đọc

Ông cũng chia sẻ rằng để tôn trọng tính chân thực lịch sử, trong tập trường ca này, ông đã sử dụng một số chi tiết trong cuốn sách của Đại tướng với hy vọng làm tăng thêm tính sử thi của tác phẩm. "Tôi đã viết thư xin phép gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, gia đình nhà văn Hữu Mai và đã được chấp thuận", nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.

Ra mắt trong dịp này, "Giao hưởng Điện Biên" thực sự là một trong những hoạt động văn học nghệ thuật vô cùng ý nghĩa, mang lại nhiều giá trị về tinh thần cho công chúng, khi tất cả đang cùng hướng về Điện Biên với những cảm xúc thiêng liêng và tự hào.

Lời thơ mộc mạc, ý tứ sâu sắc, thể thơ bát ngôn dễ đọc, dễ hiểu nên "Giao hưởng Điện Biên" chắc chắn sẽ lan tỏa rộng rãi không chỉ trong cộng đồng người yêu thơ mà còn chinh phục nhiều đối tượng độc giả.

"Với tất cả sự thành tâm của mình, tôi chỉ dám xem “Giao hưởng Điện Biên” như một nén nhang tinh thần tri ân những người đã làm nên một trong những chiến công oanh liệt nhất trong thời đại Hồ Chí Minh”, tác giả gửi gắm tới bạn đọc.

Đọc thêm

Khắc sâu lời dạy của Tổng Bí thư về sáng tác và tuyên truyền Văn hóa

Khắc sâu lời dạy của Tổng Bí thư về sáng tác và tuyên truyền

TTTĐ - Từng vinh dự được biểu diễn phục vụ và lắng nghe những lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn luôn cố gắng phát huy vai trò của Đảng viên, nhạc sĩ, sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam trong việc tuyên truyền về Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước bằng sự giản dị, chân thành và mang đậm hơi thở cũng như góc nhìn riêng của thế hệ trẻ.
Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước Văn hóa

Tình yêu dân tộc và sứ mệnh của người đứng đầu đất nước

TTTĐ - Suốt những năm qua, những chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Phú Trọng đều là "kim chỉ Nam" cho từng bước tiến, từng giai đoạn của đất nước, bao trùm mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tập hợp những cuốn sách Tổng Bí thư để lại cho đời cho thấy tình cảm sâu nặng, suốt đời vì dân vì nước, cống hiến tận tâm tận lực của đồng chí.
Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết Văn hóa

Văn hóa Việt làm vẻ vang dân tộc bởi "người dẫn đường" tâm huyết

TTTĐ - Với vai trò là "người dẫn đường" cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, suốt những năm qua, với tầm nhìn sâu rộng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã vạch ra những đường lối về phát triển văn hóa, phát triển con người để đất nước ta vươn mình, khẳng định vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Dự kiến tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain” Văn học - Nghệ thuật

Dự kiến tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain”

TTTĐ - UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) vừa có tờ trình xin ý kiến HĐND cùng cấp về chủ trương đầu tư một số dự án, trong đó có chỉnh trang, tu bổ, tôn tạo bức phù điêu “Bắt sống phi công Mỹ John McCain”.
Gia đình đọc sách - cuộc thi phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng Văn học - Nghệ thuật

Gia đình đọc sách - cuộc thi phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi “Gia đình đọc sách - Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024. Đây là hoạt động thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.
Ngày hội Astérix diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Ngày hội Astérix diễn ra tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân dịp Thế vận hội Mùa hè, Thế vận hội Người khuyết tật Paris 2024 và ra mắt 3 tập mới trong bộ sách Astérix, Nhà xuất bản Kim Đồng và Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện Ngày hội Astérix 2024 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Phát động Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III Văn học - Nghệ thuật

Phát động Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III

TTTĐ - Sáng 17/7, Cuộc thi viết Ký ức Hà Nội lần thứ III năm 2024 chính thức được phát động. Tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 70 triệu đồng, trong đó Giải nhất trị giá 20 triệu đồng.
Trải nghiệm triển lãm búp bê Nhật Bản và tranh Ukiyo-e độc đáo Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm triển lãm búp bê Nhật Bản và tranh Ukiyo-e độc đáo

TTTĐ - Từ ngày 26/7 đến 4/8/ tại khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam sẽ diễn ra triển lãm "Búp bê Nhật Bản" và "Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-e".
Ngôi nhà mang biển số một Văn học - Nghệ thuật

Ngôi nhà mang biển số một

TTTĐ - Cuộc sống hằng ngày cứ cuồn cuộn trôi, ít người Hà Nội biết một chi tiết đời thường - đó là con đường mang tên Lê Thái Tổ nối Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục với ngã tư Bà Triệu - Tràng Thi thì bên trái đường chỉ có một ngôi nhà mang biển số 1 - chính là Nhà hàng Thủy Tạ nổi tiếng với các loại kem bốn mùa, đã tồn tại hơn trăm năm có lẻ.
Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng Văn học - Nghệ thuật

Hoàng hôn màu tím: Khúc tình ca giữa núi rừng

TTTĐ - Bài thơ "Hoàng hôn màu tím" vẽ lên một bức tranh thiên nhiên và tình yêu đầy sắc màu và cảm xúc. Từng dòng thơ như những nét vẽ tinh tế, khắc họa một hoàng hôn màu tím trên miền quê hương bình dị, mang đậm chất trữ tình và lãng mạn.
Xem thêm