Tag

Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý Quỹ Bình ổn xăng dầu

Tin tức 06/04/2023 14:17
aa
TTTĐ - Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 6/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Giá (sửa đổi).
Quỹ bình ổn xăng dầu "không cho ai" mà phục vụ lợi ích người tiêu dùng Sẽ tổ chức hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách về dự án luật Luật Đất đai sửa đổi Khai mạc hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách Đề xuất đàm phán giá đối với thiết bị, vật tư y tế

Nên duy trì Quỹ Bình ổn xăng dầu

Báo cáo một số vấn đề lớn về dự án Luật Giá (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) Nguyễn Thị Phú Hà cho biết, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã thống nhất bỏ 3 điều, bổ sung 5 điều; Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung 4 nội dung của các luật có liên quan; Bổ sung Phụ lục số 1 quy định danh mục các hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá. Cùng với đó, từng điều khoản cũng đã được hoàn chỉnh về kỹ thuật lập pháp.

Về bình ổn giá, tiếp thu ý kiến đa số, Thường trực Ủy ban TCNS nhấn mạnh giá là vấn đề ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến từng người dân, doanh nghiệp, liên quan ổn định thị trường, do đó cần được quy định cụ thể trong Luật nhằm tạo sự công khai, minh bạch. Đồng thời, việc quy định rõ danh mục các mặt hàng bình ổn giá trong Luật cũng khắc phục tình trạng "luật khung, luật ống".

Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý Quỹ Bình ổn xăng dầu
Toàn cảnh Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách

Nhiều ý kiến đại biểu chuyên trách tán thành duy trì Quỹ Bình ổn xăng dầu. Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban TCNS và cơ quan soạn thảo cho rằng trong điều kiện hiện nay nên duy trì Quỹ Bình ổn xăng dầu. Đây là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.

Trong trường hợp vẫn giữ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Thường trực Ủy ban TCNS đề nghị trong quản lý, điều hành, sử dụng quỹ này, Chính phủ cần bảo đảm tính công khai, minh bạch, hiệu quả.

Về định giá, Thường trực Ủy ban TCNS đã rà soát, chỉnh lý, bổ sung một số quy định về nguyên tắc, căn cứ, phương pháp, tiêu chí, thẩm quyền, cơ sở pháp lý của văn bản định giá và danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá nhằm bảo đảm khả thi, minh bạch, bảo vệ người làm công tác định giá.

Về thẩm định giá, Thường trực Ủy ban TCNS đã bổ sung quy định về chuẩn mực thẩm định giá; Chỉnh lý quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức liên quan trong đào tạo, thi, cấp, quản lý, thu hồi chứng chỉ và thẻ thẩm định viên về giá, đăng ký hành nghề thẩm định giá, bảo đảm cơ sở pháp lý, tính bao quát.

Bảo đảm quy trình hình thành, vận hành và quản lý giá

Thảo luận tại hội nghị, nhiều đại biểu đề nghị cần cân bằng giữa yếu tố thị trường và yếu tố quản lý của Nhà nước để hoàn thiện dự án Luật Giá (sửa đổi); Lưu ý nghiên cứu thêm về giá dịch vụ trong lĩnh vực chuyển giao trí tuệ, giá trị thương hiệu, giá dịch vụ hàng không, về vấn đề giá trần, giá tối thiểu và đặc biệt lưu ý về giá dịch vụ y tế…

Bên cạnh đánh giá cao dự Luật có nhiều điểm mới, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (đoàn Thái Nguyên) cho rằng, dự Luật quy định khá chi tiết nhiều vấn đề nhưng còn mang tính hành chính, thiên về các quy tắc quản lý Nhà nước nhiều hơn. Đại biểu cho rằng, dự thảo Luật chỉ nên đưa ra các quy định để bảo đảm các quy trình hình thành, vận hành và quản lý yếu tố về giá.

Đồng thời, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn vấn đề quản lý Nhà nước liên quan đến các vật tư hàng hóa, thiết bị mà Nhà nước phải kiểm soát, bình ổn; Cần tạo ra hành lang pháp lý để các tổ chức, đơn vị hoạt động liên quan về giá thực hiện được trong nền kinh tế thị trường; Có quy định để xử lý các tranh chấp liên quan đến giá.

Liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 7, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đề nghị cần bổ sung quy định cấm các hành vi gian lận thương mại, nâng khống giá trị hàng hóa, xâm hại quyền lợi người tiêu dùng; Đồng thời, bổ sung việc quy định các hành vi gian dối gây cản trở chính sách bình ổn giá của Nhà nước vào Điều 7 của dự thảo Luật này…

Trong dự thảo Luật có quy định cấm việc lợi dụng về khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa để tăng giá bán, giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, không phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá so với khi thời điểm trước điều chỉnh giá. Một số ý kiến cho rằng khái niệm "bất hợp lý" ở quy định này cũng cần phải rõ ràng hơn nữa vì quy định như hiện tại là rất chung chung về khái niệm. Do vậy cần phải quy định cụ thể mức độ như thế nào là "bất hợp lý" bởi yếu tố hình thành giá luôn biến động.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP HCM) và một số ý kiến cho rằng trong dự Luật, định nghĩa "giá thị trường" chưa phù hợp với nguyên tắc hình thành giá thị trường. Do đó, cần phải quy định lại định nghĩa cũng như sửa đổi lại khái niệm cơ sở hình thành giá.

Giá là vấn đề rất phức tạp và hình thành trên quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, tinh thần này vẫn chưa được thể hiện rõ trong dự thảo Luật. Do đó, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đề nghị sửa đổi lại trên tinh thần "giá thị trường là giá cả hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu phù hợp với chất lượng và giá trị sử dụng hàng hóa và khả năng chi trả của người mua".

Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý Quỹ Bình ổn xăng dầu
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra gửi văn bản xin ý kiến Chính phủ về dự án luật (Ảnh: VGP)

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết ý kiến các đại biểu được ghi âm, ghi chép đầy đủ, đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến thảo luận và có báo cáo gửi đến vị đại biểu Quốc hội; Đồng thời gửi đến đại diện các cơ quan có liên quan để nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật.

Sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị cơ quan chủ trì thẩm tra gửi văn bản xin ý kiến Chính phủ về dự án Luật, trong đó nêu rõ các nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau; Dự kiến phương án tiếp thu, giải trình; Đề nghị Chính phủ quan tâm cho ý kiến để thể hiện rõ quan điểm, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội thảo luận, xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 5, đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định.

Đọc thêm

Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể Tin tức

Giám sát đến cùng để có kết quả, sản phẩm cụ thể

TTTĐ - Quan điểm xuyên suốt trong lãnh đạo của thành phố là tất cả các việc nêu ra sẽ tập trung giải quyết và có kết quả, sản phẩm cuối cùng. HĐND TP, Thường trực HĐND TP Hà Nội sẽ giám sát đến cùng để có những kết quả, sản phẩm cụ thể.
Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ Tin tức

Thay thế ngay cán bộ không đủ năng lực, thiếu tinh thần phục vụ

TTTĐ - Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24-CT/TU, UBND TP Hà Nội sẽ xử lý thay thế ngay các trường hợp cán bộ vi phạm, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là không có tinh thần, thái độ, tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp…
Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô Thời sự

Nâng cao năng lực, văn hoá người làm báo Thủ đô

TTTĐ - Chiều 3/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 7/2024. Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị.
Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Xem thêm