Tag
Thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại

Muôn mặt cuộc sống 06/11/2024 22:00
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ngày 6/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Các tỉnh vùng Tây Nguyên phải nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn Mang Trung thu và nguồn dinh dưỡng đến với thiếu nhi Tây Nguyên Bạn đọc Tây Nguyên gửi gắm niềm tin báo Tuổi trẻ Thủ đô Cầu nối tinh thần, bản sắc, văn hóa Hà Nội và miền Trung - Tây Nguyên
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Kế hoạch đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: Thứ nhất, chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng tập trung đầu tư phát triển các ngành có lợi thế; nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối phát triển vùng.

Thứ hai, phát triển kết cấu hạ tầng vùng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; hạ tầng xã hội, hạ tầng thủy lợi, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thứ ba, phát triển hành lang kinh tế kết nối Tây Nguyên - Đông Nam Bộ và khu vực Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ theo Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 05 tháng 5 năm 2024, bao gồm các hành lang kinh tế (i) Theo tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk Nông - Bình Phước - Bình Dương) và đường Hồ Chí Minh; (ii) Hành lang kinh tế Đông - Tây (hành lang kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn); (iii) Hành lang kinh tế Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa; (iv) Hành lang Dầu Giây - Liên Khương - Nha Trang; (v) Hành lang Bu Prăng - Gia Nghĩa - Bảo Lộc - Bình Thuận - Ninh Thuận.

Thứ tư, phát triển khu vực đô thị động lực và khu vực nông thôn.

Thứ năm, quản lý hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo tồn, phục hồi làm giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên nước, tài nguyên rừng.

Thứ sáu là về quốc phòng, an ninh.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp

Trong đó, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái, hữu cơ, quy mô lớn gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng công nghệ cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng và từng tiểu vùng; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực.

Vùng hình thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp vùng và hành lang kinh tế; liên kết các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp giữa các địa phương.

Tây Nguyên phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế rừng, khuyến khích trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện phù hợp về đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lâm sản; phát triển cây dược liệu và các loại lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng; tiếp tục phát triển bền vững các vùng nguyên liệu đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến lâm sản và các loại lâm sản ngoài gỗ; tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ bán tín chỉ carbon.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành

Ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường. Các tỉnh gắn với lợi thế về nguồn nguyên liệu trong vùng, tăng cường liên kết hiệu quả với công nghiệp tiểu vùng Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia để mở rộng thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm; tăng cường đầu tư của các doanh nghiệp công nghiệp sang các nước Lào và Campuchia.

Tây Nguyên phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững, chuyên ngành đặc biệt về lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, được gắn với các đô thị trung tâm và hành lang kinh tế; phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, alumin và nhôm (tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng). Vùng phát triển công nghiệp cơ khí, dệt may, hóa chất, dược phẩm và sản xuất phân bón, phân vi sinh tại các tỉnh thuộc vùng; phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện áp mái) phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và điều kiện tự nhiên; ưu tiên phát triển tại tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Xây dựng các khu thương mại - dịch vụ tại các đô thị lớn

Ngành dịch vụ phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ tương hỗ phát triển với các ngành nông nghiệp, công nghiệp; tập trung phát triển thị trường cung ứng và tiêu thụ trong vùng và ngoài vùng theo các hành lang kết nối vùng và với cảng biển lớn ra các thị trường quốc tế. Vùng đẩy mạnh hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới trên cơ sở tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở một số cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai), Đắk Peur (tỉnh Đắk Nông) để thúc đẩy giao thương với Lào và Campuchia.

Tây Nguyên phát triển dịch vụ logicstics gắn với trung tâm vùng và hành lang kinh tế kết nối các hoạt động thương mại trong nội vùng, liên vùng hỗ trợ phát triển các ngành sản xuất gắn với các thị trường trong nước và quốc tế; xây dựng các trung tâm thương mại, khu thương mại - dịch vụ, trung tâm hội chợ - triển lãm tại các đô thị lớn, trung tâm vùng, tiểu vùng.

Vùng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch đặc thù theo các địa bàn trọng điểm, gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, lễ hội truyền thống; tăng cường liên kết với các tỉnh vùng Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ và liên kết du lịch giữa năm tỉnh Tây Nguyên một cách toàn diện, đồng bộ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số

Về kết cấu hạ tầng, vùng tập trung hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải, trên cơ sở phù hợp các quy hoạch ngành giao thông vận tải được cấp có thẩm quyền phê duyệt (quy mô, tiến trình đầu tư) và phát huy lợi thế của các phương thức vận tải, bảo đảm kết nối nội vùng và liên vùng theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế, giảm chi phí vận tải;

Tây Nguyên phát triển mạng lưới thủy lợi theo hướng hiện đại, chủ động cấp, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh; hoàn thành xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, đập dâng lớn bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân phù hợp với Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các tỉnh phát triển hạ tầng năng lượng theo Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thiện mạng lưới điện trên địa bàn vùng đồng bộ, hiện đại theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt theo Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vùng Tây Nguyên tập trung thực hiện 3 trụ cột của chuyển đổi số gồm chính quyền số, kinh tế số, xã hội số đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, phù hợp với Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Các tỉnh phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng xã hội đồng bộ trên địa bàn vùng bao gồm mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trợ giúp xã hội, mạng lưới cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe, mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, mạng lưới khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạ tầng thương mại và logistic, hạ tầng báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại...

Đọc thêm

Nhà Đại đoàn kết nghĩa tình của người Tuổi trẻ Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Nhà Đại đoàn kết nghĩa tình của người Tuổi trẻ Thủ đô

TTTĐ - Bà Đinh Thị Thu xúc động nghẹn ngào khi có ngôi nhà mới do báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng bạn đọc và chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng. Từ nay bà Thu có mái ấm để ở, lao động sản xuất, vơi bớt nỗi cực nhọc, chật vật trong cuộc sống.
Quảng Nam mưa lớn nguy cơ ngập lụt và sạt lở gia tăng Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam mưa lớn nguy cơ ngập lụt và sạt lở gia tăng

TTTĐ - Các huyện miền núi và vùng ven biển của Quảng Nam đang đối mặt với nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn kéo dài.
Bộ Công an có thư khen Công an tỉnh Quảng Nam Xã hội

Bộ Công an có thư khen Công an tỉnh Quảng Nam

TTTĐ - Công an tỉnh Quảng Nam vừa được Bộ Công an gửi thư khen ngợi vì đã có thành tích xuất sắc trong triệt phá đường dây mua bán ma túy quy mô lớn trên không gian mạng.
Nâng cao sức khoẻ, nâng tầm thành công cho doanh nhân Nhịp sống phương Nam

Nâng cao sức khoẻ, nâng tầm thành công cho doanh nhân

TTTĐ - Sắp tới, CLB Doanh nhân Sài Gòn sẽ tổ chức chương trình tọa đàm “Doanh nhân khỏe - Doanh nghiệp vững” nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe đối với doanh nhân - người duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng Muôn mặt cuộc sống

Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng

TTTĐ - TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng đến từng trường học, lớp học...
Đẩy nhanh rà soát sắp xếp tài sản công, tránh lãng phí Muôn mặt cuộc sống

Đẩy nhanh rà soát sắp xếp tài sản công, tránh lãng phí

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải đánh giá cao Sở Tài chính Hà Nội đã đề xuất kịp thời phân cấp ủy quyền cho các đơn vị về quản lý tài sản công. Sắp tới, TP sẽ trao quyền mạnh hơn xuống người trực tiếp quản lý tài sản.
Khen thưởng đột xuất tổ công tác giải cứu du khách lạc trong rừng Muôn mặt cuộc sống

Khen thưởng đột xuất tổ công tác giải cứu du khách lạc trong rừng

TTTĐ - Các lực lượng chức năng của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vừa tìm thấy một du khách nước ngoài bị lạc trong Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Tổng cục II hỗ trợ Nhân dân khắc phục thiệt hại bão số 3 Xã hội

Tổng cục II hỗ trợ Nhân dân khắc phục thiệt hại bão số 3

TTTĐ - Nhằm chia sẻ những khó khăn, thiệt hại do bão số 3 (YAGI) gây ra với người dân thành phố Yên Bái, đoàn công tác của Tổng cục II, Bộ Quốc phòng đã tới thăm hỏi, động viên và trao quà tới người dân thuộc ba phường trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Ninh Thuận phấn đấu xây 500 căn nhà mới cho người nghèo, cận nghèo Muôn mặt cuộc sống

Ninh Thuận phấn đấu xây 500 căn nhà mới cho người nghèo, cận nghèo

TTTĐ - Ninh Thuận đặt mục tiêu xây dựng 500 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo vào cuối năm 2024 và đến năm 2025, cơ bản xóa sổ hoàn toàn tình trạng nhà ở tạm bợ, xuống cấp trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5.000 công nhân về quê đón Tết Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5.000 công nhân về quê đón Tết

TTTĐ - Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, các cấp Công đoàn TP Hà Nội sẽ hỗ trợ 30 xe đưa đón khoảng 1200 công nhân, lao động (CNLĐ) Khu công nghiệp; hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5.000 công nhân lao động về quê đón Tết.
Xem thêm