Tag

Bảo đảm người dân được tiếp cận nước sạch công bằng, đầy đủ, an toàn

Muôn mặt cuộc sống 28/02/2025 15:57
aa
TTTĐ - Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự án Luật Cấp, thoát nước.
Những việc cần làm để bảo vệ sức khỏe khi mưa lũ Đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt cho bà con vùng lũ Hải Phòng: Giải pháp nào cho sản xuất nước sạch tại huyện Tiên Lãng? Bài 2: Khi nước sạch là vấn đề bức thiết hàng đầu...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước, theo hướng vừa tiếp cận đồng bộ, tổng thể, vừa chi tiết, cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cấp, thoát nước với các luật khác... - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước, theo hướng vừa tiếp cận đồng bộ, tổng thể, vừa chi tiết, cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cấp, thoát nước với các luật khác... - Ảnh: VGP/Minh Khôi

"Chiếc áo" pháp lý đã chật

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay, tại khu vực đô thị có khoảng hơn 250 doanh nghiệp cấp nước, đang vận hành trên 1.000 nhà máy nước; tổng công suất các nhà máy cấp nước khoảng 13,2 triệu m3/ngày đêm. Tỉ lệ dân cư đô thị được cung cấp nước sạch đạt 94%. Tỉ lệ thất thoát, thất thu nước sạch 15,5%. Khu vực nông thôn có khoảng 18.000 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, 10 triệu công trình cấp nước quy mô hộ gia đình.

Hệ thống thoát nước đô thị chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Đến tháng 12/2024, toàn quốc có 83 nhà máy xử lý nước thải đô thị đang vận hành ở hơn 50 đô thị, với tổng công suất thiết kế khoảng 2,064 triệu m3/ngày, công suất thực tế khoảng 1,063 triệu m3/ngày. Tỉ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị bình quân đạt 18% trên tổng lượng nước thải phát sinh. Đối với khu vực nông thôn, hầu hết nước thải sinh hoạt, sản xuất xả trực tiếp ra môi trường.

Hiện nay, pháp luật về cấp, thoát nước cao nhất là nghị định, chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngành cấp, thoát nước.

Nội dung quy hoạch cấp, thoát nước trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chỉ mang tính định hướng, chưa được quy định cụ thể, khó khăn cho việc lập, triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp, thoát nước quy mô lớn có tính liên kết vùng; nhiều đô thị bị ngập úng do hệ thống thoát nước quá tải hoặc thiếu đồng bộ.

Thiếu quy định xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về cấp, thoát nước; dữ liệu cấp, thoát nước từ Trung ương tới địa phương không đầy đủ, thiếu đồng bộ và chưa ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin.

Hoạt động đầu tư phát triển cấp, thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư cấp nước nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo hiệu quả thấp, công trình kém bền vững, chất lượng dịch vụ kém. Nhu cầu vốn đầu tư thu gom, xử lý nước thải rất lớn (gấp từ 3 đến 10 lần vốn đầu tư cho cấp nước), trong khi khả năng đáp ứng từ ngân sách Nhà nước thấp, chưa huy động được nguồn vốn xã hội hóa.

Việc ban hành giá nước sạch gặp nhiều khó khăn; giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải còn thấp, hạn chế huy động nguồn lực đầu tư.

Quản lý nhà nước về cấp, thoát nước còn chồng chéo, chưa thống nhất, chưa đồng bộ, bị cắt khúc theo địa bàn; cấp nước khu vực đô thị và nông thôn khác nhau từ công tác quy hoạch, quản lý đầu tư, chất lượng xây dựng công trình đến chất lượng dịch vụ.

Mô hình tổ chức quản lý cấp, thoát nước đa dạng, khác nhau giữa các tỉnh, thành phố; năng lực vận hành công trình cấp, thoát nước còn nhiều hạn chế, thiếu kiểm soát đặc biệt khu vực nông thôn.

Thiếu quy định quản lý cấp, thoát nước an toàn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và ngăn ngừa, giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu (xâm nhập mặn, hạn hán, sụt lún...).

Việc xây dựng Luật Cấp, thoát nước nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm công cụ quản lý đồng bộ, toàn diện, thống nhất đối với hoạt động cấp, thoát nước.

Cung cấp nước sạch ổn định, bảo đảm quyền được tiếp cận nguồn nước sạch của người dân, thu gom và xử lý nước thải đồng bộ với mục đích bảo vệ môi trường, thoát nước mưa chống ngập gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe con người.

Hướng tới quản lý phát triển cấp, thoát nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất cơ sở dữ liệu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cấp, thoát nước, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa.

Kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng nước, hộ thoát nước, của các tổ chức, cá nhân đầu tư, vận hành công trình cấp, thoát nước và Nhà nước. Xây dựng cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực đầu tư và vận hành công trình cấp, thoát nước; hỗ trợ đầu tư công trình cấp, thoát nước nông thôn, các khu vực khó khăn về nguồn nước, dân cư phân tán.

Tại cuộc họp, đại diện các Bộ: KH&ĐT, Tư pháp, Tài chính, Công an, Hiệp hội Cấp, thoát nước Việt Nam… đã phân tích cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn và các tồn tại, hạn chế, sự cần thiết phải xây dựng, ban hành Luật Cấp, thoát nước, bảo đảm quản lý đồng bộ, thống nhất về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cấp nước, thoát nước mưa, nước thải và xử lý nước thải; quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn công trình và cung cấp dịch vụ cấp, thoát nước; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động cấp, thoát nước.

Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo Luật Cấp, thoát nước cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước; quy định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, vấn đề an ninh, an toàn của tài nguyên nước, hệ thống cấp, thoát nước, chất lượng nước… - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng nêu rõ, dự thảo Luật Cấp, thoát nước cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước; quy định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, vấn đề an ninh, an toàn của tài nguyên nước, hệ thống cấp, thoát nước, chất lượng nước… - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phải bảo đảm không xung đột, không chồng chéo

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, yêu cầu đổi mới tư duy làm luật, trong đó có Luật Cấp, thoát nước, theo hướng vừa tiếp cận đồng bộ, tổng thể, vừa chi tiết, cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra; làm rõ mối quan hệ giữa Luật Cấp, thoát nước với các luật khác, như quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và nông thôn, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, thuỷ lợi, đầu tư công, giá, thuế… bảo đảm không xung đột, chồng chéo.

Bộ Xây dựng phải tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách có liên quan đến cấp, thoát nước trong những luật đã được ban hành, chỉ rõ bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện, từ đó xác định những vấn đề riêng biệt, đặc thù của lĩnh vực cấp, thoát nước mà những luật khác không giải quyết được.

Phó Thủ tướng nêu rõ, nước sạch cũng là một loại hàng hoá thiết yếu, quan trọng mà Nhà nước có trách nhiệm quản lý, bảo đảm người dân được tiếp cận công bằng, đầy đủ, an toàn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đầu tư hệ thống cấp nước cung cấp cho những nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng nước với tiêu chuẩn cao hơn theo mức giá tự thoả thuận.

Dự thảo Luật cần ngắn gọn, cụ thể, tập trung cho riêng lĩnh vực cấp, thoát nước; quy định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Nhà nước, vấn đề an ninh, an toàn của tài nguyên nước, hệ thống cấp, thoát nước, chất lượng nước… và tiếp cận theo vùng, lưu vực sông, chứ không phải theo địa giới hành chính.

"Những gì đã rõ thì thể chế hoá thành các chính sách chi tiết ngay trong luật, đồng thời có một số định hướng lớn đối với những vấn đề chưa rõ, chưa thể dự báo, đánh giá hết", Phó Thủ tướng lưu ý.

Đọc thêm

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa

TTTĐ - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt.
Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn Muôn mặt cuộc sống

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 31/3/2025, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức biểu dương, khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh.
Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

TTTĐ - Việc giúp người lao động đảm bảo sinh kế sau thiên tai cần một chiến lược dài hạn, kết hợp giữa cứu trợ trước mắt và phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và bản thân người lao động cần phối hợp để xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với thiên tai, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo việc làm lâu dài.
Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025

TTTĐ - Chiều 31/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4 Muôn mặt cuộc sống

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm...
Đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Đa dạng các hoạt động trong Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội.
Đà Nẵng: 119 cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi Muôn mặt cuộc sống

Đà Nẵng: 119 cán bộ, công chức nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - 119 cán bộ là công chức, viên chức tại Đà Nẵng được phê duyệt nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 và Nghị định 67.
Diễu hành xe hoa biểu dương thành tựu xây dựng và phát triển Muôn mặt cuộc sống

Diễu hành xe hoa biểu dương thành tựu xây dựng và phát triển

TTTĐ - Hội thi diễu hành xe hoa, thuyền hoa nhằm tuyên truyền, biểu dương những thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng. Đồng thời, đây cũng là dịp để quảng bá hình ảnh Đà Nẵng đến với công chúng trong nước và bạn bè quốc tế.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 195/QĐ-UBND phân bổ ngân sách trị giá hơn 92,7 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện trong việc xóa bỏ nhà tạm và nhà dột nát, nhằm cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Chuyên gia hiến kế để Đà Nẵng tiếp tục bứt phá tăng trưởng Xã hội

Chuyên gia hiến kế để Đà Nẵng tiếp tục bứt phá tăng trưởng

TTTĐ - Tại hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất các ý tưởng, giải pháp để Đảng bộ, chính quyền thành phố cùng Nhân dân đồng lòng, đoàn kết, bứt phá tăng trưởng, xây dựng Đà Nẵng phát triển, đạt được các mục tiêu, tầm nhìn đã đặt ra.
Xem thêm